Trung Quốc cân nhắc thay thế SWIFT sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga
Theo một nhà phân tích, Trung Quốc đang xem xét một giải pháp khả thi thay thế SWIFT sau khi các thành viên của hiệp hội này loại bỏ các ngân hàng Nga khỏi nhóm như một phần của lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga vì nước này xâm lược Ukraine.
Ông Mike Sun, cố vấn đầu tư tư nhân ở Bắc Mỹ và chuyên gia về Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đang xem xét cách đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây sau những gì đã được áp đặt lên Nga.
Ông Sun nói thêm, “Một khi Nga nhất định thua trong cuộc chiến với Ukraine, các nước phương Tây sẽ rảnh tay để đối phó với ĐCSTQ,” và vì vậy SWIFT sẽ là thứ không thể bỏ qua.
Tin tức Chứng khoán Thượng Hải đưa tin hôm 17/04, trong bài diễn văn tại một diễn đàn do Trường Tài chính PBC của Đại học Thanh Hoa tổ chức hôm 16/04, ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan), cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho biết có thể thay thế hệ thống SWIFT bằng Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc cho các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ (tiền tệ Trung Quốc còn được gọi là nhân dân tệ).
Ông Chu nói: “Tránh SWIFT về mặt lý thuyết là khả thi” khi đối mặt với bất ổn địa chính trị hiện nay, đồng thời cho rằng việc trao đổi cũng có thể được thực hiện thông qua hàng đổi hàng nếu không còn cách nào khác.
Nhà lập pháp tài chính này cho biết, vì SWIFT được sử dụng như một công cụ trừng phạt của phương Tây, nên phải xác định các kênh giao dịch thay thế để bảo đảm hỗ trợ cho thương mại.
Ông Sun nói, “Đây dường như là một bài kiểm tra về sức chống đỡ để ĐCSTQ có thể đối phó với các lệnh trừng phạt sắp tới.”
Sau khi Nga xâm lược Ukraine, càng có nhiều dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược vào Đài Loan. Trong khi đó, ĐCSTQ dự đoán rằng nếu chiếm Đài Loan về mặt quân sự, nước này chắc chắn sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, giống như Nga.
Ông Chu thừa nhận: “Nhưng có nhiều việc phải làm nếu cần thay thế SWIFT,” và nói, CIPS được thiết kế cho các khoản thanh toán xuyên biên giới của Nhân dân tệ và có các chức năng thanh toán và thanh toán xuyên biên giới, và có các chức năng kết toán, và bù trừ, nhưng CIPS chỉ cho phép sử dụng một số loại tiền tệ chính. Mặc dù CIPS có một số chức năng liên lạc nhất định, nhưng chúng không hoàn toàn khả dụng.
Ngược lại, SWIFT là một tổ chức truyền thông chịu trách nhiệm liên lạc trước khi thanh toán quốc tế, việc thanh toán và bù trừ được hoàn thành bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau tùy theo hệ thống của từng quốc gia.
SWIFT, tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các dịch vụ nhắn tin tài chính an toàn, giúp người dùng trên khắp thế giới liên lạc và trao đổi các lệnh tài chính được chuẩn hóa một cách an toàn thông qua các kênh đáng tin cậy.
Nền tảng, sản phẩm, và dịch vụ gửi tin nhắn của SWIFT kết nối hơn 11,000 ngân hàng, tổ chức chứng khoán, cơ sở hạ tầng thị trường, và doanh nghiệp sử dụng trên toàn thế giới, bao gồm hơn 200 quốc gia và khu vực.
Một số ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT do cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Hôm 27/02, tất cả các quốc gia thành viên G7 bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Pháp, Đức, Ý, và Nhật Bản đã tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và cắt đứt một phần hệ thống SWIFT.
Năm 2014, sau khi Nga xâm lược Crimea, Ngân hàng Trung ương Nga đã phát triển hệ thống SPFS để giảm bớt áp lực về khả năng bị loại bỏ khỏi hệ thống SWIFT. Theo thông tin được công bố trên trang web của Ngân hàng Trung ương Nga, SPFS, tương tự như SWIFT, là hệ thống cung cấp thông tin tài chính của Nga, bảo đảm thông tin tài chính không bị gián đoạn trong nước Nga.
Được đồng sáng lập bởi Ngân hàng Trung ương vào năm 2012, Trường Tài chính PBC của Đại học Thanh Hoa tổ chức diễn đàn tài chính hàng năm kể từ năm 2014 và thường quy tụ các quan chức cao cấp và nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính. Diễn đàn công bố một báo cáo về các chính sách tài chính của Trung Quốc trong năm.
Ông Chu Tiểu Xuyên hiện là chủ tịch của Diễn đàn Tài chính Trung Quốc do Ngân hàng Trung ương đứng đầu.
Bà Kathleen Li đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009 và tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà là một kỹ sư, làm việc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kết cấu tại Úc.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: