Trung Cộng đấu với Hoa Kỳ, và trận chiến giành quyền thống trị khoa học
Theo ông Joe Augustyn-một cựu chiến binh vẻ vang của CIA-khi các sinh viên sau đại học từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ, các quan chức ở Bắc Kinh sẽ tóm lược cho họ trước khi họ khởi hành và cũng tóm lược cho họ “khi họ quay trở lại.”
Điều này khiến cho quyết định từ chối đơn xin thị thực đối với 500 sinh viên STEM-tất cả đều là sinh viên sau đại học-của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ trở thành một quyết định khôn ngoan. Rốt cuộc, mong muốn của Trung Cộng trong việc trộm cắp tài sản trí tuệ và thực hiện các hành vi gián điệp, thực ra là hai mặt của cùng một đồng tiền, là tham lam vô độ. Hành động thâm nhập vào các thể chế quan trọng của Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục là một mục tiêu chính của Trung Cộng. Việc [Trung Cộng] nhắm mục tiêu đến các tâm chấn của tiến bộ khoa học [là] hoàn toàn dễ hiểu, vì các cuộc chiến tranh của ngày mai sẽ được chiến thắng trên không gian mạng, chứ không phải trên các chiến trường xa xôi. Trung Cộng hiểu rõ điều này hơn ai hết, vì vậy có mong muốn gửi thật nhiều sinh viên STEM đến Hoa Kỳ-quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học.
Nhưng sinh viên Mỹ thì sao? Họ có muốn theo đuổi sự nghiệp STEM không? Câu trả lời dường như là một chữ “không” vang dội. Theo các nhà nghiên cứu của Pew, sinh viên Mỹ nhận thấy [ngành] STEM thật là gian nan. Họ cho rằng khoa học, toán học và kỹ thuật quá khó. Gần đây hơn, tác giả Marco Sanau cảnh báo rằng quốc gia này đang ở bên bờ vực của “một cuộc khủng hoảng công nghệ nghiêm trọng,” vì nó đã “tụt hậu so với cả Trung Quốc và Ấn Độ trong việc đào tạo sinh viên tốt nghiệp toán, khoa học và kỹ thuật. Ông Sanau viết, điều này sẽ có “tác động đáng kể đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hoa Kỳ và tính hiệu quả của chiến lược phòng thủ quốc gia phụ thuộc vào công nghệ của Hoa Thịnh Đốn.” Cuộc khủng hoảng STEM, theo chúng tôi được biết, đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Khi các chuyên ngành khoa học xã hội như nhân chủng học và xã hội học ngày càng trở nên phổ biến, thì các môn khoa học khó sẽ phai dần vào quên lãng.
Giáo dục trẻ em hôm nay cho thế giới ngày mai
Ông Malcolm X nổi tiếng với việc gọi giáo dục là “giấy thông hành đến tương lai.” Ông lập luận ngày mai thuộc về “những ai đã chuẩn bị từ hôm nay.” Việc cân nhắc tương lai gắn chặt với STEM, và nhiều sinh viên Mỹ không được trang bị tốt cho những thách thức đang chờ đợi, tương lai trông có vẻ khá bất định.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, các chuyên ngành đại học phổ biến nhất bao gồm kỹ thuật nhu liệu, kỹ thuật thông tin điện tử, tự động hóa, khoa học và công nghệ tính toán cũng như toán học ứng dụng. Bây giờ, trước khi tôi bị buộc tội ca ngợi Trung Quốc, tôi xin nói rõ một điều: giống như người lớn không cần phải được ca ngợi vì thấy sự khôn ngoan trong cách đánh răng của họ, các quốc gia không nên nhận được lời tán dương vì đã nhận ra tầm quan trọng của toán học, khoa học và kỹ thuật. Đó là lẽ thường tình. Tuy nhiên, khi các quốc gia phớt lờ tầm quan trọng của STEM, dù là tỉnh táo hay là ngược lại, thì bảo đảm chắc chắn rằng [họ] sẽ nhận được những lời chỉ trích.
Ngay bây giờ, Hoa Kỳ đang bị xé nát bởi Thuyết Sắc tộc Trọng yếu. Như Christopher Rufo đã thể hiện một cách chuyên nghiệp, trẻ nhỏ trên khắp đất nước đang được tiếp xúc với những ý tưởng cấp tiến, không có thực tế. Giáo dục đã được thay thế bằng sự nhồi sọ. Các hệ tư tưởng bất chính hiện tràn ngập mọi khía cạnh của nền giáo dục Hoa Kỳ, từ các trường công lập thẳng tới các trường đại học ưu tú. Ví dụ, tại Yale, một bác sĩ về tâm thần gần đây đã được mời đến nói chuyện với sinh viên, và cuộc nói chuyện mà cô ấy chắc chắn đã làm … chủ yếu là về những mơ tưởng của cô ấy về việc hành quyết người da trắng.
Đây có thực sự là cách chuẩn bị tốt nhất cho học sinh sinh viên cho thế giới ngày mai hay không? Những kỹ năng quý giá nào đang được học đây? Ai sẽ được hưởng lợi khi đất nước này bị chia cắt và bị phân tâm bởi những điều vô nghĩa về chủng tộc? Không phải là Hoa Kỳ đâu.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều đã mất, còn xa mới như vậy. Có một lý do tại sao rất nhiều sinh viên ngoại quốc theo đuổi bằng cấp của các trường đại học Hoa Kỳ, và đó là bởi vì Hoa Kỳ là quê hương của một số trường đại học tốt nhất trên thế giới. Hơn nữa, quốc gia này vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi các trường đại học danh tiếng như Yale bị biến thành những hầm chôn trí tuệ, cần phải đặt ra nhiều câu hỏi. Nếu trẻ em được dạy rằng toán học là phân biệt chủng tộc, thay vì các nguyên tắc cơ bản của toán học, thì ai được lợi đây? Trẻ em ư? Hoàn toàn không phải vậy. Trung Cộng ư? Đúng thế, và bất kỳ quốc gia nào khác tìm cách gây hại cho Hoa Kỳ. Để trang bị cho trẻ em hôm nay cho thế giới ngày mai, một kiến thức toàn diện về khoa học và toán học là vô cùng quan trọng.
Để chống lại Trung Quốc, như tôi đã đề nghị ở đâu đó rồi, rằng rất cần có một sự tái hợp với khoa học. Năm nay, Tổng thống Biden hứa sẽ chi 250 tỷ USD cho nghiên cứu khoa học. Năm ngoái (2020), Trung Quốc đã chi nhiều hơn Hoa Kỳ 128 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Với những lời kêu gọi hùng hồn của ông Tập Cận Bình nhằm tăng tốc các thành tựu khoa học của đất nước, hãy chờ xem các khoản đầu tư lớn sẽ tiếp tục và sẽ tăng quy mô.
Hiện tại, Hoa Kỳ rõ ràng đang ở một vị trí cường quốc về khoa học. Tuy nhiên, chính phủ ông Biden phải làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để giải quyết cuộc khủng hoảng STEM—ngay bây giờ, trước khi quá muộn. Vì lợi ích tốt nhất của mọi người Mỹ, vô luận là màu da hay đảng phái chính trị nào, [phải] được chuẩn bị cho các cơ hội cũng như các mối đe dọa đang chờ đợi. Để làm được điều này, các kỹ năng STEM không chỉ cần thiết mà chúng khẳng định là then chốt.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo có uy tín khác. Ông cũng là một nhà báo chuyên mục tại Cointelegraph.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do John Mac Ghlionn thực hiện
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: