Trung Quốc chống dịch, chống rét trong tình thế khó khăn, kinh tế năm 2021 vẫn bế tắc
Bắt đầu năm mới, Trung Quốc đã phải đối mặt với hình thế khó khăn kép là chống dịch bệnh và chống rét hại. Cùng lúc đó, bài toán về kinh tế năm 2021 vẫn còn là một bế tắc.
Đầu năm 2020, Trung Quốc đã từng vì sự bùng phát của virus Trung Cộng mà kinh tế gần như rơi vào trạng thái đình trệ. Đầu năm 2021, ngoài “phòng chống kép” ra, khủng hoảng tiền tệ mang tính hệ thống của Trung Quốc thêm một bước tiếp cận điểm giới hạn, mong muốn về thu nhập và chi tiêu của người dân bị ảnh hưởng lớn, kế hoạch gấp rút hồi phục kinh tế của Trung Quốc e rằng một lần nữa bị thất bại.
Cuối năm 2020, Trung Cộng tuyên truyền làm người dân hiểu lầm là dịch bệnh đã thuyên giảm, vaccine có thể bắt đầu phổ cập. Nhưng gần đây tình thế có thay đổi lớn, tại các khu vực như Tứ Xuyên ở Tây Nam, Liêu Ninh ở Đông Bắc, tỉnh Hà Bắc ở Hoa Bắc, lần lượt bùng phát dịch bệnh. Trong đó Thạch Gia Trang ở Hà Bắc là nghiêm trọng nhất.
“Virus đã âm thầm lây lan trong một thời gian” nhiều tỉnh, thành bước vào trạng thái thời chiến
Chuyên gia phân tích, đặc điểm lớn nhất của đợt dịch bệnh này là “virus đã âm thầm lây lan trong một thời gian”. Trong đó có không ít ca bệnh tập trung ở nông thôn là nơi hệ thống phòng chống dịch tương đối mỏng và yếu, hoặc là người nhiễm bệnh phải xét nghiệm axit nucleic trên 4 lần mới có kết quả dương tính. Tháng 11, 12/2020, các nơi như thành phố Thiên Tân, tỉnh An Huy, tỉnh Tứ Xuyên lần lượt chuyển sang trạng thái thời chiến.
Phân tích cho rằng, một số lượng lớn lao động nhập cư hoặc bị sa thải vì kinh tế khó khăn, hoặc vì gần đến Tết nên chủ động xin nghỉ việc, hình thành làn sóng về quê, khiến dịch bệnh tương ứng lan rộng trong nước (Trung Quốc).
Theo báo cáo, Hà Bắc dịch bệnh hung hiểm, Nội Mông Cổ “mọi nơi đều là chiến trường”, Bắc Kinh đã bước vào trạng thái chuẩn bị thời chiến, thành phố Hắc Hà tỉnh Hắc Long Giang đã “đóng cửa”, các nơi như thành phố Linh Vũ ở Ninh Hạ, Thẩm Dương, thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh đều thông báo bước vào trạng thái thời chiến. Các thành phố tuyến đầu như Thượng Hải, Quảng Châu, còn phát hiện biến thể virus có lực truyền nhiễm tăng 40% ~ 70%.
Do Trung Cộng luôn che giấu dịch bệnh, vì vậy ngoại giới nghi ngờ số lượng người nhiễm bệnh trong đợt dịch lần này ở tỉnh Hà Bắc vượt xa con số phía chính quyền công bố
Vất vả chống dịch chống rét, hoạt động kinh tế đối diện với khảo nghiệm
Tại thời điểm các nơi ở Trung Quốc bùng phát một đợt dịch bệnh mới, toàn Trung Quốc nhiều ngày liên tiếp xuất hiện thời tiết mùa đông cực kỳ lạnh, khiến “chống rét” trở thành thử thách mới. Ví dụ ở Bắc kinh xuất hiện “đợt rét thế kỷ”, luồng không khí lạnh còn ảnh hưởng đến các nơi như Thẩm Dương ở Đông Bắc, Tế Nam ở Hoa Đông và Thượng Hải, nhiệt độ ở các thành phố liên quan đạt mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Đồng thời, Nội Mông Cổ, Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, thậm chí Hồ Bắc đều có tuyết rơi dày.
Rét đậm rét hại diễn ra trên diện rộng, không chỉ ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch, mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các hoạt động sản xuất thương mại khác, gây ra áp lực lớn cho nguồn cung điện, không đủ để cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm. Còn phát sinh việc thiếu nguồn cung than, một số nhà máy không thể không cắt điện, hoạt động kinh tế gặp trở ngại.
Đầu năm 2020, do bùng phát virus Trung Cộng, kinh tế Trung Quốc gần như rơi vào trạng thái đình trệ. Học giả kinh tế Trung Quốc Lâm Thái Nghi vài ngày trước đã nhận định, dịch bệnh nghiêm trọng năm 2020 đã tấn công các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu nhập khả dụng của người dân giảm tới 25%, dự kiến tiêu dùng năm 2021 rất khó có khởi sắc lớn.
Sau khi đón năm 2021, ngoài việc phải căng mình “phòng chống kép” ra, khủng hoảng tiền tệ mang tính hệ thống thêm một bước tiếp cận điểm giới hạn. Theo đánh giá của Moody’s, năm nay ngành ngân hàng Trung Quốc sẽ đối mặt với rủi ro nợ xấu, trong khi Fitch dự đoán con số nợ xấu từ khối doanh nghiệp nhà nước sẽ còn gia tăng. Ngân hàng ANZ cũng ước tính, năm 2021 các doanh nghiệp phát triển bất động sản đối mặt với áp lực trả nợ lên tới 77.5 tỷ USD (khoảng 520 tỷ NDT); còn Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính nợ công của chính quyền Trung Cộng lên tới 92% tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
Cuối năm 2020, chính quyền Trung Cộng kỳ vọng toàn bộ các công ty Trung Quốc sẽ hoạt động và sản xuất trở lại, cho nên dự đoán nền kinh tế sẽ được hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên thực tế thì, với sự xuất hiện “khảo nghiệm kép” và đủ các tín hiệu khủng hoảng như đã nói ở trên, sợ rằng tình hình kinh tế của Trung Quốc trong năm 2021 còn ở vào hoàn cảnh khó khăn hơn so với năm trước.
Lin Yan
Tâm An biên dịch
Xem Thêm: