Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa 200 tỷ USD nhập cảng từ Hoa Kỳ
Chúng ta quá nghiện những thứ rẻ tiền của Trung Quốc đến mức không dám yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm.
Hôm 15/01/2020, cựu Tổng thống Donald Trump khi đó đã công bố một thỏa thuận thương mại lịch sử với Bắc Kinh có hai thời hạn đối với việc Trung Quốc tăng nhập cảng, tổng cộng lên tới 200 tỷ USD.
Cả 2 thời hạn đều đã đi qua sau cuộc bầu cử của ông Joe Biden, nhưng chính phủ của ông vẫn chưa có động thái đáp trả cụ thể nào. Đại diện thương mại của Tổng thống Biden đã nói với Quốc hội trong một báo cáo mới rằng chính phủ “đã chuẩn bị sẵn sàng” để làm điều gì đó, nhưng thực tế ông Biden đang để Bắc Kinh trượt dài [về thời hạn này].
Đó là bởi vì một loại ma túy đá tương đương của Trung Quốc đối với người tiêu dùng tạo ra cảm giác rất tốt— cho đến khi thứ ma tuý này giết chúng ta. Chúng ta thích mua những thứ giá rẻ trên Amazon. Các công ty thích lợi nhuận. Các chính trị gia làm chính xác những gì cử tri và những người đóng góp chiến dịch tranh cử của họ muốn. Mọi người đều có ảo tưởng rằng những gì cảm thấy tốt hôm nay, sẽ tốt cho ngày mai.
Không phải vậy, khi mà Trung Quốc sử dụng lợi nhuận của mình để xây dựng một cỗ máy ảnh hưởng chính trị và quân sự có khả năng đánh bại Hoa Kỳ, nền dân chủ, và hệ thống dựa trên thị trường trên quy mô toàn cầu.
Ông Trump đã cố gắng đánh thức nền kinh tế đang nghiện ngập của chúng ta bằng một gáo nước lạnh được gọi là thuế quan, đối với 370 tỷ USD hàng nhập cảng của Trung Quốc. Ông ấy muốn chấm dứt cơn nghiện, bất chấp sự phản đối la hét của các tập đoàn của chúng ta và các nhà kinh tế của họ.
Cách ông Trump sử dụng thuế quan để nhận được lời hứa 200 tỷ USD từ Trung Quốc
Ông Trump đã sử dụng thuế quan, và một mối đe dọa đáng tin cậy rằng sẽ còn nữa, để rút ra lời hứa 200 tỷ USD từ Bắc Kinh vào tháng 01/2020. Đổi lại, ông đã giảm một số mức thuế. Phần còn lại vẫn giữ nguyên, ngay cả dưới thời ông Biden.
Ngoài lời hứa 200 tỷ USD, Bắc Kinh đã đồng ý các biện pháp cấu trúc đối với việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trợ cấp, và các rào cản quy định, cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ tài chính của Trung Quốc, và các mục tiêu nhập cảng cụ thể đối với nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng của Mỹ, và hàng hóa sản xuất.
Bắc Kinh sẽ không bao giờ đồng ý với các biện pháp này ngoại trừ khi ông Trump siết chặt thuế quan.
Theo ông Trump, đòn bẩy thương mại của ông cũng nhận được sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và giới hạn sản xuất fentanyl của Trung Quốc. Fentanyl là thuốc phiện (opioid) tổng hợp được nhập lậu vào Hoa Kỳ qua Canada và Mexico, và thứ đó cùng với opioid theo toa, đã giết chết gần 92,000 người Mỹ vào năm 2020 do dùng quá liều.
Thỏa thuận thương mại này không phải toàn hoa hồng. Đối với Trung Quốc, nó có thể đã bao gồm các nhượng bộ được nhận thức về sự độc lập của Hồng Kông và chủ quyền của Đài Loan, theo báo cáo về một đánh giá vào tháng 08/2020 về thỏa thuận. Nếu cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton là đáng tin cậy, thì trong các cuộc đàm phán thương mại năm 2019 với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhật Bản ông Trump cũng bị cáo buộc đã ném người Duy Ngô Nhĩ vào gầm xe buýt.
Sự tâng bốc của ông Trump đối với ông Tập và những hy sinh chính trị bị cáo buộc là điều đương nhiên trong các cuộc đàm phán thương mại. Ông Trump đồng thời cố gắng gây áp lực với ông Tập bằng cách đe dọa tách hoàn toàn khỏi nền kinh tế Trung Quốc, cụ thể hơn và ngay lập tức, cấm TikTok và WeChat, cả hai nền tảng này đều là những ứng dụng phổ biến thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc phá vỡ lời hứa 200 tỷ USD của họ như thế nào
Thỏa thuận này đã mang lại cho ông Trump một chiến thắng công khai dẫn đến cuộc bầu cử năm 2020, nhưng Trung Quốc ngay lập tức bắt đầu từ bỏ thỏa thuận, cuối cùng sử dụng đại dịch, hệ quả suy thoái toàn cầu, giá hàng hóa giảm, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và “các lệnh trừng phạt và đàn áp liên tục đối với Các thực thể của Trung Quốc” của chính phủ Hoa Kỳ như một lời bào chữa.
Theo ông Chad Bown tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, chỉ 5 tháng trong thỏa thuận, khi ông Trump còn là tổng thống, Trung Quốc chỉ nhập cảng 47% những gì họ cần để đáp ứng mục tiêu cuối năm 2020.
Một cuộc khảo sát giữa năm 2020 với 100 công ty kinh doanh ở Trung Quốc cho thấy 13% đã được yêu cầu chuyển giao công nghệ so với chỉ 5% vào năm 2019. Theo ông Bown, thỏa thuận với ông Trump không diễn ra tốt đẹp. Nhưng ông Trump không thể nhấn mạnh nó một cách công khai, vì ông ấy đã tham gia một cuộc bầu cử.
Vào cuối thời hạn của thỏa thuận có hiệu lực hôm 31/12/2021, Trung Quốc hầu như không nhập cảng thêm chút nào trong 200 tỷ USD mà họ đã hứa, và chỉ 52% các dịch vụ đã hứa, 59% các hàng hóa sản xuất, 37% năng lượng, và 83% mục tiêu nông nghiệp.
Trong khi Bắc Kinh hứa hẹn tổng kim ngạch nhập cảng 227.9 tỷ USD vào cuối năm 2020, nhưng thực tế họ chỉ nhập cảng 134.4 tỷ USD trong năm đó, thấp hơn mức cơ sở của năm 2017 là 151.2 tỷ USD. Theo ông Bown, lời hứa về 274.5 tỷ USD nhập cảng vào cuối năm 2021 chỉ mang lại 154.4 tỷ USD, cao hơn một chút so với mức cơ sở tĩnh, và thấp hơn rất nhiều so với mức nhập cảng nếu không có thuế quan.
Lưu ý rằng thời hạn của cả 2 thỏa thuận đều hết hạn sau khi ông Biden được bầu làm tổng thống. Chính chính phủ của ông Biden, không chỉ ông Trump hay đại diện thương mại của ông Biden, ông Robert Lighthizer, thực hiện việc dự đoán độ tin cậy của các hậu quả, rồi áp đặt chúng, vì Bắc Kinh không tuân theo những lời hứa của mình.
Và theo ông Jamieson Greer, cựu chánh văn phòng của Đại sứ Lighthizer, “Tuyên bố của ông Bown rằng Hoa Kỳ không xuất cảng thêm gì trong số 200 tỷ USD chủ yếu phụ thuộc vào số liệu về thương mại dịch vụ, chủ yếu là du lịch, điều này rõ ràng đã dừng lại trong toàn bộ đại dịch.”
Ông Greer tiếp tục: “Việc tập trung vào thương mại hàng hóa thực tế có tính hướng dẫn hơn nhiều, và cho thấy rằng chúng tôi đã đạt kỷ lục xuất cảng sang Trung Quốc trong 20/21 mặc dù không hoàn toàn đạt được các mục tiêu mua hàng [của Trung Quốc]. Vấn đề là ngay cả khi Trung Quốc không thực hiện thỏa thuận, thì kết quả vẫn dẫn đến xuất cảng kỷ lục.”
Bất chấp điều đó, Trung Quốc đã lập tức chấp nhận thỏa thuận này. Và hầu như chính phủ ông Trump hoặc ông Biden không có tiến bộ nào trong việc thực hiện chống lại các khoản trợ cấp của Trung Quốc, vốn đã làm rỗng hệ sinh thái công nghiệp của Mỹ trong nhiều thập kỷ.
Chúng ta nên rút ra bài học gì từ lâu trước khi ông Trump xuất hiện [trong thỏa thuận thương mại này]? Đừng tin ĐCSTQ. Họ phát triển mạnh nhờ tạo ra và phá vỡ các thỏa thuận.
Nhưng bài học mà các tập đoàn và các nhà kinh tế của Trung Quốc muốn chúng ta tin là khác: hãy chấm dứt thuế quan. Họ muốn chúng ta quay trở lại những ngày êm đềm của ma túy đá và thương mại tự do không kiểm soát với kẻ thù lớn nhất này của nền dân chủ thế giới.
Đừng tin vào sự cám dỗ. Chúng ta cần tăng cường, thực thi và mở rộng các mức thuế đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc khuyến khích các đồng minh của chúng ta ở Âu Châu và Nhật Bản chẳng hạn, áp dụng các mức thuế tương tự đối với Trung Quốc, nếu chúng ta muốn Bắc Kinh không chỉ trở nên cởi mở hơn về kinh tế mà còn dân chủ hơn.
Chỉ khi nào Trung Quốc cải cách và tự do hóa hoàn toàn thì Trung Quốc mới không còn là mối đe dọa đối với các nền dân chủ và thị trường trên toàn thế giới. Họ sẽ không làm như vậy, nếu không có đòn bẩy của thuế quan.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Các cuốn sách mới nhất của ông là “The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony” (“Tập Trung Quyền Lực: Thể Chế Hóa, Hệ Thống Phân Cấp, và Quyền Bá Chủ”) xuất bản năm 2021 và “Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea” (“Các Cường Quốc Lớn, Các Chiến Lược Lớn: Trò Chơi Mới ở Biển Đông”) xuất bản năm 2018.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: