Trung Quốc lộ diện sau cuộc họp giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Modi
Cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống (TT) Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 11/04 có những ảnh hưởng địa chính trị đáng kể đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
Rõ ràng nước láng giềng cận kề Trung Quốc là Ấn Độ đã chọn không tuân theo cơ chế trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu đối với Nga do các hành động quân sự của họ ở Ukraine. Đáng chú ý, New Delhi đã cùng với hơn 50 quốc gia khác đồng bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết hôm 07/04 để trục xuất Moscow ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ cũng đã từ chối áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào.
Trong cuộc họp này, TT Biden đưa ra vấn đề nhập cảng dầu của Ấn Độ. New Delhi tiếp tục được hưởng lợi từ việc mua dầu thô Brent giảm giá của Nga do các lệnh trừng phạt năng lượng của phương Tây.
Tham vụ Báo chí Jen Psaki của Tòa Bạch Ốc cho biết: “Tôi sẽ không coi đó là một cuộc điện đàm mang tính đối kháng.”
Dù đối kháng hay không, thì cuộc đối thoại giữa TT Biden và Thủ tướng Modi không mang lại bất kỳ lợi ích cụ thể nào cho vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực này. Nếu có đi chăng nữa, thì điều này còn minh chứng rõ hơn cách mà Hoa Kỳ đã phát triển chiến lược địa chính trị của mình trên nền tảng mang tính hình thức hơn là thực chất, hùng biện khoa trương hơn là hành động mang lại lợi ích.
Xét tới việc Nga đứng sau các quốc gia như Oman và Nigeria với tư cách là nguồn nhập cảng dầu đứng hàng thứ chín cho Ấn Độ. Dù New Delhi đã gia tăng nguồn cung từ Moscow do việc giảm giá đã được đề cập ở trên, thì lượng nhập cảng đó chắc chắn vẫn là rất nhỏ so với các điểm đến hàng đầu cho xuất cảng năng lượng của Nga.
Theo như tuyên bố của Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar, “Tổng lượng thu mua của [Ấn Độ] trong một tháng sẽ ít hơn lượng mà Âu Châu nhập cảng trong một buổi chiều.”
Với một phép tính về chi phí-lợi ích địa chính trị căn bản như vậy, liệu TT Biden có chỉ trích một đồng minh quan trọng ở New Delhi về một sản lượng dầu không đáng kể đóng vai trò là một lợi ích ròng cho vị thế của Hoa Kỳ hay không?
Ngoài ra, việc ngầm thúc đẩy Ấn Độ lên án Nga cũng phản ánh không tốt về vị thế Hoa Thịnh Đốn trên trường quốc tế nói chung. Mặc dù các nguồn tin của Hoa Kỳ cho biết không có quan chức nào xúi giục ông Biden thúc đẩy ông Modi phải lên án Moscow một cách rõ ràng trong cuộc điện đàm này, các hãng thông tấn ngoại quốc đã nhanh chóng đưa ra những ẩn ý rằng chính phủ Hoa Kỳ đang chùn bước không thể tập hợp được sự ủng hộ từ các đồng minh.
Theo tờ People’s Daily (Nhân Dân Nhật báo), cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, “Hoa Kỳ đã đang leo thang các biện pháp nhằm lôi kéo và gây áp lực khiến Ấn Độ phải đưa ra lập trường mạnh mẽ hơn đối với Nga.” Tuy nhiên, những nỗ lực này dự kiến sẽ thất bại vì “Ấn Độ có định hướng chiến lược của riêng mình, vốn là điều hiển nhiên trong cuộc khủng hoảng Ukraine – Ấn Độ sẽ không hành động như Nhật Bản hay Úc.”
Độc giả có thể sẽ hỏi rằng: Tại sao lại những gì mà [kênh] tuyên truyền nô bộc cho chính quyền hủ bại của ĐCSTQ này nói lại quan trọng đến vậy? Đó là vì ngay từ đầu chính phủ thiếu suy nghĩ của TT Biden đã cho phép họ đưa ra lập luận này.
Thay vì thuyết phục các quốc gia làm theo (chưa xảy ra) nỗ lực không thành công của mình nhằm ngăn chặn và trừng phạt Nga bằng cách kìm hãm nền kinh tế của chính họ, thì lẽ ra Hoa Thịnh Đốn nên tiến hành đánh giá thực tế về các tác động địa chính trị rộng lớn hơn của cuộc thập tự chinh quốc tế chống lại Điện Kremlin.
Tình hình hiện tại với Ấn Độ – quốc gia đông dân đứng thứ hai trên thế giới và là một nhân tố quan trọng trong cộng đồng toàn cầu — là minh chứng hoàn hảo cho cách tiếp cận sau đã khiến các đồng minh trụ cột xa lánh. Điều này làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ so với Trung Quốc, đặc biệt là trong khu vực Á Châu rộng lớn hơn.
Vì vậy, việc tăng cường mối quan hệ với New Delhi nên là một cân nhắc hàng đầu. Khởi đầu dễ dàng sẽ là một thông báo chính thức rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ từ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc Ấn Độ mua lại hệ thống phòng thủ hỏa tiễn S-400 trị giá 5.5 tỷ USD của Nga. Những điều này được coi là cần thiết để ngăn chặn bất kỳ hành động thù địch tiềm tàng nào từ Bắc Kinh và do đó, bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.
Việc cho phép quy trình thanh toán được tiến hành không bị cản trở sẽ không làm suy yếu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ — mà hoàn toàn ngược lại. New Delhi đã chứng tỏ mình là một tác nhân địa chính trị sắc sảo, coi trọng lợi ích an ninh quốc gia của riêng họ trên cả việc đạo đức hóa các nguyên tắc trừu tượng.
Điều này đã được chứng minh một ngày sau cuộc họp giữa TT Biden và Thủ tướng Modi khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tái khẳng định cam kết của chính phủ Ấn Độ trong việc duy trì sự cân bằng địa chiến lược giữa Hoa Thịnh Đốn và Moscow.
“Tôi không nghĩ rằng Nga sẽ ảnh hưởng đến mối bang giao giữa Hoa Kỳ-Ấn Độ. Hoa Kỳ biết rằng Ấn Độ và Nga là những đồng minh tự nhiên và mối quan hệ của chúng tôi rất ổn định,” ông Singh nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Thời báo Hindustan.
Khi được hỏi liệu Ấn Độ có tìm cách đa dạng hóa các hoạt động mua lại [trang thiết bị] quốc phòng của mình sau khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự vào Ukraine hay không, ông Singh đã trả lời với vẻ mơ hồ rằng “hãy chờ đợi và theo dõi.” Rõ ràng là, New Delhi đang ưu tiên lợi ích của mình lên trên sự trung thành nửa vời đối với một cường quốc ngoại quốc thay vì một cường quốc khác.
Một số người có thể cho rằng việc cho phép Ấn Độ hưởng lợi từ năng lượng giá rẻ của Nga và tăng cường quan hệ quốc phòng với Moscow là đáng hoài nghi. Tuy nhiên, thực tế vẫn là: Trung Quốc là một đối thủ ngang tầm với các nguồn lực kinh tế và quân sự có thể làm xói mòn vị thế quốc tế của Hoa Kỳ.
Mặc dù Nga là quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân nhiều nhất trên hành tinh này — một thực tế cần được kiềm chế một cách khẩn cấp thông qua các cường quốc ngoại quốc đang hành động ở khu vực gần Moscow về mặt địa lý — Điện Kremlin hoàn toàn không sở hữu các vũ khí chiến lược tương tự.
Hoa Kỳ không dung túng cho hoạt động quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin; tuy nhiên, việc chỉ trích các quốc gia khác vì họ không thể tuân theo cơ chế trừng phạt của Hoa Thịnh Đốn, thì không phục vụ mục đích địa chính trị nào.
Bài báo của tờ Nhân Dân Nhật báo được đề cập ở trên là một mô hình thu nhỏ về cách thức mà Trung Quốc tìm cách khai thác lỗ hổng trong phương thức tiếp cận này của Hoa Kỳ: các quốc gia duy nhất sẽ tuân thủ các biện pháp nghiêm khắc của Hoa Thịnh Đốn là các đồng minh truyền thống (Úc và Nhật Bản), nhưng các quốc gia đang phát triển hùng mạnh (Trung Quốc và Ấn Độ) đã không còn tuân theo một cường quốc bá chủ là Hoa Kỳ.
Song song với việc tiếp tục phản kháng của người dân Ukraine, cho đến nay, cơ chế trừng phạt về mặt kinh tế này của Hoa Kỳ đã ngăn TT Putin nhanh chóng đạt được tất cả các mục tiêu của mình ở Ukraine. Việc tập trung vào các thỏa thuận về năng lượng tương đối nhỏ của bên thứ ba hoặc yêu cầu mọi quốc gia lặp lại các quan điểm của Hoa Kỳ, sẽ không có tác dụng chấm dứt việc đổ máu sớm hơn. Thay vào đó, mục tiêu chính hiện nay là cần hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình một cách hiệu quả để có thể đạt được một thỏa thuận chính trị bền vững.
Vẫn còn phải xem liệu chính phủ TT Biden có thể thực hiện được điều này mà không cần thực sự làm rạn nứt mối quan hệ với các đồng minh chủ chốt cũng như củng cố vị thế tương đối của Trung Quốc hay không.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Dominick Sansone viết về quan hệ quốc tế tập trung vào chính trị so sánh, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, và quan hệ Nga-Trung. Ông từng nhận được học bổng Fulbright ở Bulgaria, ông cũng đã sống ở Bắc Macedonia và Bologna, Ý. Các bài viết của ông được đăng trên National Interest, RealClear Defense, và American Conservative.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times