Truy cứu trách nhiệm Trung Cộng – Mỹ có tiền lệ tham khảo
Ủy Ban Thượng nghị viện Quốc hội Mỹ thông qua đề án điều luật mới: Tước đoạt Quyền miễn trừ quốc gia của Trung Cộng. Theo đó, các cá nhân có thể khởi tố Trung Cộng che giấu dịch bệnh, yêu cầu bồi thường vì những tổn thất đã gây ra cho các nạn nhân. Trước đây, một người Mỹ là Otto Warmbier bị bắt khi đi du lịch Triều Tiên và tử vong, cha mẹ cậu đã đâm đơn điện đóng băng tài khoản trị giá 20 triệu USD của chính phủ nhà họ Kim tại Mỹ.
Viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) đang hoành hành khắp toàn cầu. Số lượng người có kết quả xét nghiệm dương tính đã lên đến hơn 17 triệu người, số lượng tử vong là khoảng 675 nghìn người, trong đó số người bị nhiễm virus ở Mỹ đã là hơn 4.6 triệu người, số người bị tử vong và biến chứng lên đến 155 nghìn người. Con số này tương đương với tổng số binh sỹ tử trận của Mỹ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.
Dịch bệnh chưa có dấu hiệu kết thúc và các con số trên vẫn đang tăng lên. Gần đây, Tổng thống Trump đã mở cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh tại Nhà Trắng, ông thất vọng bày tỏ dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Có thể nói, dù trên phương diện kinh tế hay tất cả các khía cạnh hoạt động xã hội, đại dịch lần này đã khiến nước Mỹ phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 28/7, ông Stephen K. Bannon cựu chiến lược gia Nhà Trắng nói rằng, đây không phải là virus Corona ma là virus Trung Cộng. Ông khẳng định Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nói dối, người Mỹ đã tử vong, và đề nghị chính phủ Hoa Kỳ nên điều chỉnh chính sách toàn diện trong các khía cạnh khác nhau như thương mại, tài chính và quốc phòng để ứng phó những thách thức của ĐCSTQ.
Trong Quốc hội Mỹ không ngớt những tiếng nói yêu cầu truy cứu trách nhiệm về việc Trung Cộng che giấu tình hình dịch bệnh. Ngày 30 tháng 7, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đề án pháp lý về việc ủy quyền cho các công dân Mỹ khởi kiện ĐCSTQ, đóng băng tài sản của chính phủ ĐCSTQ và tước quyền miễn trừ chủ quyền theo luật pháp.
Dự thảo luật kiểu như thế này liệu có khả thi? ĐCSTQ là một thực thể chính phủ nước ngoài, Mỹ có thể tước quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia của họ hay không? Một cặp vợ chồng người Mỹ có con trai bị Triều Tiên giam giữ [lúc đó con trai vẫn còn khỏe và bình thường], rồi bị chết não, đã thề sẽ lấy lại công bằng và cuối cùng thu được 20 triệu USD từ tiền gửi của gia đình Kim trong ngân hàng Mỹ. Vụ án này liệu có thể mang ý nghĩa tham khảo trong việc truy cứu trách nhiệm của Trung Cộng? Trong khuôn khổ bài viết này, cũng tôi muốn chia sẻ cùng quý độc giả về việc vấn đề truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ liệu có khả thi?
Yêu cầu chính phủ nước ngoài bồi thường, ‘rào cản’ tại ‘Quyền miễn trừ quốc gia’
Với 9 phiếu thông qua trên tổng số 13 phiếu, Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua “Luật xét xử dân sự cho nạn nhân của COVID” (Civil Justice for Victims of COVID Act), cho phép người Mỹ kiện ĐCSTQ về những tổn thất do virus Trung Cộng gây ra. Nếu dự luật này cuối cùng được hai viện thông qua, nạn nhân của virus viêm phổi Vũ Hán ở Hoa Kỳ có thể kiện chính phủ Trung Quốc tại tòa án liên bang để đòi bồi thường dân sự về những thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho các gia đình hoặc doanh nghiệp Mỹ. Dự luật sẽ yêu cầu Quốc vụ viện thành lập tổ chuyên án để điều tra quá trình xử lý dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc và giúp các nạn nhân nhận được tiền bồi thường từ chính phủ ĐCSTQ.
Dự luật lần đầu tiên được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Arizona Martha McSally (Martha McSally), ủy quyền cho công dân Mỹ có thể đóng băng tài sản và tước Quyền miễn trừ quốc gia… của ĐCSTQ theo luật pháp. McSally bày tỏ, lãnh đạo ĐCSTQ phải trả giá cho việc phát tán virus ra thế giới, họ phải tự chịu trách nhiệm.
Tháng 3 năm nay, một công ty luật ở Florida, Hoa Kỳ, đại diện cho bốn cư dân địa phương và một trung tâm đào tạo bóng chày đã đệ đơn tố tụng đối với 5 tổ chức bao gồm chính quyền ĐCSTQ, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp Trung Quốc, Bộ Nội vụ và chính phủ Hồ Bắc, Vũ Hán… đã không xử lý đúng đắn dẫn tới bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, không ngăn chặn được virus, và khiến nó trở thành đại dịch toàn cầu. Đến tháng 4, Kiểm sát trưởng hai bang Missouri và Mississippi đã lần lượt kiện ĐCSTQ về dịch bệnh và nhận định do Trung Cộng không ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh virus Corona hiệu quả, khiến cư dân của hai bang nay phải chịu tổn thất kinh tế lớn. Trên phạm vi toàn cầu, đoàn thể nhân dân và các tổ chức sản xuất công nghiệp ở hơn bốn mươi quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Châu Âu, Ấn Độ…, đã đồng loạt ký tên chung yêu cầu khởi kiện chống lại ĐCSTQ.
Tất cả những hành động pháp lý này, bao gồm đề nghị hôm nay của Ủy ban Thượng nghị viện Hoa Kỳ, cuối cùng cũng đều không thể tránh được vấn đề Quyền miễn trừ quốc gia. Đây là khó khăn lớn nhất. Quyền miễn trừ quốc gia (Sovereign Immunity of State) là quyền bảo đảm cho một quốc gia không phải chịu sự quản lý của một quốc gia khác, bao gồm các phương diện lập pháp, hành pháp hay tư pháp, nghĩa là họ không chịu sự quản lý về tư pháp của các quốc gia khác. Nói cách khác, nếu không được sự đồng ý của một quốc gia, những hành động và tài sản của quốc gia này không chịu sự phán quyết, tịch thu và cưỡng chế thi hành của tòa án nước ngoài. Năm 1976, Hoa Kỳ thông qua “Dự luật quyền miễn trừ quốc gia đối với nước ngoài”, và xác lập nguyên tắc Quyền miễn trừ quốc gia như vậy.
Trên thực tế, việc Hoa Kỳ tước đoạt Quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia của chính phủ nước ngoài không phải không có tiền lệ. Sau sự kiện khủng bố 11/9 năm 2001, quốc hội Mỹ đã mở cuộc điều tra đối với các quan chức Ả Rập Saudi bị nghi ngờ giúp đỡ những kẻ khủng bố tiến hành các cuộc tấn công. Và cuối cùng thông qua dự luật Công lý chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố (Justice Against Sponsors of Terrorism Act viết tắt JASTA) vào ngày 28/9/2016. dự luật này đã sửa đổi Dự luật Quyền miễn trừ quốc gia đối với nước ngoài được thông qua năm 1976, và cho phép các gia đình nạn nhân bị hại có thể kiện bất cứ quan chức chính quyền Ả Rập nào liên quan tới cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9.
Vào thời điểm đó, dự luật đã được Thượng viện và Hạ viện Mỹ đồng ý thông qua, nhưng sau đó Tổng thống Barack Obama đã bác bỏ dự luật này. Ông cho rằng sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ả-rập Xê-út dẫn tới các quốc gia như Afghanistan và Iraq… lập các dự luật nhằm đối phó Mỹ. Tuy nhiên, quốc hội Hoa Kỳ không nể nang Obama, Thượng viện và Hạ viện đã bỏ phiếu lật ngược quyền phủ quyết dự luật của tổng thống.
“Dự luật Công lý chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố” mang lại hy vọng truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ lần này. Các thành viên quốc hội tin rằng, vụ kiện “Công bằng dân sự cho những nạn nhân COVID” hoàn toàn có thể áp dụng dự luật này. Nguyên nhân là vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và cố tình gây ra đại dịch toàn cầu, điều này cũng tương đương với việc phát động một cuộc tấn công khủng bố. Ông Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện quốc hội bày tỏ: “ĐCSTQ rõ ràng đang lừa dối thế giới vào thao túng thông tin về Coronavirus. ĐCSTQ hạn chế du lịch trong nước để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh, nhưng lại cho phép người dân ra nước ngoài du lịch, làm tăng tốc độ lây lan của dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc”. Ông chia sẻ: “Đối với những người bị nhiễm bệnh mà nói, sự đau khổ mà họ phải chịu liên quan trực tiếp tới hành vi tàn nhẫn của ĐCSTQ. Người Mỹ muốn ĐCSTQ ra tòa giải thích về vấn đề này”.
Cha mẹ Otto Warmbier truy cứu trách nhiệm chính phủ Triều Tiên thành công và được bồi thường
Việc Hoa Kỳ tước đoạt Quyền miễn trừ quốc gia của chính phủ nước ngoài vẫn còn một ví dụ khác, đây là trường hợp rất cụ thể và có tính đại diện. Ngày 30/1/2018, lần đầu tiên Tổng thống Trump tới diễn thuyết về tình hình trong nước tại quốc hội. Trong những vị khách quý được mời, có một cặp vợ chồng người da trắng tên là Warmbier nhận được tiếng vỗ tay của hàng trăm nghị sĩ quốc hội khuyến khích chia sẻ về câu chuyện của họ. Con trai của ông bà tên Otto Warmbier là sinh viên năm thứ ba trường Đại học Virginia. Trong kỳ nghỉ năm mới 2015, anh tham gia chuyến du lịch 5 ngày tới Bình Nhưỡng và những nơi khác ở Bắc Triều Tiên do Công ty du lịch thanh niên tiên phong Trung Quốc tổ chức. Tuy nhiên, khi xuất cảnh anh bị bắt và kết án 15 năm giáo dục lao động vì tội “Ăn cắp áp phích tuyên truyền chính trị trong khách sạn nơi anh ở”.
Tội danh mà Otto bị quy chụp và bắt giữ kỳ thực là do chính quyền Triều Tiên bày ra cho có. Mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên bị đóng băng vào năm 2016. Vào năm 2015, Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân và Liên Hợp Quốc đã thông qua quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với nước này. Việc bắt giữ Otto rõ ràng là sự trả đũa của chính phủ nước này.
Để giải cứu con trai, gia đình Warmbier đã tới Nhà Trắng cầu xin sự giúp đỡ của tổng thống Obama, tuy nhiên Triều Tiên từ chối không muốn liên hệ chút nào với chính phủ Mỹ. Sau một năm đau khổ chờ đợi, tới khi ông Trump được bầu làm tổng thống, gia đình lại lần nữa đề nghị tân tổng thống giúp đỡ để họ đưa con trai về nhà.
Mọi người đều biết, Trump là vị tổng thống không thiếu gì các chiêu để đối phó với những chính quyền lưu manh. Với tiền đề không nới lỏng các biện pháp trừng phạt, ông bắt đầu triển khai cuộc đối thoại với Triều Tiên. Cứ như vậy cho tới ngày 12/6/2017, ông cử một đặc phái viên của Quốc vụ viện và chuyên cơ đến Bình Nhưỡng đón Otto. Tuy nhiên, gia đình Warmbier nhận được tin xấu, vào thời điểm đó Otto đã bị hôn mê bất tỉnh. Sau khi chờ đợi 17 tháng, cuối cùng điều họ nhận được là thông tin cậu con trai không còn bất cứ tri giác nào. Các bác sỹ Mỹ đã chẩn đoán, cậu đã trở thành người thực vật. Hồ sơ bệnh án do Triều Tiên cung cấp cho thấy, cậu đã hôn mê 2 tháng trước đó. Cuối cùng việc điều trị thất bại và cậu qua đời ở tuổi 22.
Sau đó, vợ chồng ông Warmbier bắt đầu thực hiện việc truy cứu trách nhiệm với chính quyền Triều Tiên, khởi kiện tố cáo quốc gia đã bức tử con trai họ, yêu cầu chính phủ nước này phải chi trả 1,05 tỷ USD cho các khoản bồi thường mang tính trừng phạt và 46 triệu USD cho những tổn thất tinh thần họ đã phải chịu. Tuy nhiên, do trở ngại của Quyền miễn trừ chủ quyền quốc gia, thông thường các thẩm phán không thụ lý những vụ án như vậy. Gia đình ông Warmbier không vì thế mà từ bỏ, họ tìm tới quốc hội, Tòa Bạch Ốc vào tháng 11/2017, cuối cùng Tổng thống Trump tuyên bố, Triều Tiên đã được liệt vào danh sách “Quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”. Cũng vừa đúng lúc quốc hội Hoa Kỳ nhất trí thông qua Dự luật Công lý chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố, tước đoạt Quyền miễn trừ quốc gia đối với nước ngoài đối với Triều Tiên. Cuối cùng vào tháng 2/2018, Tòa án địa phương Washington đã ra phán quyết gia đình ông bà Warmbier thắng kiện và chính phủ Triều Tiên phải bồi thường cho họ với 510 triệu USD.
Vụ kiện đã thắng, nhưng tiền ở đâu? Khoản bồi thường đầu tiên đã đến rất nhanh. Tháng 4/2018, tàu chở hàng trọng tải lớn thứ hai của Triều Tiên có tên “Ji Sung” bị kéo đến Hoa Kỳ để bán đấu giá vì buôn lậu than, vi phạm chế tài của Liên Hợp Quốc, nhưng chỉ được bán với giá 1,7 triệu USD. Ông bà Warmbier không chỉ dừng lại ở việc thắng kiện, họ bắt đầu tìm hiểu về tài sản bí mật của gia đình Kim trên toàn cầu. Họ cũng tới Đức, vì phát hiện Triều Tiên thiếu tiền, nên mang địa điểm đặt đại sứ quán của mình ở Berlin cho một người kinh doanh khách sạn thuê lại. Hai vợ chồng họ không ngừng cố gắng và cuối cùng làm cho khách sạn này bị đóng cửa, cắt đứt con đường cung cấp tài chính cho Triều Tiên.
Một chiến thắng thậm chí còn lớn hơn xảy ra vào ngày 11/5 năm nay. Tòa án Liên bang Washington đã ra lệnh rằng ba ngân hàng, JP Morgan Chase, Wells Fargo và New York Mellon, phải thông báo cho gia đình Warmbier về những người nắm giữ tài sản của Triều Tiên, địa chỉ, số tài khoản và thông tin tài chính trong tài khoản, cuối cùng hỗ trợ họ thu được 23,79 triệu đô la tài sản bị đóng băng của Triều Tiên tại ba ngân hàng này.
Ví dụ này cho thấy, một khi Quốc hội thông qua dự luật có liên quan, sẽ mở ra cơ hội cho các công dân Mỹ tìm kiếm sự bồi thường từ ĐCSTQ. ĐCSTQ có bao nhiêu tài sản ở nước ngoài? Có bao nhiêu ở Hoa Kỳ? Chắc chắn sẽ là hơn 23,79 triệu USD.
Tác giả: Cao Nghĩa