Trung Cộng đang thu thập dữ liệu DNA của người dân Hoa Kỳ
Trung Cộng đã coi việc thu thập dữ liệu chăm sóc sức khỏe, bao gồm thông tin di truyền, là một ưu tiên quốc gia.
Kế hoạch 5 năm mới nhất kéo dài đến cuối năm 2025 được đặt tên là “nghiên cứu công nghệ sinh học và di truyền” được coi là một lĩnh vực then chốt đối với “an ninh quốc gia và sự phát triển toàn diện.”
THÚC ĐẨY ĐỂ VƯỢT MẶT HOA KỲ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC
- Một lượng lớn thông tin di truyền (toàn bộ trình tự gen của một người) có thể thúc đẩy sự phát triển y học chính xác—một lĩnh vực tân tiến nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp đặc điểm di truyền, môi trường và lối sống của một người—cho phép Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ trở thành dẫn đầu thế giới về công nghệ sinh học.
- Sự đa dạng sắc tộc khiến thông tin di truyền của người dân Hoa Kỳ đặc biệt có giá trị đối với Trung Quốc. Điều này là do các bộ dữ liệu đa dạng hơn thì hữu dụng hơn trong nghiên cứu chẩn đoán các bệnh lý di truyền.
- Dữ liệu di truyền hàng loạt cũng có thể được sử dụng để cải tiến các công cụ trí tuệ nhân tạo của Bắc Kinh.
THU THẬP DỮ LIỆU HỢP PHÁP VÀ BẤT HỢP PHÁP
Đầu tư và Mua lại
- Các công ty Trung Quốc đầu tư vào các hãng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực quản lý chăm sóc sức khỏe và dữ liệu cá nhân nhạy cảm đã cho phép họ thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và truy cập vào các dữ liệu này.
- Năm 2013, Tập đoàn di truyền BGI Trung Quốc đã mua lại nhà sản xuất máy giải trình tự gen Complete Genomics có trụ sở tại California với giá 118 triệu USD.
- Từ khi đại dịch xảy ra, BGI đã phát triển các bộ xét nghiệm COVID-19 và hỗ trợ các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Đến tháng 08/2020, công ty này đã bán được 35 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 cho 180 quốc gia và xây dựng 58 phòng thí nghiệm ở 18 quốc gia. Không có phòng thí nghiệm nào được thiết lập tại Hoa Kỳ.
- Cựu Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) William Evanina cảnh báo rằng các phòng thí nghiệm của BGI giống như những chú con ngựa thành Troy: bằng cách lắp đặt thiết bị giải trình tự gen tại Hoa Kỳ, các công ty này có thể khai thác thiết bị để sở hữu thông tin di truyền của người dân Hoa Kỳ.
- Vào năm 2015, công ty đầu tư WuXi Healthcare Ventures của Trung Quốc đã đầu tư vào 23andMe, một công ty của Hoa Kỳ cung cấp xét nghiệm di truyền cho khách hàng và nắm giữ một cơ sở dữ liệu lớn về gen.
VŨ KHÍ HÓA DỮ LIỆU DI TRUYỀN
- Theo Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC), dữ liệu gen có thể được Bắc Kinh vũ khí hóa cho hoạt động quân đội và tình báo nhắm vào người dân Hoa Kỳ.
- NCSC cho biết dữ liệu di truyền kết hợp với thông tin cá nhân khác bị đánh cắp trong các cuộc tấn công mạng trước đây có thể được Bắc Kinh sử dụng để “nhắm mục tiêu chính xác” vào các cá nhân trong chính phủ Hoa Kỳ hoặc các công ty Hoa Kỳ để “theo dõi, thao túng hoặc tống tiền.”
- Ví dụ, nhà cầm quyền này có thể xác định các điểm yếu [của mục tiêu]—chẳng hạn như nghiện ngập hoặc bệnh tâm thần—bằng cách phân tích dữ liệu di truyền và hồ sơ sức khỏe. Những thông tin như vậy có thể được sử dụng để nắm thóp, nhằm tuyển dụng người ngoại quốc làm gián điệp cho Trung Cộng hoặc trấn áp những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại.
CỘNG TÁC
- Các công ty Trung Quốc cung cấp dịch vụ giải trình tự gen chi phí thấp cũng đã hình thành quan hệ đối tác với các bệnh viện, trường đại học và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ. Việc này cho phép họ có quyền truy cập vào dữ liệu di truyền của Hoa Kỳ. Một báo cáo năm 2019 chỉ ra rằng có ít nhất 15 công ty Trung Quốc đã có giấy phép xét nghiệm gen hoặc giải trình tự gen cho bệnh nhân Hoa Kỳ.
- Một báo cáo năm 2019 cho thấy có ít nhất 15 công ty Trung Quốc đã được cấp phép để thực hiện xét nghiệm di truyền hoặc giải trình tự [gene] trên bệnh nhân Hoa Kỳ
TẤN CÔNG MẠNG
- Những năm gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng đã tích lũy một lượng lớn dữ liệu sức khỏe và các dữ liệu cá nhân khác của người dân Hoa Kỳ thông qua một số vụ tấn công mạng lớn.
- Năm 2014, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập công ty bảo hiểm y tế Anthem của Hoa Kỳ, đánh cắp số nhận dạng sức khỏe, tên, ngày sinh, địa chỉ, số An sinh Xã hội cũng như dữ liệu việc làm và thu nhập của 78 triệu khách hàng. Vào năm 2019, Bộ Tư pháp đã buộc tội hai công dân Trung Quốc vì vụ tấn công này.
- Năm 2014, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ, đánh cắp 23 triệu hồ sơ của các nhân viên liên bang, bao gồm cả thông tin cá nhân nhạy cảm được nộp vào để bảo đảm an ninh.
Ban Biên Tập The Epoch Times
Thu Anh biên dịch
Xem thêm: