Trung Cộng liên tiếp thất bại sau 5 lần phóng hỏa tiễn
Trong nỗ lực thống trị không gian, ngày 10/7, Trung Cộng thực hiện phóng hỏa tiễn lần thứ 5 trong vòng 4 tháng qua, nhưng thừa nhận lại thất bại.
Vụ phóng hỏa tiễn đầu tiên diễn ra hồi tháng Ba. Bắc Kinh đã phóng hỏa tiễn Kuaizhou-11, là loại hỏa tiễn chuyên chở lớn nhất mà Trung Quốc sở hữu cho đến nay, tại một căn cứ ở Nội Mông. Vụ phóng này đã thất bại khi vừa cất cánh, làm phá hủy 2 vệ tinh liên lạc.
Lần phóng hỏa tiễn thứ 5 là vào tháng Bảy. Hiện chính quyền Trung Quốc vẫn đang xem xét nguyên nhân thất bại.
Trung Cộng lên kế hoạch cho việc ra mắt hỏa tiễn Kuaizhou-11 từ cuối năm 2016, nhưng đã phải hoãn lại nhiều lần do những trục trặc kỹ thuật.
Trung Cộng vẫn chưa cung cấp thông tin về ước tính thiệt hại tài chính sau những lần phóng hỏa tiễn thất bại và các vệ tinh bị phá hủy.
Sự cố trước đây
Trung Cộng đã liên tiếp thất bại trong nỗ lực đưa các vệ tinh vào không gian trong năm qua.
Ngày 16/6, Bắc Kinh phải cho tạm dừng việc phóng vệ tinh dẫn đường Beidou trong một tuần, do các vấn đề kỹ thuật. Một tuần sau đó, Trung Cộng đã cho lắp đặt vệ tinh cuối cùng với mục đích cung cấp một hệ thống định vị toàn cầu (GPS) thay thế, nhằm cạnh tranh với hệ thống GPS của Hoa Kỳ.
Ngày 5/5, Bắc Kinh cho phóng hỏa tiễn Trường Chinh-5B cỡ lớn với khả năng chở theo 20 tấn hàng hóa. Sau đó, hỏa tiễn này đã rơi xuống Đại Tây Dương do gặp trục trặc, sau khi bay qua Los Angeles và Công viên Trung tâm New York.
Tháng Tư, Bắc Kinh phóng hỏa tiễn Trường Chinh-3B mang theo vệ tinh viễn thông của Indonesia có tên là Palapa-N1, một vệ tinh viễn thông băng tần rộng. Hỏa tiễn này đã phát nổ chưa đầy 1 phút sau khi cất cánh.
Ngày 16/3, Bắc Kinh đã thất bại khi phóng hỏa tiễn phiên bản mới của mình, hỏa tiễn Trường Chinh-7A, trong lần đầu tiên ra mắt.
Trong báo cáo đánh giá mối đe dọa không gian năm 2019, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington đã chỉ ra rằng, Trung Cộng là một trong 4 quốc gia có nguy cơ lớn nhất đối với các hệ thống hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ. Trung Cộng đã chi khoảng 11 tỷ USD cho các chương trình không gian.
Trích dẫn thông tin từ Trung Quốc cho biết: “Đạt được ưu thế về không gian có nghĩa là Trung Cộng phải bảo đảm khả năng sử dụng toàn bộ tài nguyên không gian của mình đồng thời làm suy giảm, phá vỡ hoặc phá hủy các khả năng không gian của đối thủ”.