Trung Quốc kêu gọi Bangladesh từ bỏ ‘quan điểm liên minh chính trị’ do Hoa Kỳ dẫn đầu
Trung Quốc đã kêu gọi Bangladesh “duy trì độc lập” và từ bỏ “quan điểm liên minh chính trị,” đặc biệt là những quan điểm chính trị do Hoa Kỳ dẫn đầu mà Bắc Kinh gọi là “chủ nghĩa trung tâm và chủ nghĩa biệt lệ” Hoa Kỳ.
Hôm 02/06, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố sau cuộc gặp giữa Tổng cục trưởng Vụ Á Châu Lưu Kình Tùng (Liu Jinsong) và Đại sứ Bangladesh tại Trung Quốc Mahbub Uz Zaman thảo luận về mối bang giao song phương và các vấn đề khu vực.
Trong cuộc họp, ông Lưu đã chỉ trích phát ngôn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken về Trung Quốc hồi tháng Năm vì đã phản ánh “những sai lệch nghiêm trọng trong quan điểm của Hoa Kỳ” về thế giới và quan điểm của Trung Quốc và mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Ông nói: “Lý luận đằng sau chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, AUKUS, Nhóm Bộ Tứ (Quad) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới nhất là chủ nghĩa trung tâm và chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ.”
Ông Lưu cho rằng các sáng kiến do Hoa Kỳ dẫn đầu “sẽ chỉ mang lại sự ô nhục cho chính họ, đồng thời phá hoại khuôn khổ hợp tác khu vực và tạo ra sự đối đầu trong liên minh.”
Ông nói: “Quyền bá chủ đơn cực không giành được sự ủng hộ, sự đối đầu giữa các liên minh không có tương lai, và việc xây dựng những ‘khoảnh sân nhỏ với các bức tường cao’ và tách khỏi hoặc cắt đứt chuỗi cung ứng sẽ không mang lại lợi ích gì cho bất kỳ ai.”
“Trung Quốc tin rằng các quốc gia trong khu vực, kể cả Bangladesh, sẽ ghi nhớ những lợi ích căn bản của quốc gia họ và khu vực, giữ vững độc lập, bác bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh và quan điểm liên minh chính trị, bảo vệ chủ nghĩa đa phương thực sự và bảo vệ môi trường khó giành được vì hòa bình và phát triển trong khu vực.”
Đáp lại, ông Zaman tái khẳng định rằng Bangladesh phản đối sự đối đầu giữa các khối và một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” nhưng vẫn duy trì lập trường “hữu nghị với tất cả, không dã tâm với ai.”
Trong bài diễn văn hôm 26/05 về cách Hoa Kỳ tiếp cận Trung Quốc rằng Hoa Thịnh Đốn không tìm kiếm “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” hoặc ngăn cản Trung Quốc trở thành một cường quốc, mà là để bảo vệ luật pháp quốc tế.
Đề cập đến các hoạt động hàng hải phi pháp ở Biển Đông và sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, ông nói: “Dưới thời Chủ tịch [lãnh đạo chính quyền Trung Quốc Tập Cận Bình], Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã trở nên hà khắc hơn về đối nội và hung hăng hơn về ngoại giao.”
“Chúng tôi sẵn sàng tăng cường giao tiếp trực tiếp với Bắc Kinh về nhiều vấn đề. Và chúng tôi hy vọng rằng điều đó có thể xảy ra. Nhưng chúng tôi không thể dựa vào Bắc Kinh để thay đổi quỹ đạo của họ,” ông Blinken nói thêm.
Sau nỗ lực đầu tiên hồi tháng 05/2021, khi đặc phái viên Trung Quốc cảnh báo rằng mối bang giao song phương của Bangladesh với Trung Quốc sẽ bị “thiệt hại đáng kể” nếu quốc gia này tham gia Nhóm Bộ Tứ (Quad), đây là lần thứ hai Trung Quốc cảnh báo Bangladesh chống lại việc tham gia các liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Đặc phái viên Trung Quốc nói rằng Bangladesh “sẽ không thu được bất kỳ lợi ích nào” từ việc tham gia liên minh bốn quốc gia – gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc – gọi đó là một “nhóm địa chính trị có mục đích hẹp hòi.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K. Abdul Momen bác bỏ nhận xét của đặc phái viên Trung Quốc và tuyên bố rằng Bangladesh là một “quốc gia độc lập và có chủ quyền,” có thể tự quyết định chính sách ngoại giao của mình.
Ông Momen mô tả cảnh báo của chính quyền Trung Quốc là “bất thường” và “hung hăng”. Ông nói: “Chúng tôi không mong đợi hành vi như vậy từ Trung Quốc.” Ông cũng lưu ý thêm rằng Nhóm Bộ Tứ chưa liên hệ với Bangladesh để đề nghị tham gia liên minh này và ra câu hỏi tại sao đặc phái viên Trung Quốc lại đưa ra nhận xét “quá sớm” như vậy.
Năm 2016, Bangladesh bắt đầu tham gia Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ của Bắc Kinh khiến quốc gia này đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân của chính sách ngoại giao bẫy nợ và mất các cảng quan trọng mang tính chiến lược trên Vịnh Bengal cho Trung Quốc vốn sẽ cung cấp cho Bắc Kinh các địa điểm tiếp cận Ấn Độ Dương.
Bản tin có sự đóng góp của Alex Wu.