Trung Quốc tăng sản lượng đất hiếm, đạt mức cao mới trong hạn ngạch hàng năm
Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch sản xuất kim loại đất hiếm trong năm nay lên 20%, lên mức cao kỷ lục. Trong những năm gần đây, các quốc gia như Hoa Kỳ đã lo ngại về mối đe dọa về việc Trung Cộng sử dụng sự thống trị trong các nguyên liệu thiết yếu này.
Theo Reuter, nước này có kế hoạch sản xuất 168,000 tấn đất hiếm vào năm 2021, tăng so với 140,000 tấn của năm ngoái, dẫn một thông báo mới được công bố gần đây từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc và Bộ Tài nguyên.
Hạn ngạch cho hoạt động nấu chảy và phân tách, hoặc chế biến các nguyên tố đất hiếm thành dạng mà các nhà sản xuất có thể sử dụng, là 162,000 tấn, cũng tăng 20% trong năm, theo thông báo.
Theo Nikkei Asia của Nhật Bản, đây là năm thứ tư liên tiếp hạn ngạch tăng lên, hiện đạt mức cao nhất trong kỷ lục.
Đất hiếm là 17 nguyên tố quan trọng trong bảng tuần hoàn trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm điện tử tiêu dùng, công nghệ xanh, công cụ y tế, và quốc phòng. Những khoáng chất quan trọng này cũng là chìa khóa để sản xuất hệ thống dẫn đường vũ khí, động cơ phản lực, thiết bị sonar và vũ khí laser.
Các nguyên tố này dồi dào và dễ khai thác; chúng được gọi là “hiếm” bởi vì chúng khó phân tách và tinh lọc thành dạng có thể sử dụng được.
Trong những năm 1980, Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất các nguyên tố này.
Hiện tại, Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% nguồn cung đất hiếm toàn cầu và trước đó đã cắt xuất cảng của mình như một chiến thuật trả đũa chống lại các quốc gia khác.
Vào đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung vào năm 2019, đã có suy đoán rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng xuất cảng đất hiếm như một “vũ khí phản công” chống lại Hoa Kỳ.
Đầu năm nay, các quan chức chính quyền Trung Quốc báo cáo đã tìm hiểu xem liệu việc hạn chế xuất cảng như vậy sang Hoa Kỳ có thể làm tê liệt hoạt động sản xuất máy bay chiến đấu F-35 của nước này hay không.
Đối mặt với nguy cơ mất quyền tiếp cận những nguyên liệu thiết yếu này, Chính phủ của Tổng thống Biden đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc đáng kể của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Vào tháng 09/2010, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc bùng phát sau khi một tàu đánh cá của Trung Quốc va chạm với hai tàu tuần duyên Nhật Bản gần các đảo hoang ở Biển Hoa Đông mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền.
Các nhà chức trách Nhật Bản sau đó đã tạm giữ con tàu này để điều tra. Hành động này đã khiến Bắc Kinh tức giận, Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách áp đặt lệnh cấm xuất cảng kim loại đất hiếm sang Nhật Bản. Sau khoảng một tháng, Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh cấm.
Đất hiếm cũng là một vấn đề cốt yếu khi Bắc Kinh đang tìm cách phát triển mối quan hệ với Afghanistan, quốc gia được ước tính có chứa các nguyên tố đất hiếm trị giá tới 3 ngàn tỷ USD.
Sau khi Taliban nhanh chóng tiếp quản Kabul vào giữa tháng Tám, Trung Cộng đã hoan nghênh sự trỗi dậy của Taliban tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: