Trung Quốc trưng bày các chiến đấu cơ ‘nhái’ tại Triển lãm Hàng không Chu Hải
Ngày 28/9 vừa qua đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm Hàng không Chu Hải và ra mắt tất cả những chiến đấu cơ của Trung Quốc. Ngày Quốc khánh 1/10 năm nay không diễn ra lễ duyệt binh và Triển lãm Hàng không Chu Hải trở thành nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phô trương các loại vũ khí tiên tiến nhất của mình. Ngoài các loại chiến đấu cơ, ĐCSTQ còn chuyển xe tăng và mô hình tàu ngầm hạt nhân tới Triển lãm. Tuy nhiên, điểm nổi bật lớn nhất được mọi người chú ý đến là những sản phẩm trưng bày đều là “hàng đạo nhái” được Trung Quốc bắt chước từ Hoa Kỳ và Nga.
Phi cơ không người lái (UAV) XW-7 sao chép mô hình phi cơ UAV RQ-4 của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ luôn đi đầu trong sản xuất UAV, tuy nhiên nó đã được “sao chép” thành công bởi Trung Quốc.
Trinh sát cơ không người lái GJ-2 bắt chước UAV MQ-9 của quân đội Hoa Kỳ
UAV MQ-9 Reaper của quân đội Hoa Kỳ có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát tầm cao và tấn công mục tiêu. Vào tháng 1/2020, nó đã bắn hạ Soleimani, chỉ huy Lữ đoàn Al-Quds của Iran. MQ-9 hiện có thể được trang bị đến 8 tên lửa Hellfire, bay liên tục trong 14 giờ khi đầy tải và có trần bay tối đa hơn 15,000 mét. UAV MQ-9 đã được cung cấp cho các đồng minh của Hoa Kỳ và gần đây nhất là bán cho Ấn Độ và Đài Loan.
UAV GJ-2 mà Trung Quốc trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải rõ ràng là dựa trên MQ-9. Tuy nhiên, nó chỉ đạt trần bay tối đa không quá 10,000 mét, tải trọng và thời gian bay cũng kém hơn rất nhiều.
UAV TB-0001 giống như phiên bản phóng to của UAV RQ-2 của Hoa Kỳ
UAV TB-0001 của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản phát hiện ở Biển Hoa Đông cách đây vài ngày. Nó cũng đã được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải lần này. Điểm đặc biệt của TB-0001 là sử dụng vây đuôi kép nên được đặt biệt danh là bọ cạp hai đuôi. Cả UAV RQ-2B và RQ-7B của quân đội Hoa Kỳ đã được đuôi kép từ lâu. Còn UAV TB-0001 chỉ là thiết kế hai đuôi lớn hơn, và chủ yếu dùng để tấn công.
UAV CH-6 Rainbow mới nhất bắt chước hai mô hình
Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Trung Quốc đã trưng bày UAV CH-6 mới nhất. Phần đầu của nó giống UAV tiếp nhiên liệu X-47B đã được Hải quân Hoa Kỳ thử nghiệm, còn hai động cơ phía sau giống cường kích A-10 Thunder của quân đội Hoa Kỳ.
Tiêm kích chủ lực J-16 của Trung Quốc nhái Su-30
Kể từ đầu năm nay, tiêm kích J-16 của Trung Quốc đã liên tục lũng loạn trên eo biển Đài Loan. Theo sách trắng quốc phòng năm 2021 của Nhật Bản, số lượng J-16 của Trung Quốc đã tăng lên 150 chiếc. J-16 là sản phẩm nhái của tiêm kích Su-30 của Nga. Tuy nhiên, vì nó sử dụng động cơ nội địa nên hiệu suất có thể không bằng Su-30. Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, thân tên lửa của J-16 ban đầu nhái mô hình của Nga, giờ đã bắt đầu bắt chước thân hình trụ vuông của tên lửa quân sự Hoa Kỳ.
KJ-500 gần như là sự kết hợp giữa Nga và Hoa Kỳ
Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải lần này, Trung Quốc cũng trưng bày phi cơ cảnh báo sớm KJ-500, dựa trên trinh sát cơ Y-8 và Y-9 của Trung Quốc. Y-8 và Y-9 thực chất đã bắt chước vận tải cơ An-12 của Nga, và vẫn sử dụng động cơ cánh quạt. Phi cơ cảnh báo sớm của Trung Quốc ban đầu đến từ Nga, nhưng không được trang bị radar của Israel. Cách kết nối phần trên của KJ-500 với radar hình tròn giống với phi cơ cảnh báo sớm của Nga, nhưng cánh quạt của nó lại giống với phi cơ cảnh báo sớm E-2 của Hoa Kỳ.
Trực thăng tấn công Z-10 khó có thể thoát khỏi nghi vấn đạo nhái
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc một lần nữa xuất hiện tại Triển lãm Hàng không Chu Hải. Trung Quốc đã bắt chước trực thăng vũ trang của Nga và của châu Âu. Đáng lẽ Trung Quốc cũng bắt chước cả trực thăng Apache của Hoa Kỳ, nhưng nó chưa thể làm chủ được những công nghệ tiên tiến phát triển trực thăng. Theo báo cáo, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị mua một trực thăng tấn công Cá sấu Ka-52K của Nga, nó có thể được trang bị cho hàng không mẫu hạm Type 075 của Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình J-20 khó thoát nghi vấn đạo nhái
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc vẫn chưa được sản xuất hàng loạt. Số lượng J-20 đã tăng từ 22 chiếc vào năm 2020 lên 24 chiếc vào năm 2021 và được giao cho hai lữ đoàn. Chúng thường xuất hiện trong các buổi trình diễn bay và đương nhiên cũng không thể vắng bóng trong Triển lãm hàng không Chu Hải. Kiểu dáng phía trước của J-20 gần giống như F-22 của quân đội Hoa Kỳ.
J-31 có vẻ khó sản xuất
J-31 là chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo mà Trung Quốc tuyên bố sẽ thay thế J-15 trang bị trên hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên, nó có vẻ khó sản xuất hơn, nên chỉ trưng bày mô hình trong lần Triển lãm này. Nguyên nhân được cho là Trung Quốc gặp khó khăn trong việc bắt chước chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ. Những chiến đấu cơ mà Trung Quốc sản xuất được có sự chênh lệch thế hệ với chiến đấu cơ của Hoa Kỳ, và Trung Quốc sẽ không dừng lại việc đạo nhái của mình.
Do Cao Nghĩa thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: