Trung Cộng từ lâu đã tuyên chiến với Hoa Kỳ
Phần 1 của loạt bài gồm 3 phần: Cuộc chiến của Trung Cộng đối với Mỹ
Kỷ nguyên của một chế độ Trung Cộng “nhân từ” đã qua từ lâu; chiến tranh đã được tuyên bố từ nhiều năm trước.
Trung Quốc cộng sản đã tham chiến với đối thủ chính của mình – Hợp chúng quốc Hoa Kỳ – trong nhiều năm qua. Đáng buồn thay, hầu hết người Mỹ đã không chú ý đến điều này. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Cộng Hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa trở nên tạm yên ắng, với một chính sách chung được ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) thích số ba vì những lý do văn hóa và tín ngưỡng. Ví dụ, số ba là con số biểu tượng trong Phật Giáo, và tam tài Thiên, Địa, Nhân; và thể hiện sự tôn kính sâu sắc đối với thời tam quốc trong lịch sử.
Không coi nhẹ tín ngưỡng và vận may, Trung Cộng thường lợi dụng số ba để theo đuổi các mục tiêu và mục đích của mình.
Rất nhiều “số ba” đã được Trung Cộng sử dụng từ năm 1949.
Học thuyết Ba Giai Đoạn của cuộc chiến cách mạng của Mao Trạch Đông, bao gồm thiết lập một căn cứ hoạt động an toàn, mở rộng các khu vực được kiểm soát thông qua việc khủng bố và các cuộc tấn công vào các đơn vị riêng biệt của kẻ thù, tiêu diệt kẻ thù trong trận chiến quy mô lớn.
Ba Quy Tắc Chính của Mao về kỷ luật của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) là :1) tuân theo mọi mệnh lệnh; 2) không được lấy gì dù là một cây kim hay sợi chỉ của dân chúng; 3) giao nộp mọi thứ tịch thu được.
Chiến dịch Ba Chống của Mao “nhắm vào các cán bộ cộng sản đã trở nên quá thân cận với những nhà tư sản Trung Quốc”.
Học thuyết Ba thế giới của Mao đã gọi Hoa Kỳ và Liên Xô vào thời điểm đó là thế giới thứ nhất, thế giới thứ hai gồm Nhật, Canada, và Âu Châu, thế giới ba là những nước còn lại.
Thuyết Ba Cuộc Chiến gồm cuộc chiến dư luận, cuộc chiến tâm lý, và cuộc chiến pháp lý.
Ba thông cáo Hoa Kỳ-Trung Quốc từng thiết lập nên “chính sách một Trung Quốc” đầy khiếm khuyết mà về cơ bản là đã nhượng lại Đài Loan cho Trung Quốc.
Xu hướng lợi dụng “con số ba may mắn” của Trung Cộng bắt đầu từ cấp cao nhất với việc bổ nhiệm lãnh đạo cầm quyền Trung Quốc là tổng bí thư Trung Cộng, chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân (CHND) Trung Hoa, và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập Cận Bình quả là may mắn! Ba chức vụ do cùng một người đảm nhận, vốn là yếu tố cốt lõi của chế độ độc tài Trung Cộng, trên lý thuyết và thực tiễn thì được kiểm soát duy nhất bởi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi lên nắm quyền, ông Tập đã khởi động chiến dịch bộ ba của riêng mình. Bộ ba đầu tiên liên quan đến những sáng kiến kinh tế phô trương: Sáng kiến Vành đai và Con Đường (BRI hay còn được gọi là “Một vành đai, Một con đường”), Made in China 2025, và Con đường Tơ lụa Trên biển Thế kỷ 21. Bộ ba sáng kiến này đều nhằm củng cố Trung Quốc trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới của mọi thời đại.
Một ví dụ nữa về bộ ba của ông Tập đã được công bố vào năm ngoái tại Hội nghị thượng đỉnh Thương mại Quốc tế Trung Quốc trong Dịch vụ Thương mại Toàn cầu 2020: 1) cùng tạo ra môi trường hợp tác cởi mở và hòa nhập; 2) cùng kích hoạt động lực hợp tác đi theo hướng đổi mới; và 3) cùng tạo lập một hoàn cảnh hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Ví dụ thứ ba là “nghị quyết lịch sử thứ ba” của ông Tập tại phiên họp toàn thể lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung Ương Trung Cộng lần thứ 19 hồi đầu tháng 11, theo tin tức của các phương tiện truyền thông nhà nước. Cụm từ “lịch sử” ở đây có nghĩa là nghị quyết của ông Tập Cận Bình là nghị quyết thứ ba tiếp nối sau Mao và Đặng. Ông Tập cũng tìm cách đạt được quyền lực cao hơn nữa bằng giành chiến thắng cho một nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba hiếm hoi, nâng tầm ông trở thành “nhà lãnh đạo tối cao” của Trung Quốc bên cạnh Mao và Đặng. Có thể ông ta sẽ đạt được mục tiêu cá nhân của mình trong Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 20 vào năm 2022.
Nhưng ba bộ ba quan trọng nhất là việc ông Tập khởi xướng và/hoặc tiếp tục ba bộ ba cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ theo một cách khác biệt lớn so với các chính sách của ông Đặng và những người kế nhiệm sau đó. Những chính sách của ông Đặng không quá hiếu chiến và không bao gồm việc thâm nhập, hợp tác, và tận dụng các tổ chức quốc tế để tiếp cận với các nguồn lực, đầu tư trực tiếp của ngoại quốc, công nghệ tân tiến, và các cách thức của phương Tây để khôi phục nền kinh tế Trung Quốc và tầng lớp chuyên gia vốn đã bị hủy hoại trong suốt Cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao.
Ba bộ ba cuộc chiến của ông Tập nhắm trực tiếp vào việc nâng Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới đồng thời tiêu diệt đối thủ chính của họ là Hoa Kỳ.
Chín yếu tố trong cuộc chiến của Trung Cộng với Hoa Kỳ và phương Tây bao gồm như sau:
Cuộc chiến ý thức hệ (hay chính trị)
Theo Tạp chí Tablet, Trung Cộng đang rất nỗ lực làm “mất uy tín các nguyên lý căn bản của chủ nghĩa tư bản tự do để các khái niệm như tự do cá nhân và chủ nghĩa hợp hiến bị coi là tàn dư của một hệ thống lỗi thời”. Mục tiêu của việc làm suy yếu các giá trị dân chủ và quyền tự do cá nhân của các nền dân chủ phương Tây là để bảo vệ chế độ độc tài của chính họ đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Trung Quốc.
Những mỹ từ như “dân chủ nhân dân toàn quá trình”, “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, và “dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” – vốn được các nhà ngoại giao Trung Quốc và ông Tập lặp đi lặp lại không ngừng – che đậy ý định thật sự của Trung Cộng là thay đổi căn bản trật tự thế giới và thay thế nền dân chủ tự do của phương Tây bằng các giáo lý hệ tư tưởng hướng đến sự cai trị độc tài của Trung Cộng đối với tất cả các quốc gia trong tương lai.
Một khía cạnh quan trọng trong cuộc chiến về ý thức hệ của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ là gây ra sự bất hòa và chia rẽ giữa những người Mỹ, vốn đã diễn ra trong nhiều thập niên. Thành công lớn nhất của Bắc Kinh về mặt này cho đến nay là phong trào Black Lives Matter (BLM), do ba người phụ nữ tự xưng là theo chủ nghĩa Marx thành lập và nhận được sự ủng hộ của Hiệp hội Cấp tiến Trung Quốc, Tổ chức Xã hội Chủ nghĩa Con đường Tự do, và các tổ chức thân Trung Cộng như đã nói nhiều lần. Thuyết Sắc Tộc Trọng yếu do BLM hậu thuẫn đang được giảng dạy trong các trường công lập tiếp tục gây chia rẽ người Mỹ và gieo rắc sự hỗn loạn về ý thức hệ ở Hoa Kỳ.
Cuộc chiến pháp lý
Theo Quỹ Di sản, đây là một định nghĩa tuyệt vời về cuộc chiến pháp lý được Trung Cộng sử dụng: “Cuộc chiến pháp lý, về căn bản nhất, là việc ‘biện luận rằng phe của mình đang tuân thủ pháp luật, đồng thời chỉ trích phe đối lập đang vi phạm pháp luật, và cãi lý cho phe của mình trong trường hợp đã vi phạm pháp luật.’”
Mục tiêu của Trung Cộng khi sử dụng chiến tranh pháp lý là nhằm phá hoại hệ thống quốc tế và đặc biệt là truyền thống “pháp quyền” của phương Tây bằng cách tuyên truyền một khuôn khổ pháp lý của Trung Quốc để thay thế cho luật pháp quốc tế.
Ví dụ, một mục tiêu của Trung Cộng là mở rộng Luật An ninh Quốc gia mới đối với tất cả người Trung Quốc, bất kể họ sống ở đâu trên khắp thế giới. Giả sử với quyền kiểm soát đó, thì sẽ kéo theo khả năng tác động đến các sự kiện và chính sách ở những quốc gia có số lượng đáng kể người thiểu số Trung Quốc, và mục tiêu cuối cùng là mở rộng luật này để truy tố bất kỳ ai vi phạm quy định của họ bất kể đó có phải là người Trung Quốc hay không.
Theo điều 38 của luật này, nó có thể áp dụng ngay cả với các hành vi phạm tội “ở bên ngoài khu vực cư trú của một người không phải là thường trú nhân của khu vực đó”. Điều đó có nghĩa là một người Mỹ đang viết một bài xã luận cho một tờ báo của Hoa Kỳ mà bàn luận những điều, chẳng hạn như, các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, về mặt lý thuyết mà nói là có thể vi phạm luật này vì đã “kích động thù hận” đối với Bắc Kinh. Nếu quyền tài phán của họ được chấp nhận, điều này sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt chủ quyền quốc gia của các quốc gia khác trong khi biến Liên Hiệp Quốc thành không khác gì một cơ quan thực thi của Trung Cộng.
Cuộc chiến tâm lý
Khi “Quy chế Công tác Chính trị” của PLA – được công bố vào năm 2003 và năm 2010 đề cập đến việc áp dụng chiến tranh tâm lý – tập trung vào các hoạt động tiền chiến để “xoa dịu kẻ thù” trong chiến tranh quân sự, Trung Cộng liên tục sử dụng các khái niệm căn bản này để đạt được các mục tiêu khác. Chẳng hạn như, làm suy yếu bất kỳ liên minh quốc tế nào có xu hướng ngăn chặn sự xâm lược và đe dọa của CHND Trung Hoa đối với các nước láng giềng và các quốc gia khác, trong đó có sự xâm nhập thô bạo của PLA vào các khu vực tranh chấp, các hoạt động thương mại theo chủ nghĩa trọng thương đầy toan tính của Trung Quốc, hoạt động gián điệp kinh tế đang diễn ra tràn lan, và các nỗ lực của Trung Cộng nhằm đơn phương thể hiện vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trên mọi lĩnh vực của nhân loại.
Chiến tranh tâm lý của Trung Cộng bao gồm việc phối hợp sử dụng các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao, và truyền thông nhà nước của Trung Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo ngoại quốc, các nhà ngoại giao, các học giả và phương tiện truyền thông thân với Trung Cộng để làm suy yếu ý chí của người Mỹ và những người công khai cản trở các mục tiêu, mục đích, và những hành động hung hăng của Trung Cộng. Theo Đại học Marine Corps, cuộc chiến tâm lý của Trung Cộng “bao gồm cả việc gây áp lực ngoại giao, tạo các tin đồn, tường thuật sai lệch, và sách nhiễu để bày tỏ sự không hài lòng, khẳng định bá quyền, và truyền tải những lời đe dọa”.
Quý vị theo dõi phần 2 và phần 3 tại đây.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stu Cvrk đã nghỉ hưu với tư cách là một thuyền trưởng sau 30 năm phụng sự trong Hải quân Hoa Kỳ với nhiều vị trí chính quy và dự bị khác nhau, có kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm của một nhà phân tích hệ thống và nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục tự do chính thống, đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho bài bình luận chính trị của mình.
Thuần Thanh biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: