Trung Cộng muốn tốc chiến tốc thắng chiếm Đài Loan nhưng thời cơ chưa chín muồi!
Gần đây Reuters đã đăng một bài phân tích quân sự chuyên sâu với tiêu đề “Sáu bước tấn công Đài Loan” của Trung Cộng. Bài viết đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, trình tự và nội dung từng bước lại hoàn toàn khác với chiến lược của Trung Cộng. Nếu Bắc Kinh bất chấp rủi ro muốn tấn công Đài Loan thì nó sẽ đặt việc tốc chiến tốc thắng và đối phó sự can thiệp của Hoa Kỳ lên là mục tiêu hàng đầu. Và nếu muốn làm được cả hai điều này, thì phải đợi đến năm 2030-2035.
Vào ngày 5/11, Reuters đã đăng một bài báo đặc biệt có tựa đề Special Report T-DAY: The Battle for Taiwan (tạm dịch: Báo cáo Đặc biệt Ngày T: Trận chiến giành Đài Loan). Bài viết đã chỉ ra 6 kịch bản có thể xảy ra khi Trung Cộng chiếm Đài Loan, bao gồm xâm lược đảo Kim Mã, phong toả Đài Loan, xâm lược toàn diện và hậu quả tồi tệ nhất là xảy ra cuộc đại chiến ở Đông Á.
Chuyên gia quân sự, nhà nghiên cứu của Hiệp hội Tầm nhìn Chiến lược Trung Quốc, ông Yết Trọng đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Epoch Times rằng: “Sáu bước tấn công Đài Loan” đã nêu bật lên tình hình căng thẳng tại eo biển Đài Loan, khiến nó trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Thịnh Đốn, vốn rất quan tâm đến vấn đề lực lượng vũ trang Trung Cộng xâm phạm Đài Loan trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tác giả của bài viết vẫn không thực sự hiểu các vấn đề nội bộ của Trung Cộng, cũng như không thể phản ánh phương châm của Trung Cộng đối với Đài Loan.
Vũ khí và hệ thống tác chiến của Hoa Kỳ đang trong giai đoạn chuyển tiếp
Vì Trung Cộng thường xuyên tổ chức các hoạt động quân sự quanh Đài Loan, cường độ cũng ngày càng mạnh hơn. Ông Yết Trọng nhận định, nhân tố nêu trên cộng với thực tế là mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Bắc và Hoa Thịnh Đốn không có dấu hiệu cải thiện, khiến cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, trở nên đặc biệt lo lắng rằng liệu Trung Cộng sẽ khai triển những hành động mạo hiểm trên eo biển Đài Loan vào năm 2027 (tròn 100 năm ngày thành lập Quân đội) hay không.
Mặc dù sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ hơn xa so Trung Quốc, nhưng quan ngại của Hoa Kỳ cũng phản ánh một sự thật. Ông Yết Trọng giải thích, vì chiến lược tác chiến quân sự hiện tại của quân đội Hoa Kỳ đang trong giai đoạn chuyển đổi. Cũng tức là những thiết bị mới nghiên cứu và phát triển của quân đội Hoa Kỳ bao gồm hỏa tiễn siêu thanh, hệ thống tác chiến không người lái và tác chiến Dữ liệu lớn Big Data, v.v. có thể không được sử dụng ngay lập tức trong quân sự.
“Điều này khiến các tướng lĩnh tiền tuyến của Hoa Kỳ lo ngại về việc liệu khả năng ngăn chặn Quân đội Trung Cộng của Hoa Kỳ có bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi quân sự này không. Cũng như khả năng quân đội Trung Cộng sẽ lựa chọn hành động ở eo biển Đài Loan vào năm 2027.”
Trung Cộng tác quái, quốc tế dấy lên làn sóng thảo phạt
Ngoài ra, báo chí Hoa Kỳ cũng nghi ngờ rằng Trung Cộng dường như đang rêu rao tuyên truyền về chuẩn bị phát động chiến tranh. Tại một số nơi, người dân còn nhận được balo tác chiến khẩn cấp và thông báo huấn luyện dân quân do chính phủ ban hành.
Tại Diễn đàn An ninh Aspen, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cho biết Quân đội Trung Cộng chắc chắn đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Đài Loan. Nhưng theo ông, họ sẽ khó có thể hành động trong vòng hai năm tới. Ông còn nhấn mạnh rằng quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng bảo vệ Đài Loan.
Còn nói về vấn đề Hoa Kỳ liên tục nhấn mạnh việc bảo vệ an ninh tại eo biển Đài Loan và ngăn cản Trung Cộng bất chấp tất cả mà tiến công vào Đài Loan. Ông Yết Trọng nhận định, thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ là vì quan hệ 3 bên giữa Mỹ-Trung-Đài vẫn còn căng thẳng, khiến cộng đồng quốc tế và Hoa Thịnh Đốn luôn phải nghiên cứu đường đi nước bước của Trung Cộng. Nó cũng hình thành một làn sóng thảo luận sôi nổi về cuộc xâm lược vũ trang của quân đội Trung Cộng đối với Đài Loan và ngăn cản kế hoạch tấn công Đài Loan bằng vũ lực của Trung Cộng.
Mục tiêu ưu tiên của Quân đội Trung Cộng: Chiếm lĩnh toàn Đài Loan, tốc chiến tốc thắng
Theo “Sáu bước tấn công Đài Loan”, kịch bản đầu tiên là Trung Cộng sẽ sắp xếp các hoạt động quân sự theo phương thức “đi-dừng”. Ông Yết Trọng giải thích, theo chiến lược quân sự tấn công Đài Loan hiện nay do các sĩ quan của Trung Cộng đã nhấn mạnh, thì chỉ có 2 mục tiêu.
Ông phân tích thêm rằng mục tiêu tác chiến đầu tiên là “chiếm toàn bộ Đài Loan”. Khi đó vấn đề Đài Loan mới được giải quyết thực sự triệt để và không để những thế lực khác có cơ hội lật ngược tình thế.
Bước thứ hai là “tránh sự can thiệp có thể xảy ra của quân đội Hoa Kỳ” và gây ra hiệu ứng dây chuyền nhắm vào Trung Quốc. Quân đội Trung Cộng nhấn mạnh phải cố gắng hết sức đánh nhanh thắng nhanh, không để quân đội Hoa Kỳ can thiệp và để các nước láng giềng có thời gian bàn mưu, xảy ra hiệu ứng dây chuyền cũng tức là các nước đồng minh đoàn kết lại với nhau bao vây Trung Cộng.
Reuters bình luận, nếu dựa vào 2 mục tiêu này, thì bốn bước đầu tiên là “dùng chiến tranh để ép đàm phán”. Nhưng trong mắt của quân đội Trung Cộng, chiến lược này vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn chiếm được toàn bộ Đài Loan. Nếu kế hoạch dùng chiến tranh để ép đàm phán bất thành, thì Trung Cộng sẽ lại dùng vũ lực xâm lược Đài Loan. Nhưng điều này lại không phù hợp với yêu cầu tốc chiến tốc thắng ban đầu, còn khiến Đài Loan có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng, và khiến cộng đồng quốc tế có cơ hội can thiệp vào.
Từ những phân tích trên, ông Yết Trọng cho rằng khi nội bộ quân đội Trung Cộng thảo luận vấn đề này, họ sẽ tìm cách không để những khả năng này xảy ra.
Đài Loan xác định ba biện pháp ứng phó trước nguy cơ bị Trung Cộng thôn tính
Để đối phó với áp lực ngày càng tăng của Bắc KInh, vào ngày 9/11, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xuất bản cuốn sách “Báo cáo Quốc phòng”, tập trung vào 3 biện pháp ứng phó khi Trung Cộng tấn công Đài Loan. Đó là “phong tỏa giao thông”, “tấn công hỏa tiễn” và “tác chiến đổ bộ.”
Bộ Quốc phòng bày tỏ, cũng có khả năng quốc tế sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với kế hoạch xâm lược Đài Loan của kẻ thù (ám chỉ Trung Cộng). Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đưa ra các hành động và kế hoạch liên quan dựa trên hành động và ý định của kẻ thù. Bộ Quốc phòng cũng sẽ lập kế hoạch tác chiến, thử nghiệm và chỉnh sửa kế hoạch tác chiến để tăng cường khả năng chiến đấu và theo dõi chặt chẽ các hành động của kẻ thù.
Sách Báo cáo Quốc phòng đã đề cập, trước tình hình Trung Cộng mở rộng các vùng chống tiếp cận, chống xâm nhập, khống chế hàng hải và khả năng tấn công đa điểm của Đội cảnh sát phản ứng nhanh Tam Tê của Trung Cộng ngày càng hoàn thiện, làm thế nào để phát huy các lợi thế địa lý của hệ thống đảo phòng thủ đã trở thành hướng đi chính của Đài Loan trong cuộc chiến tranh phi đối xứng này.
Chuyên gia: Không phải chỉ tấn công Đông Sa
Vậy Trung Cộng có trực tiếp tấn công đảo Đông Sa và buộc Đài Loan phải thương lượng hay không? Về vấn đề này, ông Yết Trọng nhận định, mục tiêu hàng đầu của Trung Cộng là tập trung lực lượng lớn nhất, đánh chiếm đảo Đài Loan bằng hình thức tốc chiến tốc thắng. Sau đó, trong quá trình xâm lược vũ trang đảo Đài Loan, nó sẽ đánh chiếm đảo Đông Sa. Nhưng không phải là nó chiếm được đảo Đông Sa rồi mới buộc Đài Loan phải đàm phán. Điều này là vì nếu Đài Loan không khoan nhượng thì có thôn tính được một đảo Đông Sa cũng chẳng có ích gì với Trung Cộng.
Vì vậy, suy luận “Sáu bước tấn công Đài Loan” không thể phản ánh tình hình thực tế hoạt động tấn công Đài Loan bằng vũ trang của Quân đội Trung Cộng. Thậm chí, cả phương thức tác chiến và thời điểm tấn công đều ngược lại với hai nhân tố trọng yếu trong kế hoạch của Trung Cộng là thôn tính thẳng đảo Đài Loan và phương châm tốc chiến tốc thắng.
Ông Yết Trọng tin rằng mặc dù “Sáu bước tấn công Đài Loan” khác với chiến lược chính của Trung Cộng, nhưng nó lại giống với quan điểm của một số người trong Trung Cộng. Do đó “lấy chiến tranh để buộc đàm phán” chỉ là một trong số nhiều những kịch bản khác nhau. Ông nhấn mạnh, quan điểm chủ đạo của Trung Cộng hiện nay là lấy chiến tranh để buộc đàm phán sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề Đài Loan. Đó cũng không phải là kế hoạch được ưu tiên.
Trung Cộng khi nào bắt đầu xâm lược vũ trang Đài Loan? Ông Yết Trọng cho biết, nếu chỉ nhìn vào khả năng chiến đấu và kế hoạch xây dựng quân đội của Trung Cộng, thì có thể thấy nó đặt việc tốc chiến tốc thắng và đối phó sự can thiệp của Hoa Kỳ lên là mục tiêu hàng đầu. Nếu muốn đồng thời làm được cả hai điều này, thì phải đợi đến năm 2030-2035.
Mặc dù Trung Cộng chưa đủ thực lực để xâm chiếm Đài Loan, nhưng ông Yết Trọng cũng đặc biệt nhắc nhở, đối với Trung Cộng, việc sử dụng vũ lực để xâm lược Đài Loan là một quyết sách chính trị dựa trên nhận định của Trung ương Đảng Trung Quốc về tình hình chính trị. Ví dụ, nếu Trung Cộng đánh hơi được bất cứ nguy cơ chính trị nào, ví như chế độ của nó bị lung lay, kể cả kế hoạch xâm lược Đài Loan chưa chín muồi (do quân đội chưa hoàn thiện, cộng đồng quốc tế vào cuộc bảo vệ Đài Loan, v.v), nó cũng sẽ bất chấp tất cả tấn công Đài Loan. Do đó, ông kêu gọi Đài Loan cần đặc biệt thận trọng!
Do Giang Vũ Thiền, Tôn Vân thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: