Trung Quốc thắt chặt kiểm soát vốn tự do
Khi Trung Quốc vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm lại và các lực lượng kinh tế bất ổn, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiếp tục nỗ lực thắt chặt kiểm soát trực tiếp đối với việc phân phối vốn và các thị trường.
Việc thắt chặt kiểm soát bằng quy định là đại diện cho kế hoạch gần đây của ĐCSTQ nhằm tăng can thiệp của nhà nước vào thị trường. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm 20/01 đã thông báo rằng sẽ giảm lãi suất, mượn tiếng là để giúp thúc đẩy thị trường địa ốc đang phát triển mạnh của Trung Quốc.
Cùng thời điểm khi những việc này sẽ xảy ra, đại tập đoàn địa ốc tư nhân China Evergrande Group tiếp tục vỡ nợ. Hành động pháp lý sắp đến của các trái chủ quốc tế của công ty phản ánh rất tệ về thị trường địa ốc Trung Quốc, và Trung Cộng trước đây đã buộc các công ty do nhà nước hậu thuẫn mua các tài sản của Evergrande. Thị trường địa ốc là một phân khúc lớn – và quan trọng – của nền kinh tế Trung Quốc.
Sự kiện này xảy ra vào thời điểm không thích hợp đối với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Những động thái gần đây của ông Tập là phù hợp với mong muốn của ông là định hướng lại nền kinh tế Trung Quốc, không phụ thuộc địa ốc và hướng tới phát triển thị trường vốn. Việc mở cửa gần đây của Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh—sở giao dịch thứ ba trong nước—có mục tiêu để dịch chuyển tiết kiệm từ thị trường địa ốc sang các lĩnh vực sáng tạo hơn của nền kinh tế. Mục tiêu này nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nền kinh tế khỏi xuất cảng hàng hóa và sản xuất hàng hóa tư bản lớn để tiêu dùng trong nước.
Cùng với mục tiêu này là sự ra đời gần đây của các quy tắc đầu tư nghiêm ngặt cho các công ty tư nhân dựa trên internet. Các quy định này sẽ yêu cầu những đại công ty như Tencent và Alibaba phải có được sự chấp thuận của ĐCSTQ (thông qua Cục quản lý không gian mạng của Trung Quốc) trước khi mua thêm vốn trong các thương vụ đầu tư lớn.
Sự tích lũy tư bản không được kiềm chế là một mối đe dọa đối với ĐCSTQ vì sự tích luỹ này có thể dẫn đến ảnh hưởng của tư nhân quá lớn trên thị trường. Loại hình chủ nghĩa tư bản nhà nước do Bắc Kinh thực hiện đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ về quy mô và phạm vi tiếp theo của loại tư bản tư nhân như thế.
Một loạt các quy định mới của Ủy ban Điều tiết An ninh Trung Quốc tiếp tục hoạt động nhằm nâng cao khả năng của ĐCSTQ trong việc xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của thị trường vốn và mở rộng khả năng giám sát bằng quy định ở ngoại quốc.
Tại sao ĐCSTQ lại đồng thời cố gắng cản trở hoạt động của các ngành công nghiệp sáng tạo trong khi thúc đẩy thị trường nhà ở, khi các mục tiêu chuyển đổi đã nêu của ĐCSTQ thì hoàn toàn ngược lại?
Trong khi các mục tiêu phát triển dài hạn của Trung Quốc thực sự đòi hỏi phải định hướng lại kinh tế, thì chỉ có một Sao Bắc Đẩu thực sự đối với chính sách của Trung Quốc: bảo đảm ĐCSTQ nắm giữ được quyền lực.
Ông Tập hiểu rõ những yêu cầu cần thiết để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của Trung Quốc; tuy nhiên, hy sinh tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn có nguy cơ phá vỡ thỏa thuận với Ác quỷ mà Đảng này đã ngầm thực hiện với người dân Trung Quốc. Những mức tăng trưởng cao đã bảo đảm sự tồn tại của nhà cầm quyền, vì tăng trưởng có thể làm dịu bớt các yêu cầu về tự do chính trị với mức sống liên tục tăng.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc lao đao vì tác động kinh tế của COVID-19, chính sách “không-COVID” đã tiếp tục kìm hãm tăng trưởng tiêu dùng nội địa vào thời điểm mà ông Tập cần hình ảnh uy tín của mình nhất. Ông Tập dự kiến sẽ thực hiện bước đi quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền lực của mình bằng cách tuyên bố tại cuộc họp Trung ương Đảng sắp tới rằng ông sẽ là nhà lãnh đạo tối cao trong nhiệm kỳ thứ 3 – trái với thông lệ đã được thiết lập.
Ông Tập sẽ không mạo hiểm với những con số kinh tế bất lợi khi thực hiện kế hoạch lịch sử này. Đó là lý do tại sao truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục tung tin về doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của các doanh nghiệp nhà nước, tất cả là do thành công kinh tế liên tục của Bắc Kinh dưới sự lãnh đạo của ông Tập. Đối với việc ông phản đối việc tích lũy vốn tư nhân trong lĩnh vực công nghệ đang mở rộng của Trung Quốc, việc thắt chặt kiểm soát hơn bảo đảm rằng Trung Cộng có thể hướng lái được việc mở rộng sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, việc kiểm soát nhiều hơn nữa đối với các công ty công nghệ sẽ bảo đảm ĐCSTQ dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu cá nhân to lớn của công dân hơn. Chỉ riêng mục tiêu ấy đã là một triển vọng hấp dẫn cho chính quyền chuyên chế đang phát triển này và hệ thống [đánh giá] tín nhiệm xã hội của nó.
“Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” vẫn là chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác, và định hướng này có nghĩa là niềm tin vào sự tiến bộ khoa học của xã hội hướng tới một quốc gia cộng sản. Chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc sử dụng vốn theo cách thức xây dựng các ngành công nghiệp chiến lược mà ĐCSTQ coi là cần thiết trong lịch sử. Đầu tư trực tiếp của nhà nước vào tư liệu sản xuất và các lĩnh vực trong nước, chẳng hạn như địa ốc và cơ sở hạ tầng, đã hiện đại hóa Trung Quốc; tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt đến giới hạn của sự phát triển công nghiệp, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại và tiền vốn hẳn sẽ chảy vào các lĩnh vực đổi mới và năng động hơn. Công nghệ Trung Quốc đã có thể phát triển và thịnh vượng phần lớn độc lập với sự nhũng nhiễu công khai của ĐCSTQ. Xu hướng đó đang thay đổi theo diễn giải quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học Marx.
Do đó, quyền kiểm soát nhiều hơn đối với vốn tư nhân và bảo đảm— nếu là hời hợt—mức tăng trưởng cao là điều kiện cần thiết để vừa duy trì được tính hợp pháp của việc củng cố ĐCSTQ của ông Tập, cũng như vừa duy trì quyền lực tập trung của ĐCSTQ trong đời sống người Trung Quốc. Việc không duy trì được một trong hai nguyên lý này có thể dẫn đến sự sụp đổ của sự cai trị cộng sản; nếu việc không duy trì được nguyên lý này xảy ra, cuộc cách mạng sẽ sụp đổ, và cùng với nó là sứ mệnh lịch sử của ĐCSTQ.
Nhưng đó chính xác là tương lai sẽ xảy ra nếu các xu hướng hiện nay tiếp tục diễn ra. Những nguyên lý kép này sẽ ngày càng trở nên mâu thuẫn khi Trung Quốc đạt đến điều mà các nhà tư tưởng Marx giải thích là sự phát triển tư bản chủ nghĩa hoàn toàn. Đây là một vấn đề đối với cả ông Tập và ĐCSTQ.
Không sớm thì muộn, các tỷ lệ tăng trưởng sẽ giảm xuống. Khi thực tế diễn ra như vậy, ông Tập có thể không chỉ dựa vào việc tăng cường kiểm soát đối với vốn tư nhân, mà còn tăng cường kiểm soát đối với toàn bộ sự tồn tại xã hội của công dân Trung Quốc. Đối với ông Tập, việc chống đỡ các con số kinh tế một cách ngụy tạo — ngay cả khi việc chống đỡ giả tạo này gây ra những hậu quả tiêu cực về sau – do đó, là rất đáng giá.
Sự đáng giá này đặc biệt là thực sự nếu ông ta có thể củng cố vị thế kiểm soát toàn bộ của mình trước khi những hậu quả đó được cảm nhận.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Dominick Sansone viết về quan hệ quốc tế, tập trung vào chính trị so sánh, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và quan hệ Nga-Trung. Trước đây ông Dominick là người nhận tài trợ Fulbright ở Bulgaria, ông cũng đã sống ở Bắc Macedonia và Bologna, Ý. Bài viết của ông đã được đăng trên National Interest, RealClear Defense và American Conservative.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: