Trung Quốc ra lệnh ngân hàng tài trợ để thúc đẩy sản xuất than trong nước
Bắc Kinh đã ra lệnh cho các ngân hàng của mình hỗ trợ nhu cầu tài chính của các công ty năng lượng và than đá. Với gần 2/3 số tỉnh đang vật lộn với tình trạng phân phối điện, tình hình cung cấp điện của Trung Quốc tiếp tục thách thức nền kinh tế.
Ủy ban Quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ( pdf ) hôm 04/10: “Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nên ưu tiên cho các mỏ và nhà máy điện đủ tiêu chuẩn vay , đồng thời đảm bảo thúc đẩy sản lượng điện và than nhiệt.”
Đất nước này đang ở giữa cuộc khủng hoảng điện năng do tình trạng thiếu than kết hợp với nhu cầu cao từ các nhà sản xuất, công nghiệp, và hộ gia đình. Điều này đã khiến giá than tăng cao kỷ lục và buộc phải hạn chế sử dụng rộng rãi.
Cuộc khủng hoảng điện lực hiện nay của Trung Quốc được cho là đang ảnh hưởng đến khoảng 20 tỉnh và khu vực, chiếm hơn 66% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ở Phố Wall ước tính nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã tăng gần 15% trong 12 tháng qua, trong khi nguồn cung than trong nước chỉ tăng 5% trong năm nay.
Than từ lâu đã trở nên quan trọng đối với sản xuất điện của Trung Quốc và nền kinh tế rộng lớn hơn, chiếm khoảng 70% (pdf) điện của đất nước.
Hơn 90% lượng than của Trung Quốc được khai thác tại địa phương và quốc gia này đã sản xuất khoảng 3.8 tỷ tấn than mỗi năm trong thập kỷ qua – bằng mức của phần còn lại của thế giới cộng lại.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không khuyến khích việc đốt than khi lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đã thúc đẩy việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện mục tiêu “carbon trung tính” của 2060. Ông Tập hiện đang tập trung vào việc có bầu trời màu xanh ở thế vận hội mùa đông 2022.
Kể từ khi Trung Cộng đặt mục tiêu giảm tỷ trọng than trong tổng thể năng lượng của mình, một số tổ chức tài chính đã ngừng cho vay đối với ngành này.
Mặt khác, giá than đã tăng cao kỷ lục sau quyết định của Bắc Kinh đình chỉ nhập cảng từ Úc vào năm 2020 do tranh chấp thương mại. Và nguồn cung từ Indonesia, nhà cung cấp than ở ngoại quốc lớn nhất của Trung Quốc, đã bị cản trở bởi lượng mưa dai dẳng.
Trong khi đó, hình phạt đối với hành vi vi phạm các quy tắc an toàn tại nơi làm việc đã được nâng từ phạt tiền lên có thể ngồi tù theo Điều 134 mới được sửa đổi của luật hình sự của chế độ này, tiếp tục ngăn cản các nhà khai thác mỏ đẩy mạnh sản xuất.
Việc phân phối năng lượng của Trung Quốc đang đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu động lực trong toàn bộ hệ thống tài chính của quốc gia. Gã khổng lồ ngân hàng Phố Wall, Goldman Sachs đã giảm dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2021 xuống 7.8% từ 8.2%, với lý do “áp lực hạn chế quan trọng” do tình trạng thiếu điện.
Dữ liệu từ Chỉ số Nhà Quản lý Mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất chính thức của Trung Quốc vào tháng Chín ở mức 49.6, giảm so với mức 50.1 trong tháng Tám. Chỉ số kinh tế lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 50 trong vòng 19 tháng qua.
Mốc 50 phân tách giữa sự tăng trưởng hàng tháng vài sự sụt giảm.
Cục thống kê của Trung Cộng cho biết: “Chỉ số PMI sản xuất giảm xuống dưới điểm quan trọng do tâm lý ở mức thấp trong các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.”
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: