Trung Quốc: Ký giả ngoại quốc bị sách nhiễu vì đưa tin lũ lụt ở Trịnh Châu
Các ký giả ngoại quốc đưa tin về hậu quả của trận lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã bị sách nhiễu bởi các nhóm hung hăng, những các nhà cầm quyền cộng sản cổ vũ.
Các ký giả ngoại quốc làm việc cho các cơ quan truyền thông quốc tế – chẳng hạn như Los Angeles Times, BBC, Deutsche Welle, và AFP – đã bị sách nhiễu khi đưa tin về hậu quả của lũ lụt.
Tuần trước, 12 triệu người trong thành phố Trịnh Châu đã hứng chịu lượng mưa lớn trong ba ngày liên tiếp – tương đương với lượng mưa trung bình của một năm. Trong đó riêng chiều 20/07 thành phố này đã hứng 1/3 tổng lượng mưa của 3 ngày gộp lại.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã kiểm duyệt thông tin về trận lụt này và hạn chế người ngoại quốc làm việc cho các phương tiện truyền thông không thuộc nhà nước đưa tin về thảm họa của họ. Trung Cộng đã cảnh báo cư dân mạng Trung Quốc và người dân địa phương không được lan truyền “tin đồn” về trận lụt.
Trong một trường hợp đe dọa các ký giả ngoại quốc, Mathias Boelinger, người làm việc cho các hãng thông tấn của Đức trong đó có tờ Deutsche Welle, cùng với ký giả Alice Su của tờ Los Angeles Times, cả hai ký giả này đã gặp phải đụng độ khi thực hiện các cuộc phỏng vấn tại thành phố Trịnh Châu hôm thứ Bảy (24/07).
Họ đã bị quay phim, thẩm vấn và bắt chịu trách nhiệm về việc viết những câu chuyện “phỉ báng” Trung Cộng, như được thấy trong các video được lan truyền trên cả phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc lẫn truyền thông quốc tế.
https://twitter.com/mare_porter/status/1419171665121062913?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1419171665121062913%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.theepochtimes.com%2Fforeign-journalists-in-china-harassed-over-zhengzhou-flood-coverage_3920381.html
Hai phụ nữ, tự nhận mình là nhân viên truyền thông địa phương, tiếp cận họ và một người bắt đầu quay phim họ. Anh Boelinger nói trên Twitter rằng đám đông đã nhanh chóng kéo đến.
“Họ liên tục đẩy tôi và hét lên rằng tôi là kẻ xấu và tôi phải ngừng bôi nhọ Trung Quốc. Một người đàn ông túm tay tôi lại để giật điện thoại của tôi,” anh nói thêm.
Anh ấy nói rằng nhiều người trong số những người đe dọa anh nghĩ rằng anh là Robin Brant, ký giả của BBC tại Trung Quốc, nhưng khi anh ấy cố gắng giải thích rằng anh không phải là ký giả của BBC, nhiều người trong số họ đã bình tĩnh lại.
Anh Boelinger đã tweet, “Lúc đó tôi không hề hay biết đó là một cuộc săn lùng đuổi theo ký giả [Robin Brant]… Một chiến dịch xấu xa chống lại [BBC News] đang diễn ra trong nhóm chủ nghĩa dân tộc và truyền thông nhà nước.”
Ký giả Su cho biết cô đã cố gắng xoa dịu tình hình bằng cách dịch thông điệp của đám đông này, trong khi những người đó giận dữ hét vào mặt họ rằng “hãy cút khỏi Trung Quốc.”
https://twitter.com/mare_porter/status/1419172202604343302?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1419172202604343302%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.theepochtimes.com%2Fforeign-journalists-in-china-harassed-over-zhengzhou-flood-coverage_3920381.html
Video về sự cố hôm thứ Bảy (24/07) đã được lan truyền rộng rãi trên Weibo, nhưng hầu hết các bình luận đều là lăng mạ và đe dọa. Một số thậm chí còn đăng lên thông tin cá nhân của hai ký giả này.
Săn đuổi ký giả
Cơ quan ngôn luận của chính quyền là tờ Thời báo Hoàn cầu đã đăng một bài báo vào Chủ nhật (25/07) nói rằng những vụ việc như vậy sẽ càng giúp truyền thông phương Tây “bôi nhọ” chế độ này. Tờ báo kêu gọi công chúng tìm ra những cách khôn khéo hơn để bắt các ký giả phương Tây “phải trả giá.”
Hôm thứ Bảy (24/07), trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản tỉnh Hà Nam đã kêu gọi người dân theo dõi ký giả Brant và báo cáo nơi ở của anh này.
Ký giả BBC này bị cáo buộc là “người ngoại quốc chuyên tạo tin đồn” và “bóp méo sự thật một cách nghiêm trọng” trong các bản tin của anh ta về lũ lụt.
Vài ngày trước đó, anh Brant đã đăng một video tường thuật về một tàu điện ngầm bị ngập ở thành phố Trịnh Châu trên đài BBC Hoa ngữ. Video được chia sẻ trên mạng cho thấy hành khách đi tàu bị mắc kẹt trong nước sâu đến cổ, khiến một số người đã chết đuối hoặc ngạt thở.
Ít nhất 14 người được cho là đã thiệt mạng trong vụ tàu điện ngầm bị ngập nước.
“Làm thế nào mà một nhà ga trên tuyến này, trên một hệ thống tàu điện ngầm chưa đầy mười năm tuổi, lại bị ngập trong nước mưa và hành khách bỏ mạng trên sân ga như vậy?” anh Brant chất vấn.
Báo cáo video của anh là nguồn cơn phẫn nộ của một số người ở Trung Quốc.
Mặc dù anh Brant nói thêm rằng lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi cải thiện hệ thống cảnh báo sớm của mạng lưới giao thông [tàu điện ngầm], nhưng việc anh đưa tin về hành khách bị ngập trong nước đã đi ngược lại đường lối tuyên truyền của Trung Cộng.
Sự thù địch mà anh Brant, anh Boelinger và cô Su nếm trải đã trở thành chuyện như cơm bữa đối với các ký giả ngoại quốc ở Trung Quốc.
Theo Câu lạc bộ Ký giả Ngoại quốc của Trung Quốc (FCCC), các ký giả khác báo cáo đã nếm trải những điều tương tự ở Trịnh Châu trong thảm họa này.
Các ký giả của tờ Associated Press đã bị chặn lại và báo cảnh sát vì đã quay phim. Hãng thông tấn AFP của Pháp đã buộc phải xóa đoạn phim sau khi bị vài chục người đàn ông bao vây trong khi đưa tin về một đường hầm cao tốc bị ngập nước.
Một đội tác nghiệp cho tờ Al Jazeera đã bị theo dõi và ghi hình khi đang đưa tin bên ngoài ga tàu điện ngầm ngập nước.
BBC hôm thứ Ba (27/07) đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi chính quyền Trung Cộng ngay lập tức ngừng cổ vũ các cuộc tấn công nhằm vào các ký giả ngoại quốc.
The BBC calls for immediate action by the Chinese government to stop the attacks on journalists following reporting on the floods in Henan Province. pic.twitter.com/gQsRM0svKR
— BBC News Press Team (@BBCNewsPR) July 27, 2021
FCCC cũng đã lên án vai trò của nhà nước cộng sản trong việc bóp nghẹt quyền tự do báo chí tại quốc gia do cộng sản kiểm soát này.
FCCC cho biết trên Twitter hôm thứ Ba (27/07), “Lời lẽ kích động từ các tổ chức liên đới của Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc đang trực tiếp gây nguy hiểm cho sự an toàn thân thể của các ký giả ngoại quốc ở Trung Quốc và cản trở việc đưa tin tự do.”
Do Dorothy Li thực hiện
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: