Trung Quốc đặt mục tiêu năm 2025 phổ cập tiếng Quan Thoại cho 85% dân số
BẮC KINH – Chính quyền Trung Cộng đang khởi xướng một chiến dịch tích cực để quảng bá tiếng Quan Thoại, tuyên bố 85% công dân của họ sẽ sử dụng ngôn ngữ quốc gia vào năm 2025.
Hành động này dường như đã đặt các ngôn ngữ địa phương (phương ngữ) của Trung Quốc như tiếng Quảng Đông và tiếng Phúc Kiến cùng với các ngôn ngữ thiểu số như tiếng Tây Tạng, tiếng Mông Cổ, và tiếng Duy Ngô Nhĩ vào áp lực tồn vong.
Chỉ thị được Quốc Vụ Viện ban hành hôm thứ Ba (30/12) cho biết việc sử dụng tiếng Quan Thoại – trong Hoa ngữ gọi là “putonghua” hoặc “tiếng phổ thông” – vẫn “chưa cân bằng và chưa đủ”.
Các nhà phê bình đã đang lác đác phản đối những thay đổi đối với hệ thống giáo dục và các yêu cầu tuyển dụng mà đang từng bước làm xói mòn vai trò của các ngôn ngữ thiểu số, gọi đó là một chiến dịch xóa sổ các nền văn hóa.
Cùng với mục tiêu năm 2025, chính sách này còn đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ phổ cập tiếng Quan Thoại ở cả các vùng nông thôn cũng như trong các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Việc tích cực đẩy mạnh tiếng Quan Thoại thay vì các ngôn ngữ khác đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối, bao gồm cả cuộc biểu tình năm ngoái ở khu vực Nội Mông khi tiếng Mông Cổ được thay bằng tiếng Quan Thoại tiêu chuẩn như một ngôn ngữ chính cho việc giảng dạy.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã lên án tất cả các phong trào như vậy là một hình thức của chủ nghĩa ly khai và đàn áp các hoạt động đó một cách không nương tay.
Quyết sách này được hỗ trợ bằng các quy định và văn bản pháp lý được ban hành hôm thứ Tư (01/12) yêu cầu tăng cường giám sát để “bảo đảm rằng chữ viết và tiếng nói phổ thông của quốc gia được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức của các cơ quan chính phủ và được sử dụng làm ngôn ngữ nền tảng của trường học, báo đài, phim ảnh và truyền hình, dịch vụ công, và các lĩnh vực khác.”
Chiến dịch này cũng kêu gọi giới chức “nâng cao mạnh mẽ vị thế quốc tế và tầm ảnh hưởng của người Trung Quốc” trong giới học thuật, các tổ chức quốc tế, và tại các hội nghị toàn cầu.
Những nỗ lực của Trung Cộng nhằm đẩy mạnh tiếng Quan Thoại thông qua mạng lưới các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới của mình đang trở thành [vấn đề] gây tranh cãi, với việc nhiều nhà phê bình lên án những trung tâm này là một nỗ lực thúc đẩy nghị trình của đảng này đồng thời dập tắt cuộc thảo luận về các chủ đề như hồ sơ nhân quyền của họ.
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: