Trung Quốc đang trong suy thoái và nền kinh tế tiếp tục tuột dốc đến cuối năm nay
CBB International cho biết, trong báo cáo quý dựa trên kết quả khảo sát của hơn 3.300 công ty, các chỉ số chính bao gồm lợi nhuận từ mảng sản xuất, chi phí tài sản cố định và doanh số bán lẻ vẫn ở mức thấp trong lịch sử và hầu như không thay đổi so với quý một.
Lĩnh vực bán lẻ gặp khó khăn nhất, với doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh. Chi phí vay tín dụng giảm mạnh dường như đã không kích thích được các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn, báo hiệu lĩnh vực này sẽ tiếp tục còn gặp khó khăn. Ngược lại, lĩnh vực sản xuất có sự mở rộng trong quý một và lĩnh vực dịch vụ hoạt động nổi trội hơn cả.
Báo cáo cho biết, nhu cầu toàn cầu chững lại là yếu tố chính kìm hãm tăng trưởng, với các lĩnh vực giao thương quốc tế hoạt động kém hơn, trong khi các khu vực kinh tế nội địa lại gia tăng do có sự phục hồi nhu cầu trong nước.
Theo báo cáo của CBB, “Tăng trưởng trở lại cuối cùng không có nghĩa là sẽ đạt được mức tăng trưởng cũ. Trừ khi nhu cầu toàn cầu có sự hồi phục mạnh mẽ hơn, nếu không sự tăng trưởng theo quý mà chúng ta vừa chứng kiến sẽ khiến cả năm 2020 rơi vào suy thoái
Quan điểm bi quan này trái ngược với cách nhìn nhận của hầu hết các nhà kinh tế và chính phủ Trung Quốc, khi họ đều chờ đợi nền kinh tế sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại trong quý hai và sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020.
Nền kinh tế của Trung Quốc khởi sắc chậm chạp cho thấy nền kinh tế toàn cầu khó có thể hồi phục.
Dữ liệu chính thức gần đây nhất cho thấy trong tháng Năm, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng đôi chút so với thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, do có sự phục hồi của ngành công nghiệp trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngưng trệ. Nền kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8% trong quý một.
Báo cáo của CBB dựa trên 3.324 cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Trung Quốc từ giữa tháng Năm đến giữa tháng Sáu. Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý hai dự kiến sẽ được chính thức công bố vào ngày 16/7.