Trung Quốc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng bất chấp thị trường gần bão hòa
Trung Quốc đã tăng đầu tư gấp đôi vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn trước áp lực kinh tế đi xuống, với tổng vốn đầu tư vượt 1 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 156,8 tỷ USD) vào đầu năm 2022. Một nguồn tin tài chính tin rằng, do cơ sở hạ tầng của nước này gần bão hòa, một kế hoạch như vậy có thể không có hiệu quả.
Ông Albert Song, một chuyên gia tài chính cao cấp tập trung vào các lĩnh vực chính trị và kinh tế của Trung Quốc, nói với The Epoch Times 11/04: “Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng khó có khả năng đạt được hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc như mong đợi.”
Trong những năm gần đây, chính phủ địa phương của Trung Quốc đã và đang xây dựng các tuyến đường sắt, đường cao tốc, và sân bay. Tuy nhiên, ông Song nói, “nhiều đường cao tốc có ít lưu lượng xe, các sân bay có lưu lượng phương tiện rất thấp, và ngay cả các khu phức hợp thương mại ở một số thành phố cũng có ít các hoạt động kinh doanh hoặc lưu lượng người đi bộ, gây khó khăn cho việc duy trì mức thỏa dụng cận biên.”
Mức độ thỏa dụng cận biên có thể được hiểu là mức độ thỏa dụng gia tăng mà người một tiêu dùng nhận được từ mỗi đơn vị tiêu dùng kế tiếp của một hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi về số lượng hàng hóa khác được tiêu dùng.
Ông Song nói, nhu cầu thực tế về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc gần như bão hòa, trong khi hàng ngàn tỷ USD vẫn đang được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trong năm nay.
Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án lớn vào năm 2022 nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê 04/04, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã tăng 8.1% trong hai tháng đầu năm so với cùng thời kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 07/04, ít nhất 20 tỉnh và thành phố đã thông báo khởi công các dự án lớn, với tổng vốn đầu tư hơn 9 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.4 ngàn tỷ USD).
Tại một cuộc họp khởi động xây dựng lớn ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, một chủ tịch thành phố nhấn mạnh hôm 20/02 rằng thành phố này sẽ tập trung mọi nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng, được xác định là “gốc rễ của sức mạnh và sức sống của phát triển kinh tế và xã hội.”
Quảng Châu, một trong những thành phố giàu có nhất ở miền nam Trung Quốc, giữ nguyên các dự án lớn quý đầu tiên của năm 2022 tập trung vào việc hoàn thành các hoạt động ký kết hợp đồng. Hôm 29/03, 242 dự án đã được khởi công xây dựng, với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ nhân dân tệ (khoảng 96 tỷ USD). Trong đó, quận Thiên Hà đã khởi công 12 dự án, với tổng vốn đầu tư là 25 tỷ nhân dân tệ (khoảng 4 tỷ USD), cao hơn 28% tương đương 7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.12 tỷ USD) so với quý đầu tiên của năm 2019.
Theo số liệu chính thức của tỉnh Giang Tô, trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Hai, tỉnh này có 2265 dự án trên 1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 156.8 triệu USD), tăng 32% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong đó, 31 dự án được khởi công mới trong năm 2022, nhiều hơn 16 dự án so với cùng thời kỳ năm ngoái. Tổng mức đầu tư theo kế hoạch gấp 3.4 lần cùng thời kỳ năm trước.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc trong tháng Tư. Truyền thông tài chính Trung Quốc Eastmoney đã đưa tin hôm 09/04, từ hôm 01 đến 08/04, khoảng 4,385 dự án lớn đã được khởi động trên khắp Trung Quốc, với tổng vốn đầu tư hơn 2 ngàn tỷ nhân dân tệ (313.6 tỷ USD).
Ông Song nói, các dự án cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng vào năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tấn công Trung Quốc, “vào thời điểm đó, khoản đầu tư lớn vào [dự án cơ sở hạ tầng] đã cứu nền kinh tế Trung Quốc.”
Năm 2008, Trung Quốc đưa ra kế hoạch kích cầu trị giá 4 ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 640 tỷ USD), chủ yếu dành cho phát triển cơ sở hạ tầng. Theo ông Song, các quỹ bổ sung trong giai đoạn sau này cuối cùng đạt tổng cộng 30 ngàn tỷ nhân dân tệ (4,8 ngàn tỷ USD) trở lên.
Ngoài các dự án cơ sở hạ tầng lớn, ông Song tin rằng tiêu dùng có thể thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Liệu nền kinh tế của một quốc gia có tốt hay không là phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng.
Ông Song nói, “Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, nhưng chính sách không COVID hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến người dân bị mắc kẹt và khiến ngành dịch vụ kém hiệu quả hơn.”
Thượng Hải có thể là một trong những ví dụ mới nhất về nền kinh tế trì trệ do các biện pháp không COVID nghiêm ngặt. Một báo cáo hôm 10/04 trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc thừa nhận rằng theo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, các hoạt động và sự di chuyển của người dân trong và trên khắp Thượng Hải, thành phố tiêu thụ số một ở Trung Quốc, đã giảm đáng kể, tình hình này tác động lớn đến việc tụ tập và tiêu dùng, với các ngành dịch vụ, du lịch, và ăn uống đều phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Năm 2021, Thượng Hải đạt tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng là 1.8 ngàn tỷ nhân dân tệ (tương đương 288 tỷ USD), cao hơn 1 điểm phần trăm so với cả nước, đứng đầu trong số các thành phố ở Trung Quốc. Nhưng vào năm 2022, siêu đô thị này sẽ không thể duy trì vai trò lãnh đạo kinh tế của nó.
Ông Song nói, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu tiên sẽ sớm được công bố, nhưng nó sẽ không phản ánh đầy đủ tác động của đợt bùng phát đại dịch, .
Bà Kathleen Li đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009 và tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà là một kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: