Trung Quốc hạ thấp ‘thịnh vượng chung’
Một vài tháng trước, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi về “thịnh vượng chung”. Nhưng trong những tuần gần đây, Bắc Kinh hầu như không đề cập đến “thịnh vượng chung” và thay vào đó đã bắt đầu đề cập đến một phiên bản sửa đổi của chính sách này, được gọi là “(biện pháp) phân phối thứ ba.”
“Thịnh vượng chung” được cho là một phương pháp “sát hại người giàu để giúp đỡ người nghèo”, có nghĩa là người giàu bị buộc phải chia sẻ của cải với người nghèo.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu nói về “(biện pháp) phân phối thứ ba” sau khi chính sách “thịnh vượng chung” gây ra mối lo ngại lớn giữa các chủ doanh nghiệp tư nhân, những người sợ rằng họ có thể mất hết của cải.
Các doanh nhân Trung Quốc đã phải đối mặt với một thách thức tương tự cách đây nhiều năm, khi chính quyền thúc đẩy chính sách “Guo Jin Min Tui”, có nghĩa là “các doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt nền kinh tế và các ngành công nghiệp tư nhân phải rút lui”. Chính sách này cuối cùng đã được thay thế bằng chính sách “thịnh vượng chung.”
Trong cuộc họp thường niên quan trọng nhất của ĐCSTQ, được tổ chức từ hôm 04/03 đến 11/03, ông Tập đã đề cập đến “thịnh vượng chung” một lần. Đáng chú ý là nó trùng hợp với lúc ông gặp phái đoàn từ Nội Mông hôm 05/03.
Trong “Hai Kỳ họp”, cơ quan lập pháp danh nghĩa của Trung Quốc (Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc) và Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thảo luận về tình hình kinh tế của đất nước từ năm trước, đồng thời đặt ra các chính sách và mục tiêu tăng trưởng cho năm tới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã một lần đề cập đến “thịnh vượng chung” trong Báo cáo Công việc của chính phủ năm nay. ĐCSTQ đã dịch cụm từ gốc Hoa ngữ này thành “thịnh vượng cho tất cả” trong phiên bản tiếng Anh chính thức của báo cáo này, được công bố hôm 12/03.
Có vẻ như ĐCSTQ gần đây đã hạ thấp tầm quan trọng của “thịnh vượng chung.”
Để so sánh, một bài báo đăng trên truyền thông nhà nước Tân Hoa xã hôm 17/08/2021, đã đề cập đến “thịnh vượng chung” 17 lần khi báo cáo về cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương của chính phủ do ông Tập chủ trì tại Bắc Kinh. Ngay cả “thịnh vượng chung” cũng là một phần của tiêu đề.
Hôm 17/01, ông Tập đã có cuộc nói ngắn tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong đó ông tuyên bố rằng “thịnh vượng chung” không phải là chủ nghĩa quân bình, mà là cách để người giàu đưa người nghèo thoát nghèo. Tuy nhiên, các nhà kinh tế Trung Quốc không đồng ý.
Nhà kinh tế Trung Quốc Liu Shijin nói với tờ báo nhà nước China News trong “Hai Kỳ họp” hôm 09/03: “Sát hại người giàu có thể không giúp được gì cho người nghèo. Biện pháp này sẽ dẫn đến kết thúc với tình trạng đói nghèo chung.”
Ông Tập đã đề nghị “thịnh vượng chung” sau khi ông nhậm chức vào năm 2012, thúc đẩy mạnh mẽ chính sách kể từ năm 2020 và ra lệnh cho chính quyền vào tháng 08/2021 tìm giải pháp xóa nghèo vào năm 2050, từ đó đạt được “thịnh vượng chung.”
Các nhà quan sát Trung Quốc ở ngoại quốc, những người tin rằng đó chỉ là một khẩu hiệu chính trị nhằm che giấu ý định thực sự của ĐCSTQ đã chỉ trích chính sách này là: chiếm đoạt tài sản của các cá nhân giàu có và lấp đầy các kho bạc của Bắc Kinh.
Nhà văn tự do Zhuge Mingyang tại Hoa Kỳ nói với The Epoch Times Hoa ngữ hôm 21/08/2021.“Sát hại người giàu” đã bắt đầu cách đây một thời gian [ở Trung Quốc], chẳng hạn như khi Bắc Kinh phạt các công ty tư nhân lớn và các ngôi sao điện ảnh.”
“Thực tế là chế độ ‘sát hại’ người giàu, nhưng lại không sử dụng của cải của người giàu để giúp người nghèo. ĐCSTQ tịch thu tài sản tư nhân và chiếm giữ làm tài sản của Đảng.”
Bất bình đẳng về của cải
Trung Quốc có sự phân bổ của cải không cân bằng. Nhìn chung, một số tỉnh giàu hơn những tỉnh khác; một số thành phố sở hữu nhiều của cải hơn những thành phố khác. Những người sống ở khu vực thành thị có thu nhập khả dụng cao hơn những người sống ở khu vực nông thôn.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hồi tháng Một đã công bố thu nhập khả dụng hàng năm trung bình của nước này là 35,128 nhân dân tệ (khoảng 5,500 USD) trên đầu người vào năm 2021, trong đó người dân Thượng Hải kiếm được cao nhất là 78,027 nhân dân tệ (khoảng 12,250 USD), trong khi người dân Cam Túc thu nhập thấp nhất ở mức 22,066 nhân dân tệ (khoảng 3,460 USD).
Đồng thời, theo South China Morning Post, dữ liệu chính thức cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa cư dân thành thị kiếm được 47,412 nhân dân tệ (7,440 USD) và cư dân nông thôn kiếm được 18,931 nhân dân tệ (2,970 USD.)
NBS chỉ cung cấp dữ liệu ở cấp tỉnh, đây là một mô tả không chính xác về bất bình đẳng trên toàn quốc.
Vào tháng 5/2020, ông Li tiết lộ rằng khoảng 600 triệu công dân Trung Quốc chỉ kiếm được 1,000 nhân dân tệ (157 USD) một tháng, không đủ để trả tiền thuê hàng tháng cho một căn hộ một phòng ngủ ở một thành phố cỡ trung của Trung Quốc. Để giúp những người này kiếm sống, ông Li gợi ý họ nên sử dụng các công việc linh hoạt, bao gồm cả việc dựng các quầy hàng trên đường phố.
Đồng thời, Báo cáo Hurun đã công bố danh sách 100 người giàu nhất Trung Quốc hàng năm hôm 15/09/2021. Tất cả những người này đều là tỷ phú, trong đó ông Zhong Shanshan là người giàu nhất Trung Quốc, trị giá 390 tỷ nhân dân tệ (khoảng 61.2 tỷ USD).
‘Thịnh vượng chung’
Nhà kinh tế Trung Quốc Li Yining đã viết trong cuốn sách xuất bản năm 1994 của mình rằng phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường có ba cấp độ. Cấp độ đầu tiên là định hướng thông qua thị trường, cấp độ thứ hai là chính phủ can thiệp, và cấp độ thứ ba là [thông qua] phúc lợi xã hội (cụ thể hơn, người giàu quyên góp cho người nghèo vì lòng nhân ái và cảm thông).
Không rõ liệu chính sách “thịnh vượng chung” của ĐCSTQ có thực sự giúp được người nghèo hay không. Nhưng theo chính sách “(biện pháp) phân phối thứ ba”, các doanh nhân phải đóng góp của cải cho xã hội vì sự tồn tại [của họ].
Ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, chủ sở hữu doanh nghiệp Tom Li nói với tờ South China Morning Post trong tháng này rằng các quan chức địa phương “khuyến khích” ông thực hiện việc quyên góp và trả lương cao hơn —hai trụ cột chính trong việc phân phối lại tài sản của chế độ này.
Ở Trung Quốc, các công dân bình thường phải tuân theo sự “khuyến khích” của quan chức.
Ông Li nói với tờ Post, “Tôi đã quyên góp bốn triệu nhân dân tệ (628,000 USD) vào tháng trước cho một hoạt động từ thiện để đáp lại lời kêu gọi của chính quyền địa phương rằng các doanh nhân nên thể hiện sự ủng hộ đối với sáng kiến ’thịnh vượng chung’ của đảng.”
“Ngoài ra, tôi hiện đang trả nhiều tiền hơn cho nhân viên và đóng góp nhiều hơn vào lương hưu và các gói y tế của họ.”
Bắt đầu từ hai năm trước, các doanh nhân Trung Quốc đột nhiên thực hiện quyên góp một cách phổ biến. Vào năm 2020, những người đứng đầu công ty sau đây đã quyên góp tài sản của họ: ông Jack Ma của Alibaba, ông Hui Ka Yan của Evergrande, ông Pony Ma của Tencent, ông Lei Jun của Xiaomi, ông Colin Huang của Pinduoduo và ông Zhang Yiming của ByteDance.
Ông Chen Honda, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Tài chính và Ngân hàng Đài Loan, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) vào tháng 07/2021: “Họ quyên góp cùng một lúc, giống như họ đang trả phí bảo vệ.”
Ông Yen Chien-Fa, một giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Chien Hsin, nói với RFA trong cùng một báo cáo: “Tôi tin rằng họ đã bị buộc phải quyên góp. … Các doanh nhân phải quyên góp của cải để cứu lấy mạng sống của họ.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Bà Nicole Hao là một ký giả có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước khi gia nhập Epoch Media Group vào tháng 07/2009, bà từng là giám đốc sản phẩm toàn cầu cho một doanh nghiệp đường sắt ở Paris, Pháp.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: