Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan
Nếu Trung Quốc đại lục thử chiếm Đài Loan một lần nữa, như họ đã thử rồi thất bại hơn 70 năm trước, thì họ có thể sẽ lại tiếp tục thất bại – giống như Hoa Kỳ và Liên Xô đã thất bại trong cuộc xâm lược Afghanistan, cũng như quân đội Ả Rập đã thất bại trong các cuộc xâm lược Israel, cũng như các quân đội có vẻ là áp đảo khác lại thất bại trước các quốc gia nhỏ hơn, nhưng có quyết tâm nhiều hơn.
Nhưng Trung Quốc khó có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược, không chỉ bởi vì Đài Loan sở hữu 300 chiến đấu cơ, 1,200 xe tăng và 2 triệu quân chính quy và dự bị được trang bị đầy đủ vũ khí, mà còn vì nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người có nhiều địch thủ trong nội bộ, có thể không đủ sức để đánh liều và vì Trung Quốc quá dễ bị tổn thương trước một cuộc tấn công quân sự.
Biết rằng một cuộc xâm lược Đài Loan được trang bị vũ khí công phu với quyết tâm cao ngút sẽ không [xảy ra] chóng vánh cũng như có thể khiến ông bị lật đổ nếu cuộc chiến đó thất bại, ông Tập xưa nay đang sử dụng chiến tranh tâm lý. Chiến thuật này là đang tuân theo lời dạy của vị tướng huyền thoại – Tôn Tử, người đã viết “Nghệ thuật Chiến tranh”, cuốn binh pháp về chiến tranh này được coi là luận thuyết quân sự sâu sắc nhất của người Á Châu trong 2.500 năm qua. “Không đánh mà có thể khuất phục được quân địch mới là bách chiến bách thắng,” Tôn Tử viết và nói thêm rằng “Mọi cuộc chiến đều dựa trên việc tương kế tựu kế.”
Nhất mực làm theo những châm ngôn đó, ông Tập và bộ máy tuyên truyền của mình đã nhiều lần đe dọa xâm lược Đài Loan. Năm 2017, báo chí đưa tin về một kế hoạch bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2020. Trong những năm sau đó, ông Tập đã tăng cường áp lực. Và vào tháng Bảy năm nay, ông Đỗ Văn Long (Du Wenlong), một chuyên gia quân sự tại Hiệp hội Văn hóa Quân sự Trung Quốc, mô tả vị trí của Đài Loan là vô vọng, nói rằng lực lượng quân sự của Trung Quốc có thể tiếp cận Đài Loan nhanh đến mức quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ “không có cơ hội can thiệp vào một cuộc xung đột ở Eo biển Đài Loan.” Để đánh bật mọi hy vọng rằng Nhật Bản sẽ viện trợ cho Đài Loan, ông Đỗ tuyên bố rằng “Chúng tôi [Trung Quốc] sẽ sử dụng bom hạt nhân trước. Chúng tôi sẽ sử dụng bom hạt nhân liên tục. Chúng tôi sẽ làm điều này cho đến khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lần thứ hai.”
Theo một nghiên cứu đầu năm nay do Bộ Quốc phòng Australia tài trợ, chiến tranh tâm lý có thể phát huy tác dụng. Nghiên cứu kết luận rằng Trung Quốc có thể thành công trong việc gây bất ổn cho Đài Loan thông qua các hành động đe dọa quân sự gây nhiễu loạn và áp lực kinh tế – tất cả mọi thứ từ việc cắt đứt các tuyến đường hàng không của Đài Loan vào Trung Quốc cho đến chiến tranh mạng và các cuộc ám sát.
Nhưng những người dự đoán về sự sụp đổ của Đài Loan – cho dù là kết quả của một cuộc chiến tranh súng đạn hay một cuộc chiến tranh tâm lý theo kiểu Tôn Tử – hãy quên rằng người Đài Loan cũng đã đọc binh pháp của Tôn Tử, trong đó có câu châm ngôn rằng: “Cơ hội để tự bảo vệ mình khỏi bị đánh bại là do tự mình nắm lấy, cơ hội đánh bại kẻ địch là địch cấp cho ta.”
Cơ hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) vô tình trao cấp cho người Đài Loan chính là Đập Tam Hiệp, một vũ khí mạnh hơn gấp bội lần so với những quả bom nguyên tử đã dội xuống Hiroshima và Nagasaki.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc, là con đập lớn nhất trên thế giới và ước tính khoảng 88 tỷ USD, dự án phù phiếm tốn kém nhất của Trung Cộng tính đến nay, còn hơn cả một tượng đài cho sự vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản. Theo các nhà chiến lược quân sự, chỉ cần hai hỏa tiễn để có thể hạ gục con đập cao 60 tầng, rộng 1.5 dặm, tạo ra một cơn sóng thần có thể xảy ra với khoảng 100 triệu người sống ở hạ lưu. Theo ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một nhà thủy văn học chuyên về Đập Tam Hiệp, ngoài việc cuốn trôi cư dân của thành phố Vũ Hán và thậm chí có thể tới Thượng Hải xa hơn về phía đông, 90% sư đoàn dù của PLA sẽ bị xóa sổ.
Nếu Đài Loan cần thêm cơ hội, họ có thể nhắm tới cái đích là 51 nhà máy hạt nhân của Trung Quốc, hầu hết trong số đó đều có yếu điểm dễ phá hủy và tấn công quân sự, hơn nữa tất cả [các nhà máy này] đều nằm gần các trung tâm dân cư lớn. Một vụ hỗn chiến kiểu Chernobyl tại một lò phản ứng hạt nhân lớn ở Trung Quốc sẽ gây bất ổn cho đất nước này ngang với các chiến thuật mà nghiên cứu của Australia đã vạch ra cho Đài Loan.
Trung Quốc nhận thức rõ về khả năng của Đài Loan và những điểm yếu của chính họ. Ông Tập sẽ mất tất cả mọi thứ nếu cố gắng xâm lược Đài Loan, đó là lý do tại sao ông ta không muốn thử.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Bà Patricia Adams là một nhà kinh tế học và là Chủ tịch của Quỹ Nghiên cứu Thăm dò Năng lượng và Probe International, một tổ chức tư vấn độc lập ở Canada và trên thế giới. Bà là chủ biên của dịch vụ tin tức internet Three Gorges Probe và Odious Debts Online và là tác giả hoặc biên tập viên của nhiều cuốn sách. Sách và bài báo của bà đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bengali, tiếng Nhật và tiếng Bahasa Indonesia. Quý vị có thể liên hệ với bà tại [email protected]
Ông Lawrence Solomon là nhà báo chuyên mục của Epoch Times, tác giả và giám đốc điều hành của Viện Chính sách Người tiêu dùng ở Toronto.
Patricia Adams và Lawrence Solomon thực hiện
Huệ Giao biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: