Trung Cộng đã sửa đổi cách phát âm khiến cư dân mạng giận dữ
Một bài báo có tựa đề “Bính âm của những từ này đã bị thay đổi” đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở đại lục, và cư dân mạng đã bày tỏ sự phản đối, không hài lòng với việc sửa đổi “phát âm quy phạm”, “quyết liệt yêu cầu sửa đổi lại!” Nguyên nhân chính của sự bất bình là sau khi những âm này bị thay đổi, các chữ trong những bài thơ cổ đã mất đi.
Thơ cổ đã mất đi âm vận
Bài báo “Bính âm của những từ này đã được thay đổi rồi” đã được lưu hành trên Internet ở Trung Quốc đại lục. Bài báo cho biết khi cư dân mạng đại lục tra từ điển, họ phát hiện ra rằng cách phát quy phạm trong giai đoạn đi học giờ đã trở thành “phát âm sai”, trong khi cách phát âm của những từ thường bị phát âm sai đã trở thành phát âm đúng . Nhiều cư dân mạng cho rằng “sợ bản thân mình đã bị học giả dối”.
Một số từ có cách phát âm đã bị thay đổi được liệt kê trong văn bản như sau:
Chữ “suy”「衰」(cuī)trong câu “Thiểu tiểu lí gia lão đại hồi ,hương âm vô cải mấn mao suy”「少小離家老大回, 鄉音無改鬢毛衰。」 bây giờ bị quy định đọc thành là “shuaī”.
Chữ “tà”「斜」(xiá)trong câu “Viễn thượng Hàn sơn thạch kính tà ,bạch vân thâm xứ hữu nhân gia”「遠上寒山石徑斜,白雲深處有人家。」 đổi thành đọc là “xié”.
Chữ “kỵ”「騎」(jì)trong câu “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu , vô nhân tri thị lệ chi lai .”「一騎紅塵妃子笑,無人知是荔枝來。」 bây giờ được quy định đọc là “qí”.
Chữ “canh có bộ mễ ” 「粳(jīng)米」đọc thành âm「粳(gěng)米; chữ “bái ” đọc bằng thanh 4「拜(bài)」giờ quy định đọc thành thanh 2「bái」(拜拜, chữ “ tạc trong chữ xác tạc ”「確鑿(zuò)giờ bị đọc thành 「確鑿(záo); chữ “kỵ trong chữ thiết kỵ”「鐵騎(jì)」bị đọc thành 「鐵騎(qí); chữ “thực” trong “đan thực hồ tương”「簞食(sì)壺漿」giờ bị đọc thành 「簞食(shí)壺漿」v.v…
Trên thực tế, vấn đề này đã được phanh phui vào năm ngoái. Tờ “Tân Kinh báo” đưa tin, Giáo sư Vương Huy của sở nghiên cứu ngôn ngữ văn tự ứng dụng thuộc bộ giáo dục Trung Quốc từ Viện Ứng dụng Ngôn ngữ của Bộ Giáo dục Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bao biện rằng đây là một tin tức cũ rồi, “Khi xã hội phát triển, sự phát triển của ngôn ngữ sẽ có những thay đổi về ngữ âm. Những thay đổi về ngữ âm thường được gặp trong giảng dạy , đừng quá nhạy cảm với sự thay đổi này.” Nhưng công chúng đã không đồng thuận với sự bao biện này của Vương Huy.
Cư dân mạng nói: “Tôi phản đối!”; “Tôi cũng phản đối!”; “Phản đối kịch liệt”; “Tôi từ chối!” “Không đồng ý”; “Vô nghĩa, ngũ phục trảm suy 五服斬衰 – chữ ‘suy’(cuī)cũng phải đọc thành (shuāi) sao?”; “Lấy đá mà tự chắn vào chân mình rồi”; “Có nhiều người sai nên dần dần người sai trở thành người đúng rồi ư ?”; “Dù sao, tôi sẽ không thay đổi, vẫn giữ nguyên cách phát âm ban đầu.”
“Nó không nên thay đổi. Nếu nền văn hóa năm nghìn năm mà thích đổi là đổi, trong tương lai, chúng tôi lấy mặt mũi đâu đi nói chuyện với những người Âu Mỹ về nền văn minh năm nghìn năm của chúng tôi nữa. Căn bản đều không kế thừa được gì cả”; “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu 一騎紅塵妃子笑, đổi thành “qí”. Độc giả thật khó mà chấp nhận được, vì thuận theo thói đời thông tục mà loạn cải đổi, tất cả vần điệu của các bài thơ cổ đã bị thay đổi! Các từ riêng lẻ có thể được thay đổi một chút theo thói quen phổ biến của quảng đại quần chúng, nhưng cách đọc âm của các bài thơ cổ bị thay đổi quá thì không ra thể thống gì rồi! Dù sao tôi không thay đổi, vẫn đọc âm theo các bài thơ cổ trước đây thôi.”
“Thế là xong rồi, xong rồi, tôi nghĩ sau này mình sẽ không còn phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai nữa.” “Thật đáng buồn, tại sao những người sai mà nhiều lên là phải làm theo người sai? Lẽ nào không thể sửa chữa được sai lầm sao? Thực ra quá trình sửa sai cũng là quá trình quảng bá văn hóa truyền thống của chúng ta. Nó không tốt sao? Tại sao lại thay đổi nó?”; “Tôi cảm thấy rằng sau khi cách đọc âm của một số từ trong các bài thơ đã được chuyển sang bạch thoại, thì đã đánh mất đi rất nhiều vận vị rồi…”
“Mạnh mẽ yêu cầu đổi lại như ban đầu!”; “Thơ cổ đã mất đi âm vận”; “Tại sao lại sửa đổi đi thế? Thơ cổ phải tôn trọng nguyên tác chứ”; “Thấy một số bài có liên quan trên Weibo nhưng bạn không được phép bình luận. À, muốn nói rằng, không có đúng hay sai. Chỉ có quy định”; “Y nghĩa của câu “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu 一騎(qi)紅塵妃子笑” cũng bị thay đổi luôn rồi. Nếu nó được thay đổi đi, thì sẽ không có còn ý cảnh ban đầu vốn có nữa, cũng nghe không hay như bản gốc nữa… “
“Mù chữ đã thắng.”; “Những người đó đọc sai đi rồi. Không phải nên giúp họ sửa lại sao? Tại sao lại ủng hộ họ.”; “Có thể thay đổi được. Hãy chỉ ra cơ sở lý luận âm đọc để sửa lỗi âm đọc và chiểu theo đó mà làm. Bởi vì hầu hết mọi người đều đọc sai, Chỉnh sửa lại âm đọc có luận chứng nghiên cứu, xác định rõ âm đọc chuẩn đã được sử dụng bấy lâu nay, thứ lỗi cho tôi không thể đồng ý.”
Trung Cộng cưỡng chế phải phổ biến rộng rãi chữ giản thể
Những thay đổi của Trung Cộng đối với ngôn ngữ Trung Quốc không chỉ là các âm đọc, các ký tự giản thể hóa được phổ biến càng nói rõ hơn vấn đề.
Nhà bình luận Cổ Kính đã viết một bài báo mang tựa đề “Bạo chính chữ viết của Trung Cộng” trên trang web vào ngày 20 tháng 9 năm 2013 và tiết lộ rằng ĐCSTQ trước tiên soán cải một cách có hệ thống đối với chữ Hán, đối với kết cấu các nét bút thì tiến hành giản hóa và sắp xếp lại, cuối cùng quá độ dần dần sang chữ bính âm “pinyin”.
Lô đầu tiên của các chữ giản thể đã được ĐCSTQ cưỡng chế phải quảng bá rộng rãi trên khắp đại lục. Kể từ đó, tất cả người dân đại lục đã mất đi liên hệ trực tiếp với văn hóa truyền thống. Họ không thể đọc hiểu sách cổ, chỉ có thể đọc những thứ đã bị ĐCSTQ bóp méo và sắp xếp lại bằng các chữ giản thể, mà sách giáo trình dạy đọc biết chữ cho học sinh đại lục sử dụng đều là sách giáo khoa tẩy não đỏ của tà đảng Trung Cộng.
Lần thứ hai giản hóa (soán cải) chữ Hán đã bị buộc phải thu hồi ngay sau khi được giới thiệu không lâu sau đó.
Cổ Kính phân tích rằng ký tự giản hóa này đã đảo loạn hệ thống lí niệm “thiên nhân hợp nhất” ẩn chứa trong chữ Hán, và thêm vào lý niệm tà ác phản tự nhiên, phản vũ trụ của ĐCSTQ, và thần tính của chữ Hán đã được thay thế bằng ma tính của chữ giản thể của Trung Cộng .
Khi con người ta viết hoặc đọc chữ Hán, họ cũng đang dần dần được hấp thụ các lý niệm giáo hóa của văn hóa truyền thống, chữ Hán cũng triển hiện được cho con người thấy chân tướng của vũ trụ ở các tầng thứ khác nhau. Ví dụ khi nhìn vào chữ “ái” (tình yêu)「愛」,mọi người đều biết rằng tình yêu thì phải được thực hiện bằng trái tim. Còn khi nhìn vào chữ “ngục” (nhà tù)「獄」thì đã nói cho mọi người biết rằng khi vào nhà ngục thì mọi ngôn luận đều bị quản xét cũng chính là giám ngục.
Chữ Hán giản thể của Trung Cộng thì hoàn toàn ngược lại. Một mặt nó “ma hóa” nhân tâm người ta, một mặt nó làm điên đảo thiện và ác. Ví dụ, chữ “nghĩa” 「义」được tạo thành bởi nét phẩy và nét mác giao nhau phía trên thêm nét chấm ngắn nghiêng nghiêng, hơn nữa cả 3 nét bút đều nghiêng nghiêng như kiểu không thẳng thớm, thật đúng là chữ “tà” (nghiêng) 斜 đồng âm với chữ “tà” (vạy, ma tà ) 邪; chữ “tiến” (tiến lên)「进」, bên trái là bộ xước (đi, đi đứng), bên phải là chữ “tĩnh” (cái giếng) 井, kiểu ý như là càng đi thì càng nhảy xuống giếng vậy, chữ “đạo” (dẫn đường)「导」thì là dùng chữ tỵ (con rắn)巳 để dẫn đường.
Do Lâm Tông Văn biên tập
Mạnh Hải biên dịch
Tham khảo bản gốc từ Epoch Times
Xem thêm: