Trung Quốc cho Hoa Kỳ thấy thách thức tiếp theo về môi trường
Tổng thống Joe Biden và nghị trình xanh ở Hoa Kỳ đã đặt cược lớn vào các loại xe điện (EVs). Kế hoạch cơ sở hạ tầng của chính phủ đã lên lịch xây dựng nửa triệu trạm sạc mới.
Chính phủ liên bang và một số tiểu bang từ lâu đã cung cấp các khoản trợ cấp lên tới 7,500 USD cho những người mua EV. Gần đây, tất cả các nhà sản xuất ô tô trong nước—trong và ngoại quốc—đã tán thành kế hoạch của Tổng thống nhằm nâng doanh số EV lên một nửa tổng doanh số ô tô và xe tải nhẹ vào năm 2030.
Tổng thống đã mô tả các phương tiện điện tử là “một tầm nhìn về tương lai hiện đang bắt đầu diễn ra”. Trong một bài báo gần đây, ông Fred Krupp, chủ tịch của Quỹ Bảo vệ Môi trường, đã mô tả sự chuyển hướng sang xe điện là “sự phát triển ô tô trong cuộc đời chúng ta”. Trong tất cả sự thúc đẩy này—từ Tổng thống hoặc từ ông Krupp hoặc từ các nhà sản xuất ô tô hoặc từ bất kỳ nhóm môi trường nào hoặc từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA)—thậm chí không có ai đề cập về bất kỳ vấn đề nào.
EVs chắc chắn có sức hấp dẫn. EVs sẽ giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo EPA, khí thải từ xe hơi và xe tải nhẹ chiếm tới 1/4 tổng lượng khí thải ra ở Hoa Kỳ.
EVs có những đặc tính khác xứng đáng theo đúng nghĩa của EVs. EVs chạy mát hơn và êm hơn các loại xe chạy bằng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, không có gì trong cuộc sống có được mà không phải trả giá. Ví dụ, mục tiêu của Tổng thống sẽ đòi hỏi bổ sung 25% cho sản xuất điện của quốc gia. Mục tiêu này sẽ đòi hỏi kinh phí. Cũng có những câu hỏi về nguồn điện nào sẽ tạo ra điện năng bổ sung. Thủy điện và hạt nhân khó có thể bổ sung được và nếu không có những tiến bộ công nghệ lớn, thì năng lượng gió và mặt trời cũng vậy. Nếu các nhà máy phát điện sử dụng xăng, họ sẽ chọn nhiên liệu hóa thạch có ít khí thải nhất, nhưng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch này vẫn sẽ làm giảm mức kiểm soát tổng lượng khí thải đã đạt được với EVs.
Ngoài những cân nhắc này, rõ ràng là các phương tiện điện tử đe dọa ô nhiễm, chắc chắn không phải là [đe doạ] về khí nhà kính, nhưng dù sao cũng là một mối lo ngại lớn về môi trường. Mặc dù cả Tổng thống và bất kỳ người đam mê xe điện nào khác đều không đề cập đến vấn đề này, nhưng mối đe dọa này đã rõ ràng ở Trung Quốc, nơi sử dụng sớm nhất và là quốc gia sử dụng các loại phương tiện như vậy hàng đầu trên thế giới. Có vẻ như pin được sử dụng trong những chiếc xe hơi và xe tải này là độc hại. Một khi các loại pin này cạn kiệt, việc thải bỏ pin mang lại một thách thức môi trường đáng kể. Nếu Hoa Kỳ có kế hoạch đi theo con đường này, và đó là một con đường xứng đáng, thì tất cả những người có liên quan phải có kế hoạch song song để đối phó với vấn đề môi trường này.
Hoa Kỳ còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu của năm 2030 mà Tổng thống Biden vừa công bố. Cả nước hiện có khoảng 2 triệu EV trên các tuyến đường của mình. Doanh số bán những chiếc ô tô và xe tải nhẹ này chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh số, một chặng đường dài so với mục tiêu 50%. Tất cả các nhà sản xuất ô tô đã nhiệt tình tán thành kế hoạch cũng đã nói rõ rằng thành công sẽ nhờ vào nguồn tài trợ của liên bang cho nghiên cứu và phát triển chuỗi cung ứng và sản xuất, các sáng kiến mua hàng và mạng lưới sạc EV. Các điều kiện để mục tiêu này thành công sẽ áp đặt một chi phí đáng kể. (Sau khi được nghe đại diện của các công ty này, người ta có thể tha thứ cho những người hoài nghi khi họ thấy được nhiều động cơ thúc đẩy các nhà điều hành của ngành ô tô hơn là mối quan tâm đơn giản đối với hành tinh.)
Vì Hoa Kỳ hiện đang đứng sau Âu Châu, quốc gia đã có khoảng 3.2 triệu EVs trên các con đường của mình, nên họ có thể nhìn thấy tương lai ở đó và còn nhìn thấy tương lai như vậy nhiều hơn từ Trung Quốc, quốc gia có khoảng 6 triệu EVs trên các con đường của mình, bằng một nửa con số hiện có của thế giới, và một nửa khả năng sản xuất xe điện của thế giới.
Trung Quốc thực sự có thể đưa ra hướng dẫn. Vì cam kết của quốc gia đó đối với EVs có sớm hơn hầu hết các nơi, nên quốc gia này là nơi tìm hiểu trước tiên một số vấn đề liên quan, bao gồm cả việc thải bỏ pin. Vấn đề này chỉ mới xuất hiện vì pin EV có tuổi thọ từ 5 đến 8 năm. Trong một thời gian dài, có rất ít thứ để vứt bỏ. Nhưng giờ đây, nhiều loại pin trong số này đã hết thời hạn sử dụng, Trung Quốc phải tìm ra cách xử lý đối với các thiết bị đã qua sử dụng. Vấn đề này cũng không phải là một vấn đề nhỏ. Trong 12 tháng qua, Trung Quốc phải đối mặt với nhu cầu loại bỏ khoảng 200,000 tấn những thứ này. Chính phủ dự kiến con số đó sẽ tăng lên 800,000 tấn trong vòng 4 năm tới, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 40%.
Vấn đề này là một vấn đề môi trường tế nhị. Pin của EV chứa các kim loại nặng như cobalt and nickel, cả hai kim loại này đều không phân hủy trong tự nhiên. Pin của EVs cũng chứa mangan có thể gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Chỉ 500 microgam magiê trong một mét khối không khí sẽ tạo ra ngộ độc mangan ở hầu hết mọi người. Khi pin lithium xuống cấp, loại pin này tạo ra hydro florua và các chất ô nhiễm khác.
Trung Quốc đã phải đối phó với tình trạng nhiễm độc mangan liên quan đến việc xử lý pin ở tỉnh Quảng Đông. Để biết về các mức độ độc hại, một nhà khoa học liên quan đến vụ việc ở Quảng Đông, giáo sư Wu Feng thuộc Học viện Công nghệ Bắc Kinh, giải thích rằng một “pin điện thoại di động 20 gam có thể gây ô nhiễm nước trong ba bể bơi tiêu chuẩn, và nếu bị thải ra trên đất, nó có thể gây ô nhiễm một km vuông đất trong 50 năm.”
Một phần, các vấn đề của Trung Quốc bắt nguồn từ chính sách chưa hoàn thiện (không phải là một chuyện đặc biệt phổ biến ở nước này). Ngay cả Trung Cộng, từng không chịu thừa nhận bất kỳ thất bại nào trên bất kỳ mặt trận nào, cũng thừa nhận rằng trong những năm qua, khoảng một nửa số pin đã được xử lý không đúng cách. Một phần để đáp lại sự thừa nhận này nhưng cũng với sự hiểu biết rộng hơn về phạm vi của vấn đề tiềm ẩn, Trung Cộng đã cam kết giám sát chặt chẽ hơn. Nhưng nếu vấn đề chính sách này có thể giải thích cho vấn đề nhiễm độc tại Quảng Đông, thì vấn đề chính sách này chỉ nói được rất ít về vấn đề ô nhiễm tiềm ẩn ở khắp mọi nơi khi số lượng xe điện ngày càng tăng và pin của chúng lão hóa đi.
Không có gợi ý nào ở đây rằng Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào khác từ bỏ xe điện. EV sẽ giúp loại bỏ khí thải nhà kính và, như đã chỉ ra trước đó, cũng có những ưu điểm khác. Không nghi ngờ gì nữa, các công nghệ trong tương lai sẽ loại bỏ độc tính của pin EV và tìm ra những cách tốt hơn để loại bỏ chúng. Nhưng ngay cả với tất cả những lợi ích—hiện tại và tương lai—vấn đề ô nhiễm tiềm ẩn này cũng nên nhắc nhở cả công chúng và các quan chức của đất nước này rằng xe điện không phải là hàng hóa tốt như một số người vẫn giả vờ và rằng, cho dù EV quan trọng đến đâu trong tâm trí công chúng và các quan chức những ngày này, thì khí nhà kính, chắc chắn không phải là mối quan tâm duy nhất về môi trường. Hiện thực của Trung Quốc là một cảnh báo rõ ràng về những rắc rối tiềm tàng của ngày mai đối với Hoa Kỳ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là biên tập viên đóng góp của The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, một công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Trước khi gia nhập Vested, ông từng là nhà chiến lược thị trường và nhà kinh tế trưởng cho Lord, Abbett & Co. Ông cũng thường xuyên viết bài cho City Journal và viết blog thường xuyên cho Forbes. Cuốn sách mới nhất của ông là “Ba mươi ngày mai: Ba thập kỷ tiếp theo của toàn cầu hóa, nhân khẩu học và cách chúng ta sẽ sống.”
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: