Trung Quốc có thể chiến thắng trong cuộc đua tới mặt trăng
Tổng thống Donald Trump đã cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ đưa các phi hành gia Hoa Kỳ quay trở lại mặt trăng vào năm 2024, và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã thiết lập chương trình Artemis để thực hiện việc này, với sự tham gia phối hợp chưa từng có từ các doanh nghiệp tư nhân mới trong lĩnh vực không gian.
Tuy nhiên, cương lĩnh năm 2020 của Đảng Dân Chủ, trong khi vẫn hỗ trợ chương trình Artemis, không tán thành mục tiêu quay trở lại mặt trăng năm 2024. Cần nhắc lại là với tư cách Phó Tổng thống, ông Joe Biden đã chứng kiến cấp cao của mình là Tổng thống Barack Obama vào năm 2010 đã hủy bỏ chương trình quay trở lại mặt trăng, Constellation, của người tiền nhiệm, ông George W. Bush.
Những tiết lộ gần đây của Trung Quốc chỉ ra rằng nếu các sức ép về tài chính và chính trị có thể khiến chính phủ tiếp theo của Hoa Kỳ trì hoãn hoặc hủy bỏ chương trình Artemis, thì Trung Quốc có thể “chiến thắng” trong cuộc đua lên mặt trăng lần thứ hai này. Khi làm như vậy, Trung Quốc cũng sẽ gặt hái được các lợi ích về quân sự và kinh tế trong việc kiểm soát việc lựa chọn các địa điểm trên mặt trăng, và đảm bảo vị trí dẫn đầu trong việc xây dựng chiến lược để thực hiện việc kiểm soát đối với “Hệ Trái đất – Mặt trăng”.
Trong hai năm qua, Trung Quốc đã tiết lộ rằng họ có một chương trình hiện đại cho phép đưa các phi hành gia của mình lên mặt trăng vào nửa cuối của thập kỷ 2020. Vào cuối tháng 10/2018, những hình ảnh bắt đầu được công bố từ Hội nghị Không gian có Người điều khiển ngày 23/10/2018. Những hình ảnh này cho biết thêm một chút về phương tiện không gian có người điều khiển (SLV), với đường kính 5 mét, vừa được công bố hai tuần trước đó tại Triển lãm Hàng không Zhuhai 2018. Những hình ảnh cũng bao gồm tàu đổ bộ mặt trăng cỡ nhỏ mới, hệ thống hỗ trợ sinh sống và phương tiện di chuyển.
Sau những tiết lộ ban đầu, một số bài báo đã xuất hiện cùng với nhiều phỏng đoán trên các trang web về các chủ đề vũ trụ và quân sự của Trung Quốc, nhưng không có tuyên bố chính thức nào từ Trung Quốc hay quan chức cao cấp nào xác nhận về việc Trung Quốc đang tăng tốc chương trình đưa người lên mặt trăng. Trước đó, có một số quan chức đã phát biểu rằng Trung Quốc sẽ không đưa người lên mặt trăng cho đến năm 2030 hoặc sau đó, vì trước tiên Trung Quốc cần phát triển thiết bị SLV cỡ lớn, với đường kính 10 mét, và có thể mang 50 tấn lên mặt trăng, Trường Chinh-9.
Nhưng vào ngày 18/9/2020, việc này đã thay đổi khi tại Hội thảo Không gian Trung Quốc 2020 diễn ra tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, phó giám đốc Cơ quan Kỹ thuật Không gian Có người điều khiển (CMSEO) đã giới thiệu ngắn gọn. Cơ quan này trực thuộc Cục Phát triển Vũ khí mới, thuộc Quân Ủy Trung Ương (CMC), Quân đội Trung Quốc (QĐTC). Nói tóm lại, cơ quan “NASA” của Trung Quốc là một bộ phận trực thuộc QĐTC, được thiết lập để đảm bảo các lợi thế về quân sự cho Trung Quốc.
Ông Zhou xác nhận các chương trình được tiết lộ vào năm 2018. Trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên Thời báo Toàn Cầu ngày 18/9/2020, liên quan đến thiết bị SLV không người lái, với đường kính 5 mét, còn được những người Trung Quốc quan tâm gọi là “tên lửa 921”, ông Zhou cho biết, “Trung Quốc đang thúc đẩy nghiên cứu và phát triển một thiết bị tên lửa cỡ lớn, có phi hành đoàn, với khả năng mang 70 tấn lên quỹ đạo tầm thấp (LEO), và 27 tấn lên quỹ đạo Mặt Trăng (LTO), … Tên lửa mới sẽ có thể chở theo tàu vũ trụ có người điều khiển, tàu đổ bộ lên quỹ đạo LTO.” Các nguồn tin không chính thức của Trung Quốc đã chỉ ra rằng thiết bị SLV mới này có thể được thử nghiệm sớm nhất vào năm 2023. Bằng cách sử dụng 2 tên lửa 921, một cho tàu vũ trụ có người điều khiển và một cho tàu đổ bộ mặt trăng, Trung Quốc có thể lên mặt trăng trước năm 2030.
Các thuyết trình tóm tắt của ông Zhou đã tiết lộ về việc thiết bị khoang trở về mới (space capsule) có 2 tầng, chứa được từ 2 đến 6 người, đã bay thử nghiệm lần đầu tiên ngày 5/5/2020, có thể được nâng cấp với module dịch vụ (khả năng chứa) lớn hơn và các tên lửa thoát hiểm khẩn cấp cho khoang phi hành đoàn, tương tự như thiết bị Crew Dragon của công ty SpaceX, Hoa Kỳ.
Nhưng khả năng chứa lớn hơn nghĩa là Trung Quốc cần tên lửa có tải trọng lớn hơn để vận chuyển lên mặt trăng. Module dịch vụ có thể hoạt động giống như tàu đổ bộ mặt trăng cỡ nhỏ nặng 6 tấn, Lunniy Korabl (LK), nhưng chưa được sử dụng của Liên Xô hồi thập niên 1960, được hạ xuống độ cao 4 km trên mặt trăng bằng cách sử dụng động cơ tên lửa đẩy “BlokD” để tách rời và sau đó tự rơi xuống bề mặt của mặt trăng.
Bài trình bày từ hội nghị 2018, và của ông Zhou Yanfei, xác nhận việc Trung Quốc có thể đang phát triển 2 tàu đổ bộ mặt trăng cỡ nhỏ, sử dụng động cơ tách rời và hạ cánh giống như BlokD. Một mô hình tàu đổ bộ mặt trăng, hình bên dưới, có vẻ nặng từ 5 đến7 tấn và có thể được đưa lên quỹ đạo mặt trăng để phi hành đoàn tạm trú. Một tàu đổ bộ mặt trăng thứ hai nặng khoảng 5 tấn và dường như có thể sử dụng nhiều lần trong Cis-Lunar (không gian giữa trái đất và mặt trăng) và là trạm vũ trụ quay quanh mặt trăng.
Bài trình bày từ hội nghị 2018, và của ông Zhou Yanfei, cũng tiết lộ về việc Trung Quốc sẽ triển khai thiết các hệ thống hỗ trợ lưu trú và phương tiện di chuyển cỡ lớn lên mặt trăng, hình bên dưới, trước khi đưa các phi hành gia của mình lên đó. Hệ thống hỗ trợ lưu trú và phương tiện di chuyển này cũng có thể sử dụng động cơ tương tự BlokD và các động cơ bên trong để tách rời và hạ cánh trên mặt trăng trong vài km cuối cùng.
Các trình bày của Trung Quốc tại cả hai hội nghị cũng tiết lộ 3 mô hình cho các trạm vũ trụ Cis-Lunar (không gian giữa trái đất và mặt trăng) cỡ nhỏ, tiết lộ gần đây nhất của ông Zhou là hình bên dưới. Chương trình không gian Artemis của Hoa Kỳ gần đây cũng phát triển một trạm vũ trụ Cis-Lunar cỡ nhỏ, nhưng các nguồn tin học thuật của Trung Quốc cho thấy sự quan tâm của nó đến các trạm vũ trụ Cis-Lunar cỡ nhỏ từ năm 2005.
Mô hình gần đây nhất của trạm vũ trụ cho phép Trung Quốc sử dụng mặt trăng để hỗ trợ sự hiện diện tại quỹ đạo chiến lược L2 Lagrangian Point – khu vực xa hơn quỹ đạo mặt trăng với các yếu tố lực hấp dẫn đối xứng, cho phép sử dụng rất ít nhiên liệu để vận hành trạm vũ trụ. Trung Quốc đang phát triển một số vệ tinh radar vũ trụ mới để đưa lên quỹ đạo L2 nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm các ngoại hành tinh quay quanh các ngôi sao. Các vệ tinh ở quỹ đạo L2 có thể được sử dụng để giám sát các di chuyển giữa Trái đất, Mặt trăng và Hỏa tinh.
Liệu Trung Quốc có đưa vũ khí lên mặt trăng để bảo vệ các trạm vũ trụ của mình, và các vệ tinh tại quỹ đạo L2, bảo toàn vị trí chiến lược “trên cao” và kiểm soát Hệ Trái đất – Mặt trăng? Khả năng cao là đội ngũ của Yanfei đã phối hợp với QĐTC để thiết kế các hệ thống vũ khí trên mặt trăng.
Nếu Hoa Kỳ thúc đẩy để thiết lập sự hiện diện đáng kể trên mặt trăng, và phối hợp cùng các đối tác quốc tế khác, thì sẽ có khả năng ngăn cản Trung Quốc quân sự hóa mặt trăng. Nhưng nếu Trung Quốc có được lợi thế đó, chương trình mặt trăng của nó sẽ có thể bao gồm các yêu cầu của QĐTC để chiến thắng các cuộc chiến trên trái đất. Trung Quốc cũng sẽ có thể thiết lập “trạm thu phí” để kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận “Nền kinh tế vũ trụ (Space Economy)” của các quốc gia khác, khả năng đảm bảo sự thịnh vượng và phát triển trên Trái đất cho các thế hệ tương lai. Bằng việc lên mặt trăng trước, Hoa Kỳ sẽ có cơ hội tốt hơn để chống lại tham vọng bá chủ toàn cầu và hơn cả thế nữa của Trung Quốc.
Ông Richard D. Fisher, Jr. là một ủy viên cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm của The Epoch Times.