Trung Quốc có thể đi theo con đường của Nhật Bản những năm 1980? (Phần 2/4)
Mời quý vị theo dõi các phần của loạt bài viết này tại đây: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4.
Trong phần lớn thế kỷ 20, Trung Quốc không phải là quốc gia đáng chú ý nhất trên đấu trường thế giới. Trong những năm trước Đệ nhị Thế chiến, quốc gia này đã sớm bắt đầu đối phó với phong trào cộng sản nổi dậy chống lại Quốc Dân Đảng (Kuomintang, KMT) cầm quyền. Tuy nhiên, sự phát triển của phong trào cộng sản không ghi dấu ấn nhiều với thế giới vào thời điểm đó như ở các quốc gia phương Tây trước đó, phần lớn là do Trung Quốc là xã hội tương đối khép kín.
Trong một khoảng thời gian, các đối thủ cộng sản và Quốc Dân Đảng buộc phải liên kết với nhau để chống lại quân xâm lược Nhật Bản vào cuối những năm 1930. Nhưng khi đã đánh bại Nhật Bản, các lực lượng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới thời Mao Trạch Đông lại tiếp tục cuộc cách mạng của họ. Vị anh hùng quân sự chính của Trung Quốc trong cuộc chiến, người đã lãnh đạo chống lại sự xâm lược của Nhật Bản – ông Tưởng Giới Thạch – đã phải chạy trốn cùng người còn lại của chính phủ và quân đội Quốc Dân Đảng đến Đài Loan.
Cuối cùng thì “Chiến tranh Giải phóng” của Mao đã giành vị thế vững chắc. Tuy nhiên, cùng với tất cả những lời hứa, Trung Quốc – một nền văn minh kéo dài nhiều năm dường như đã biến mất theo thời gian. Sự thịnh vượng đã rời xa dân chúng, nhưng cái chết thì không. Cho đến ngày nay, Mao Chủ tịch vẫn không phải là cái tên được thốt ra đầu tiên khi trả lời cho câu hỏi, “Ai là kẻ sát nhân hàng loạt lớn nhất trong thế kỷ 20?” nhưng Mao đã vượt qua Hitler của Đức và Stalin của Nga cộng lại. Ứớc tính có khoảng 65 triệu người đã bị sát hại dưới sự cai trị của Mao.
Vì vậy, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thực hiện kế hoạch “mở cửa Trung Quốc” với thế giới vào năm 1972, đó là một biện pháp gây tranh cãi đặc biệt lớn. Nhiều người đã bối rối rằng ông Nixon già, kiên quyết chống cộng sản lại “gột rửa” Mao Chủ tịch. Nổi bật về sự khinh bỉ dồn dập của những người chống cộng vốn kinh ngạc trước biện pháp của ông Nixon vào thời điểm đó, người bạn quá cố của tôi ông John Schmitz – nghị sĩ Đảng Cộng Hòa ở California và là người thách thức thứ 3 đối với ông Nixon vào năm 1972 – đã được hỏi về việc ông Nixon đi thăm Trung Quốc. Câu trả lời nổi tiếng của ông được ghi lại là: “Tôi không quan tâm đến việc ông Nixon đã đến Trung Quốc; Tôi chỉ buồn vì ông ấy đã quay trở về.”
Vào thời điểm đó, người ta hiểu quá ít ỏi về việc các nguồn lực một khi được đưa vào hoạt động sẽ khiến Trung Quốc trở thành đối thủ toàn cầu mới, đối thủ chính của Hoa Kỳ. Và đây là sự phát triển có lẽ đã không bao giờ xảy ra nếu không có sự tham gia tích cực của (trong trường hợp này) các lợi ích tài chính và doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Rốt cuộc, chủ nghĩa cộng sản đã không bỗng nhiên trở thành công cụ hình thành tư bản, thịnh vượng, và mức sống tốt hơn. Được tiếp tay trực tiếp bởi các lợi ích doanh nghiệp của Hoa Kỳ (một số quốc gia phương Tây khác cũng hành động tương tự nhưng ở các mức độ thấp hơn) Trung Quốc được biến thành trung tâm sản xuất của thế giới, do lao động giá rẻ và các tiêu chuẩn lỏng lẻo. Được thúc đẩy bởi khả năng thay thế các công nhân Mỹ nhận lương cao hơn, các tập đoàn thuộc hầu hết mọi hình thức đã hành động để biến Trung Quốc trở thành một thuộc địa tài chính của Mỹ ngay từ đầu.
Trong một bài xuất sắc trong tạp chí American Spectator vào năm 2011, nhà kinh tế học, người ủng hộ loại tiền tệ có giá trị nội tại, và từng là ứng cử viên thống đốc New York một thời, ông Lewis Lehrman đã mô tả một cách thành thạo động lực này. Với Trung Quốc, các tập đoàn Hoa Kỳ là một phần then chốt của việc giữ nguyên quyền bá chủ của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, đã hành động khác một chút so với những gì họ đã làm trong nhiều thập kỷ trước đó ở Nam Mỹ và các quốc gia đang phát triển khác. Như ông Lehrman đã viết, đó cũng là mối quan hệ giống như Vương quốc Anh đã có từ lâu với khách hàng thuộc địa chính của mình, Ấn Độ.
Trong những năm qua, vị thế nhà sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã trở nên vững chắc. Trung Quốc đã sử dụng nhiều ngàn tỷ USD thặng dư trong thời gian này vào vị thế ấy, cùng với chương trình tài trợ tín dụng cho nhà cung cấp lớn nhất mọi thời đại. Mối quan hệ cộng sinh kỳ quặc này đã mang lại lợi ích to lớn cho các công ty Mỹ, với lợi nhuận nhiều lên khi họ không còn phải trả mức lương cao nhất thế giới cho những nhân viên Mỹ nữa.
Trung Quốc hiện đang đặt cược biến điều này thành một thứ gì đó xa hơn nhiều so với sự bùng nổ tài chính chóng vánh và hầu như là chỉ trong lĩnh vực tài chính được Tạo ra ở Hoa Kỳ (Made in America) như người Nhật Bản vốn đã được tận hưởng. Bên cạnh việc trở thành một cường quốc kinh tế mới theo đúng nghĩa (mặc dù là nền kinh tế lớn mắc nợ nặng nề nhất trên thế giới so với quy mô nền kinh tế của mình), Trung Quốc còn có đủ chiêu trò mở rộng các kế hoạch về quân sự cũng như về các phương diện khác, bởi Trung Quốc tìm cách khôi phục lại vinh quang của vương triều lâu đời đã qua.
Tuy nhiên, những quyết định gần đây của người có thể là hoàng đế thời hiện đại Tập Cận Bình đã làm gia tăng khả năng khiến thành quả kinh tế/tài chính to lớn của Trung Quốc có thể sụp đổ, cũng như những thành quả của Nhật Bản 30 năm trước đã sụp đổ khi khoảnh khắc của họ trong ánh nắng mặt trời trở nên không bền vững về mặt toán học.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Chris Temple đã tạo nên sự khác biệt bằng khả năng độc đáo của mình trong việc khiến người bình thường có thể hiểu được sự phức tạp của thị trường và thế giới của chúng ta, chủ yếu là thông qua bản tin The National Investor. Với hơn 5 thập niên trong thế giới tài chính và đầu tư, bài bình luận của ông đã xuất hiện trên Barron’s, Forbes, Investors’ Digest, cùng các ấn phẩm khác. Để khám phá những nghiên cứu độc quyền có tính phí, vui lòng truy cập The National Investor.
Bình Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: