Trung Quốc phát hiện trường hợp ngân hàng ngầm đầu tiên sử dụng thẻ thời gian trò chơi
Sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Cộng đối với ngoại hối đã dẫn đến sự gia tăng của các ngân hàng ngầm. Cảnh sát Thượng Hải gần đây đã phá vụ án đầu tiên về một ngân hàng ngầm bán thẻ thời gian trò chơi (GTC) làm vỏ bọc cho hoạt động trao đổi tiền tệ bất hợp pháp. Trong sáu năm, ngân hàng ngầm này đã chuyển được 3.75 tỷ USD.
Theo báo cáo của các hãng thông tấn Trung Quốc, ngân hàng ngầm này đã sử dụng GTCs như một phương tiện để hình thành một chuỗi trao đổi tiền tệ đa liên kết ở Trung Quốc, giúp khách hàng trong và ngoại quốc trao đổi các loại tiền tệ. Hơn 20 người đã bị bắt và 3 nền tảng trao đổi trực tuyến đã bị đóng cửa.
Theo báo cáo này, các nghi phạm thích tính thanh khoản quốc tế và sự ổn định giá cả của các GTC trực tuyến. Thông qua tỷ giá hối đoái tự cố định, các thẻ này được sử dụng làm phương tiện để kết nối các giao dịch hối đoái ở trong nước và ở ngoại quốc, sao cho có vẻ hợp pháp. Các nghi phạm đã tuyển dụng một số đại lý GTC trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ngoại tệ bất hợp pháp này.
Các ngân hàng ngầm yêu cầu khách hàng ở ngoại quốc nạp tiền vào GTC bằng ngoại tệ. Sau đó, dịch vụ khách hàng trong nước sẽ các bán thẻ này và chuyển tiền Trung Quốc (RMB) vào tài khoản nội địa do khách hàng ở ngoại quốc chỉ định. [Và] các ngân hàng ngầm kiếm được phí dịch vụ từ các giao dịch này.
SAFE đã báo cáo 10 trường hợp ngoại hối bất hợp pháp
Cùng ngày thông tấn của nhà nước tiết lộ trường hợp đầu tiên đổi tiền bất hợp pháp qua các thẻ tích điểm trò chơi, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước của Trung Cộng (SAFE) đã báo cáo 10 trường hợp thu đổi ngoại tệ bất hợp pháp thông qua “các ngân hàng ngầm”. 10 trường hợp này liên quan đến hai doanh nghiệp và tám cá nhân bị SAFE trừng phạt từ năm 2020 đến năm 2021.
Trong số đó, hình phạt lớn nhất là dành cho một người bên ngoài Trung Quốc, tên là Zeng, kinh doanh ngoại hối bất hợp pháp. Từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2020, ông Zeng đã kinh doanh trái phép 32 giao dịch ngoại hối thông qua các ngân hàng ngầm, tổng trị giá 7.472 triệu USD, và đã bị phạt 841,750 USD.
Hai công ty bị phạt là Anshan Dingtai Earthwork Engineering Co., LTD. và Nanjing Jin’ao Real Estate Co., LTD. Vào tháng 12/2019, công ty Anshan Dingtai đã bị phạt khoảng 105,510 USD vì ba giao dịch ngoại hối bất hợp pháp thông qua các ngân hàng ngầm, với tổng số tiền là 812,000 USD. Từ tháng 05 đến tháng 06/2020, công ty Nanjing Jin’ao đã thực hiện trái phép ba giao dịch ngoại hối thông qua các ngân hàng ngầm, tổng trị giá 635,000 USD, và đã bị phạt khoảng 70,340 USD.
Đây là đợt giao dịch ngoại hối thứ ba được SAFE báo cáo trong năm nay. Hai nhóm đầu tiên trong các trường hợp này là: 10 vụ trao đổi ngân hàng ngầm được báo cáo vào hôm 16/07, liên quan đến tổng số tiền 29.697,000 USD; và 10 vụ thu đổi ngoại tệ bất hợp pháp của các ngân hàng ngầm được báo cáo hôm 28/05, liên quan đến 32.757 triệu USD.
Trung Cộng thắt chặt kiểm soát ngoại hối
Ông Xia Yeliang, cựu giáo sư tại Trường Kinh tế Đại học Bắc Kinh và là học giả thỉnh giảng tại Viện Cato, nói với The Epoch Times rằng Trung Cộng đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát ngoại hối trong những năm 1990, với hy vọng cuối cùng sẽ làm cho Nhân dân tệ tự do chuyển đổi và biến nó thành một phương tiện thanh toán và lưu trữ quốc tế. Nhưng khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, những thay đổi đã xảy ra và Trung Cộng bắt đầu thắt chặt kiểm soát ngoại hối.
Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát dòng vốn tháo chạy, Trung Cộng đã áp đặt mức giới hạn hàng năm là 50,000 USD đối với các hoạt động mua và thanh toán ngoại hối của công dân Trung Quốc vào tháng 01/2007. Ngoài ra, công dân Trung Quốc không được phép mang ngoại tệ ra khỏi đất nước vượt quá quy định. Chuyển tiền thông qua ngân hàng ngầm, tiền ảo, và giao dịch theo lô nhỏ cũng là bất hợp pháp.
Các ngân hàng ngầm vẫn tồn tại ở Trung Quốc bất chấp lệnh cấm lặp đi lặp lại
Ông Xia cho biết ông đã biết về các quy luật này khi ông dạy ở Đại học Bắc Kinh. Mọi người đang chuyển tiền đến Hồng Kông và sau đó đến phần còn lại của thế giới. Nhưng những khoản tiền lớn rất khó mang theo, và do đó, các ngân hàng ngầm đã xuất hiện. Bây giờ Hồng Kông đã được kiểm soát bởi Trung Cộng, rất khó để chuyển thông qua Hồng Kông.
Ông Xia cho biết các ngân hàng ngầm phải đối mặt với rủi ro cao nhất vì họ phải tin tưởng lẫn nhau mà không có hợp đồng chính thức bằng văn bản. Trong khi đó, mức hoa hồng là cao, với mức tối thiểu là 3%.
Ông Danny Lau Tat-pong, một lãnh đạo doanh nghiệp Hồng Kông có nhà máy ở Trung Quốc, nói với The Epoch Times, “Cũng có nhiều ngân hàng ngầm không tính phí xử lý và [thay vào đó] bỏ túi phần chênh lệch tỷ giá. Ví dụ: nếu 100 USD Hồng Kông (khoảng 13 USD) đổi được 82 nhân dân tệ (12.82 USD), anh ta có thể đưa cho bạn 80 nhân dân tệ (12.50 USD) và bỏ túi phần chênh lệch. Sẽ dễ kiếm nhiều tiền hơn từ việc bỏ túi khoản chênh lệch.”
Ông Lau là chủ tịch danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hồng Kông. Ông nói rằng bất kể Bắc Kinh kiểm soát hoạt động vốn tháo chạy như thế nào, người dân luôn có cơ hội chuyển tiền ra khỏi đất nước này. Ví dụ, nếu ai đó cần chuyển tiền ra ngoài và người khác cần chuyển tiền vào, thì họ cứ làm như vậy. Hai bên có nhu cầu thì trao đổi qua trung gian hoặc các kênh khác”.
Với sự đóng góp của Joyce Liang của Epoch Times
Bà Winnie Han hiện đang tham gia báo cáo tin tức Trung Quốc cho The Epoch Times.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: