Trung Cộng cướp bóc lĩnh vực công nghệ trong nước, và được lên lớp về sự bình đẳng
Hôm 28/08, Wall Street Journal, pháo đài của chủ nghĩa tư bản Mỹ, đã đưa ra lời khuyên cho Trung Cộng về cách đạt được bình đẳng. Không tin tôi ư?
Ông Nathaniel Taplin và bà Jacky Wong, cả hai phóng viên của Tạp chí này, đã viết, “Về cơ bản, Trung Quốc cần một mạng lưới an sinh xã hội được tài trợ tốt hơn, không gắn với một địa điểm nhất định, và một khu vực tài chính ít bất công hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, nếu Trung Quốc thực sự muốn chống lại sự bất bình đẳng và giữ cho những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp có việc làm. Đổ lỗi [về sự bất bình đẳng] cho lĩnh vực công nghệ mà không thực hiện các cuộc cấu trúc lại tài chính mạnh hơn, trông rất giống với việc quý vị cố gắng giữ lại chiếc bánh mà vẫn ăn chiếc bánh này.”
Đó là một khoảnh khắc khiến người ta cười phá ra ở cuối một bài báo rất hay về cách Trung Cộng đang cướp bóc các công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc. Bằng cách nào? Bằng những tín hiệu của ông Tập Cận Bình rằng các công ty này nên làm nhiều hơn nữa, trong khi làm cho một số nhà lãnh đạo của các công ty này biến mất và phá hủy hàng chục tỷ (USD) giá trị vốn hóa thị trường thông qua các cuộc điều tra phù phiếm và đưa tin tồi tệ trên truyền thông của chính quyền này.
Các đại công ty công nghệ của Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng, bằng cách “quyên góp” hàng tỷ dollar cho các hoạt động xã hội nhằm cố gắng thoát khỏi búa rìu của Trung Cộng. Tuy nhiên, các công ty này không thể chắc chắn phải mất bao nhiêu tiền từ thiện là cần thiết để có thể thoát được (búa rìu của Trung Cộng). Nếu các công ty này không đánh giá đúng, các nhà lãnh đạo công ty, và một phần lớn của các công ty này, có thể biến mất bất cứ lúc nào.
Đó là một cách tiếp cận để đánh thuế không hiệu quả, đến mức quốc hữu hóa, và một cách tiếp cận khiến hệ thống thuế lũy thoái của Trung Quốc còn nguyên vẹn, và các dịch vụ xã hội liên quan đến nơi sinh (thường là ở các vùng nông thôn nghèo), với tất cả gánh nặng lên các doanh nghiệp nhỏ, người tìm việc, và các hộ nghèo.
Bất chấp những tuyên bố của ông Tập là muốn có một xã hội bình đẳng hơn, Trung Quốc từ lâu đã có một số mức độ tập trung thu nhập và tài sản kém nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào. Đôi khi, quốc gia cộng sản này cho thấy sự bất bình đẳng kinh tế lớn hơn Hoa Kỳ. Dữ liệu từ Credit Suisse cho thấy vào năm 2019, 1% công dân Trung Quốc nắm giữ 30.6% tài sản của Trung Quốc, nhiều hơn ở Anh, Nhật Bản, hoặc Ý.
Các tác giả của Tạp chí này giải thích rằng trong nhiều thập kỷ kể từ khi ông Đặng Tiểu Bình tán thành việc làm giàu, nhiều người Trung Quốc đã tìm cách làm theo lời khuyên của ông. Những phát biểu gần đây của ông Tập Cận Bình đã đặt dấu hỏi với nguyên tắc đó, và với tất cả các tài sản và ưu đãi của Trung Quốc. Bài phát biểu hôm 17/08 của ông Tập về “thịnh vượng chung” là tinh hoa của chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi điều chỉnh hợp lý thu nhập quá mức cho những người giàu có và các tập đoàn lớn, những người được cho là đóng góp nhiệt tình hơn cho xã hội. Ông Tập kêu gọi mở rộng mạnh mẽ tầng lớp trung lưu, và một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn, bao gồm các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và y tế.
Một ngày sau bài phát biểu của ông Tập, Tencent hứa sẽ tài trợ 7.7 tỷ USD cho các nhóm giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và thu nhập thấp, trong cái gọi là “chương trình thịnh vượng chung”. Pinduoduo, một công ty thương mại internet, cho biết hôm 24/08 rằng họ đã quyên góp toàn bộ lợi nhuận hàng quý là 374 triệu USD cho quá trình tái sinh nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp và dự định làm tương tự với lợi nhuận trong tương lai lên đến 1.5 tỷ USD.
Đó là nạn cướp trên đường cao tốc. Nhưng vào ngày Pinduoduo công bố, cổ phiếu của công ty này đã tăng 22%, có lẽ là do lợi nhuận của công ty, sự nhạy bén chính trị của công ty này trong việc cho đi tất cả, hoặc có lẽ vì một số ngân hàng quốc doanh đã đấu giá cổ phiếu của Pinduoduo để chứng minh với những đại công ty công nghệ khác rằng một công ty có thể thành công bằng cách làm điều tốt.
Một giám đốc điều hành Trung Quốc nói với Financial Times rằng, “Phân phối cấp ba [tài trợ từ thiện] đã được đề cập đến trong các tài liệu của chính phủ [Trung Quốc] trong 30 năm. Nhưng cho đến tuần trước không ai đọc những tài liệu đó. Còn giờ đây mọi người đang đọc từng chữ.”
Đánh vào lĩnh vực công nghệ, theo cách nói rõ ràng của ông Tập, là một cách đánh thuế doanh thu và thu nhập quốc gia, không đồng đều, và do đó không hiệu quả. Bộ chính trị phải biết điều này, điều này chỉ ra một lý do sâu xa hơn cho cuộc đàn áp. Những đại công ty công nghệ lớn như Alibaba, Tencent và Didi, đang phát triển mạnh mẽ đến mức các nhà lãnh đạo của các công ty này đang trở thành đối thủ chính trị của Trung Cộng. Các công ty công nghệ lớn cũng là những mục tiêu tương đối dễ dàng do được sử dụng rộng rãi và do đó rất dễ bị vấp ngã.
Việc tấn công các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cho thấy rằng bộ chính trị, với ông Tập nắm quyền lãnh đạo, quan tâm hơn đến việc nắm giữ quyền lực bằng cách đánh sập các cơ sở quyền lực cạnh tranh, hơn là bình đẳng thực tế. Hạ gục các cơ sở này thực sự làm tăng bất bình đẳng, bởi vì việc hạ gục các cơ sở này làm tăng quyền lực của ông Tập.
Ngay cả các tổ chức bất vụ lợi ở Trung Quốc cũng được coi là mối đe dọa của Trung Cộng. Một nhà điều hành tổ chức từ thiện ở Bắc Kinh nói với Financial Times rằng sau khi sửa đổi luật từ thiện 5 năm trước, các nhà chức trách đã rà soát kỹ lưỡng các tổ chức phi chính phủ để hạn chế sự mở rộng lớn của lĩnh vực mà Trung Cộng cho rằng đã làm xói mòn quyền kiểm soát của nó. Giờ đây, các khoản đóng góp có xu hướng mang lại lợi ích cho các nhóm liên kết với nhà nước, hơn là nhóm các cấp cơ sở. Xu hướng này làm sụp đổ động lực từ thiện đối với hoạt động từ thiện chân chính trong xã hội dân sự Trung Quốc.
Tấn công vào các lĩnh vực từ thiện và công nghệ của Trung Quốc là con dao hai lưỡi đối với Trung Cộng, vì sự tấn công này có thể làm gia tăng bất đồng chính trị. Từ năm 2018 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi đã tăng từ 11% lên 14%. Đó là nguồn gốc của sự bất ổn chính trị tiềm ẩn, là nỗi sợ hãi lớn nhất của Trung Cộng.
Tương tự như vậy, khoảng một nửa lực lượng lao động mới gần đây là sinh viên tốt nghiệp đại học. Nếu không có công việc phù hợp, họ có thể thêm vào sự bất mãn [của xã hội]. Cuộc tấn công vào đại công ty công nghệ sẽ loại bỏ việc làm tốt cho những người tìm việc có trình độ học vấn, đồng thời làm suy yếu các động lực cho các doanh nhân trẻ tạo ra các công việc công nghệ mới, do đó làm tăng gấp đôi hiệu ứng nồi áp suất của những người Trung Quốc có trình độ học vấn đang tìm kiếm và không tìm được việc làm có tiềm năng phát triển thực sự.
Kể từ năm 2008, các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, tài chính, và phần mềm đã có một số mức tăng trưởng lương hàng năm tốt nhất, tăng khoảng 4 lần lên 12,360 USD vào năm 2019. Mức tăng lương này có thể không đủ để ngăn chặn bất đồng, do thu nhập thường xuyên gấp khoảng mười lần so với phía tây.
Do đó, [đã có] cơ hội châm biếm cho Wall Street Journal và Financial Times đưa ra lời khuyên cho ông Tập về cách, trên thực tế, để đạt được một xã hội thịnh vượng, bình đẳng và bác ái hơn, thông qua việc không động chạm đến hoạt động từ thiện, và áp dụng công bằng pháp quyền và thuế lũy tiến thực sự giúp ích cho các doanh nghiệp nhỏ và người nghèo, thay vì làm tổn thương những người này thông qua các mối đe dọa tùy tiện và bất ngờ đe doạ một số công ty tuyển dụng tốt nhất của người dân.
Không cần nói một cách quá rõ ràng, những lời khuyên của chủ nghĩa tư bản như vậy tiết lộ cách các nền dân chủ thị trường cho phép tạo ra nhiều cơ hội và các cơ sở quyền lực, bao gồm các doanh nghiệp độc lập, tổ chức từ thiện, tôn giáo, và học thuật, và do đó là những xã hội bình đẳng hơn những xã hội coi chủ nghĩa cộng sản là triết lý chỉ đạo. Tại sao? Bởi vì chủ nghĩa cộng sản có xu hướng, thông qua việc kiểm soát ngôn luận, tổ chức từ thiện, tôn giáo và kinh tế, để hướng tới chủ nghĩa toàn trị.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là thành viên chính tại Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn.”
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: