Trung Quốc: Tỉnh Hà Nam chính thức cảnh báo cách ly, tạm giam những người về quê ăn Tết
‘Tư duy và logic đằng sau những ngôn từ này chính là chủ nghĩa toàn trị trắng trợn,’ luật sư nói
Một đoạn video gần đây của một quan chức ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã gây ra làn sóng phẫn nộ từ cư dân mạng Trung Quốc. Một luật sư Trung Quốc đã lên án những vị quan chức Đảng không có khái niệm về pháp quyền và mất hết nhân tính này.
Hôm 20/01, Thị trưởng quận Đổng Hồng (Dong Hong) đã công bố chính sách phòng chống dịch của mình trên mạng đối với những người đang có kế hoạch về quê đón Tết Nguyên Đán. Ông nói rằng việc trở về quê này là một “ý định xấu” và sẽ bị “cách ly rồi tiếp đến là giam giữ.”
Ông tuyên bố, “Phàm là người cố gắng về từ một khu vực có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao, không cần nói là người đó có chứng nhận chích ngừa hay không, không cần nói là người đó có kết quả xét nghiệm acid nucleic âm tính trong vòng 48 giờ [qua] hay không, hễ mà về quê thì trước tiên người đó sẽ bị cách ly và kế đến là giam giữ.”
Một luật sư Trung Quốc họ Chu (hóa danh) ở Hà Nam, nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng dù sao thì năm nào cũng thế cứ đến dịp Tết đến xuân về là ai nấy đều háo hức mong chờ được đoàn viên, đây là một truyền thống từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Vậy nên, dù có đang phải đương đầu với đại dịch, thì giọng điệu của vị quan này cũng có thể nhẹ nhàng hơn mà không cần phải dữ dằn như vậy.
Các báo cáo liên quan về nhận xét của vị quan chức này đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên công cụ tìm kiếm Weibo của Trung Quốc.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ: “Nỗi nhớ nhà ngày xưa là một tấm vé tàu, tôi ở đầu này, quê nhà ở đầu kia; nỗi nhớ nhà ngày nay là trước tiên đi cách ly, sau đó là giam giữ.”
Một cư dân mạng khác đã đăng: “Làm việc gì cũng khó, muốn đi khám bệnh cũng khó, muốn đi học cũng khó, … giờ đến cả về quê ăn Tết cũng khó. Khoảng cách xa nhất trên thế giới này chính là có nhà mà không thể về… ”
Một luật sư từ Hà Nam (lấy bút danh là Trần vì lo ngại an toàn) nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng video này đã lan truyền trong cộng đồng người Hoa cả trong và ngoài Trung Quốc vì “nó chỉ đơn giản là thái quá và phản nhân tính.”
Ông nói, “Chính quyền vô pháp này không có đường biên,” được minh chứng bởi chính sách một con vào những năm 90 mà đã được công bố rộng rãi với khẩu hiệu “Thà rằng máu chảy thành sông, cũng không thể sinh nhiều hơn một”.
Đối với các quan chức này mà nói, “mệnh lệnh của lãnh đạo vượt trên hết thảy mọi luật lệ; họ không hề tôn trọng luật pháp hay ý thức pháp luật gì cả,” ông Trần nói.
Ông đã lấy một biểu ngữ chống đại dịch trực tuyến làm ví dụ, có nội dung: “Ra ngoài đánh gãy chân, cãi lại bẻ gãy răng.”
Ông nói rằng, “Tư duy và logic đằng sau ngôn từ này về căn bản mà nói không hề có luật pháp và nhân tính, hay có một chút nào thể hiện là văn minh, đây chính là chủ nghĩa toàn trị trắng trợn.”
Ông nói rằng từ trung ương đến tỉnh, thành phố và quận, huyện, các quy tắc chống dịch này ngày càng nghiêm ngặt hơn và các quan chức này đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế. Bây giờ, giới chức địa phương này đã sử dụng quyền lực của mình vượt ra ngoài ranh giới [luật pháp], bởi vì “giam giữ là một hình phạt chỉ dành cho tội phạm,” nhưng về quê ăn Tết là một truyền thống, và không ai có quyền bắt giữ những người không vi phạm pháp luật.
Vào tối ngày 20/01, ông Đổng Hồng đã phản bác lại những lời chỉ trích trên mạng bằng cách nói với một kênh truyền thông của Trung Quốc rằng đoạn video này đã không chiếu hết toàn bộ câu chuyện. Ông tuyên bố những nhận xét với nội dung chẳng hạn như “những người từ chối hợp tác, về quê với ý định xấu,” đều đã bị xóa khỏi video này.
Chẳng mấy chốc, lời giải thích của ông đã tạo ra một làn sóng người đặt câu hỏi: Thế nào là “về quê với ý định xấu?”
Những hạn chế được thắt chặt hơn bao giờ hết
Đối với những hạn chế ngày càng tăng dưới danh nghĩa chống lại đại dịch của chính quyền, một bài đăng trực tuyến về một tài liệu nội bộ của cơ quan phòng chống dịch tỉnh Hà Nam để lộ những tình tiết của vụ việc này.
Một cư dân mạng Trung Quốc đã tiết lộ một tài liệu về chính sách quản lý sức khỏe của những người trở về nhà trong dịp Tết Nguyên Đán. Tài liệu này cho biết rằng cơ quan này yêu cầu những người nào trở về nhà với thẻ hành trình có “dấu hoa thị” thì “phải bị cách ly tự trả phí trong vòng 14 ngày, bất kể là họ đến từ các khu vực có nguy cơ thấp, có giấy xét nghiệm acid nucleic [âm tính], hay mã QR màu xanh lá cây.”
Thẻ hành trình này là một ứng dụng di động hiển thị lịch trình di chuyển của một cá nhân được theo dõi bởi hệ thống dữ liệu lớn của viễn thông Trung Quốc.
Trước đây, các hãng thông tấn Trung Quốc đã cho biết một dấu hoa thị của địa điểm đã ghé thăm nằm ở góc trên bên phải của màn hình điện thoại di động thể hiện rằng thành phố này hiện đang có các khu vực có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao, và không có nghĩa là người dùng này đã thực sự đến thăm các khu vực đó.
Mã QR – màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu đỏ – thể hiện tình trạng sức khoẻ của người dùng. Mã màu xanh lá cây cho phép người dùng quyền di chuyển mà không bị hạn chế; mã màu vàng đề nghị người dùng này ở nhà trong bảy ngày; màu đỏ có nghĩa là cách ly hai tuần.
Mã QR này được cho là sẽ gửi dữ liệu cá nhân cho cảnh sát, và cũng bị nghi ngờ là một công cụ khác để kiểm soát xã hội một cách tự động.
Văn bản này cũng quy định những người về quê từ các khu vực có nguy cơ trung bình và cao phải tuân theo một chương trình “7 ngày cách ly tập trung + 7 ngày cách ly và theo dõi tại nhà + 7 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà”, và làm xét nghiệm acid nucleic tổng cộng 7 lần trong khoảng thời gian 21 ngày.
Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt hơn bao giờ hết trong năm thứ ba của đại dịch này, đang gây ảnh hưởng đến việc di chuyển trong dịp Tết Nguyên Đán 2022, diễn ra từ ngày 17/01 đến ngày 25/02 theo lịch, và đây chỉ là một thách thức 40 ngày nữa đối với hàng triệu người Trung Quốc đi làm ăn xa.
Cô Lạc Á là một cộng tác viên tự do cho The Epoch Times.
Lạc Á và Cố Hiểu Hoa thực hiện
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: