Trung Cộng có mục đích gây ảnh hưởng và kiểm soát mọi lĩnh vực của xã hội nhân loại
Đây là Phần 3 của loạt bài gồm 3 phần ‘Hệ thống mạng lưới các Mục tiêu Địa chính trị và Kinh tế của Trung Quốc’.
Kể từ năm 2013, những người cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã miệt mài theo đuổi hai sáng kiến chiến lược tập trung vào việc xây dựng một đế chế thuộc địa trên toàn thế giới và khôi phục Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo thế giới: Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI, còn được gọi là “Một vành đai, một con đường ”) và Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025.
Trước sự tàn phá kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế thế giới, hôm 21/09, ông Tập đã công bố tại Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về một chương trình lớn thứ ba – cái được gọi là “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI)” nhằm “hướng sự phát triển toàn cầu tới một giai đoạn mới của tăng trưởng cân bằng, phối hợp và toàn diện.”
Theo China Daily, sáng kiến mới của ông Tập liên quan đến sáu lĩnh vực: “ưu tiên phát triển, cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, lợi ích cho tất cả các bên, phát triển dựa trên sáng tạo, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, và cam kết thực hiện các hành động hướng tới kết quả.” Rõ ràng, chỉ duy nhất cụm từ tuyên truyền theo khuôn mẫu của Trung Cộng bị thiếu trong thông báo của ông Tập là câu uyển ngữ “hướng tới một tương lai chung”, nhấn mạnh tất cả “lòng vị tha” của Trung Cộng mà đã được truyền thông Trung Cộng tung hô trong những tháng gần đây.
Nếu ông Tập thực sự nghiêm túc với GDI và tầm nhìn của mình cho tương lai, ông ta sẽ tập trung vào vô số các sáng kiến và mục tiêu thứ cấp mà các bộ máy của Trung Cộng đã không ngừng theo đuổi với chi phí của cả thế giới trong vài năm qua. Một số trong số này đã được tóm tắt trước đây trong Phần 1 và Phần 2 của loạt bài này.
Nhưng có thể ông Tập chỉ “quên” đề cập rằng GDI, BRI, và những sáng kiến và mục tiêu thứ cấp đó đều nhắm đến kết quả là thế giới phải cúi đầu trước sự lãnh đạo của Trung Cộng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội nhân loại, bởi đó là mục tiêu cuối cùng của mạng lưới Rồng Nhện dính nhớp của một Trung Cộng “nhân từ” đang được mời chào ra thế giới.
Phần thứ ba của loạt bài này hoàn thành việc phơi bày các sáng kiến và mục tiêu thứ cấp của Trung Cộng đồng thời cho thấy ý định thực sự của Trung Cộng: kiểm soát tất cả các khía cạnh của xã hội nhân loại. Phạm vi và sức mạnh tổng hợp ma quỷ trong những sáng kiến đó thật đáng kinh ngạc.
Chinh phục không gian
Mục tiêu là thống trị không gian về mọi mặt, nhưng đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và kinh tế. Các sứ mệnh của Trung Quốc tới sao Hỏa và mặt trăng là bình phong được sử dụng để quảng bá năng lực khoa học và khả năng dẫn đầu của Trung Cộng trong các công nghệ vũ trụ tiên tiến, cũng như để ngụy trang cho việc vũ khí hóa không gian của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), như đã nêu ở đây.
Chiến thắng mà không cần chiến tranh
Trung Cộng tìm cách đạt được tất cả các mục tiêu của mình, cuối cùng dẫn đến sự thống trị toàn cầu về kinh tế và quân sự mà không cần đến chiến tranh thực sự. Thay vào đó, họ khai thác chiến tranh tâm lý và chính trị để các đối thủ chấp nhận một tư duy sự đã rồi, chủ yếu là đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của họ.
Sử dụng Cục Công tác Mặt trận Thống nhất để thu phục những người bạn ở ngoại quốc
Tổng cục Công tác Mặt trận Thống nhất cung cấp vỏ bọc cho các nhân viên tình báo (gián điệp) hoạt động dưới Bộ An ninh Nhà nước và có những đường dây thâm nhập vào các Viện Khổng Tử, chương trình Ngàn Nhân tài, dịch vụ tin tức Trung Quốc, Văn phòng Các vấn đề Hoa kiều, và Cơ quan Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận ngoại quốc và giành được quan hệ hữu hảo cho các chính sách của Trung Cộng.
Loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi Trung Đông
Mục tiêu này là “hai mặt” đối với Bắc Kinh: phá hủy ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Trung Đông và tiếp cận với nguồn cung cấp dầu và khí đốt khổng lồ. Trung Quốc nghèo năng lượng đang đầu tư hàng tỷ USD theo BRI của mình để phát triển Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan bao gồm đường cao tốc, đường sắt, và đường ống từ cảng Gwadar trên Ấn Độ Dương đến Tân Cương (Đông Turkestan). Hành lang này sẽ là vành đai chuyển tải tới Trung Quốc dầu lửa của Trung Đông, bao gồm cả dầu từ Iran, nước mà Trung Cộng cũng đã thiết lập mối quan hệ chiến lược, như đã nói ở đây.
Tận dụng các thương lái trên biển để kiểm soát việc vận chuyển của thế giới
Mục tiêu ở đây là mở rộng đáng kể số lượng thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm và trợ cấp lao động cho họ để phục vụ các ngành vận tải biển ở các quốc gia khác nhằm giám sát, khảo sát, và gây ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển trên toàn thế giới.
Triển khai quản trị đại dương toàn cầu
Mục tiêu của Trung Cộng ở đây là thay thế với các tiêu chuẩn, công nghệ, và giao thức của Trung Quốc cho các công ước quốc tế như UNCLOS, công ước hiện đang xác định hành vi, các trách nhiệm, và luật hàng hải trên các vùng biển trên thế giới. Nỗ lực này cũng liên quan đến việc phát triển một mạng lưới vệ tinh theo dõi có khả năng giám sát giao thông đường biển trên khắp thế giới, cũng như thuyết phục các quốc gia khác sử dụng Hệ thống Vệ tinh Dẫn đường Beidou thay cho các hệ thống định vị vệ tinh thương mại khác.
Thu thập và khai thác DNA của thế giới
Theo báo cáo của Reuters, các cố vấn của chính phủ Hoa Kỳ cảnh báo rằng chế độ Trung Quốc đang thu thập dữ liệu di truyền để thống trị ngành dược phẩm toàn cầu và nỗ lực này có thể “có tiềm năng dẫn đến những binh lính được cải thiện về gen, hoặc các mầm bệnh được thiết kế để nhắm vào dân số hoặc nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ.”
Thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương
Mục tiêu này là để mở rộng căn cứ quân sự của Trung Quốc trong khu vực nhằm chống lại sự thống trị địa chính trị của Hoa Kỳ, cũng như đặt thêm áp lực tới các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong khu vực, bao gồm Ấn Độ, Úc, và Nhật Bản (những quốc gia đã cùng với Hoa Kỳ tạo nên bộ tứ Quad).
Thay thế các thương hiệu của Hoa Kỳ bằng các nhãn mác Trung Quốc
Trung Cộng tìm cách thay thế các thương hiệu của Hoa Kỳ bằng các nhãn hiệu của Trung Quốc. Mặc dù điều này có vẻ chỉ đơn giản là cạnh tranh tiêu chuẩn, nhưng vấn đề phức tạp và quan trọng hơn nhiều, bởi các thương hiệu phổ biến mang theo các ảnh hưởng về văn hóa và tâm lý có thể được khai thác vì mỗi thương hiệu đều liên kết với quốc gia xuất xứ.
Trở thành nhà sản xuất hàng công nghiệp thống trị thế giới
Ghi nhận những bước tiến lớn đã đạt được trong những thập kỷ gần đây hướng tới mục tiêu này, Nhân dân Nhật báo, tờ ngôn luận của Bắc Kinh đã tự khen rằng “Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất thế giới với hơn 220 loại sản phẩm công nghiệp.” Dẫn đầu sản xuất sẽ chuyển hoá thành ảnh hưởng và đòn bẩy địa chính trị — là mục tiêu cơ bản.
Thay thế nền dân chủ kiểu phương Tây bằng ‘nền dân chủ toàn diện’ của Trung Quốc
Đây là một trò chơi tâm lý của Trung Cộng để tận dụng sự ủng hộ của phương Tây đối với nền dân chủ, nhưng với “đặc điểm Trung Quốc” do Trung Cộng kiểm soát. Từ “toàn diện” ngụ ý rằng nền dân chủ phương Tây truyền thống bằng cách nào đó vẫn chưa hoàn thiện và thiếu sót, và phiên bản Trung Cộng tốt hơn.
Kiểm soát tất cả dữ liệu và thông tin
Mục tiêu ở đây là hạn chế việc trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các công dân và thực thể theo những gì được nhà nước [của Trung Cộng]—chỉ nhà nước này —chấp thuận! Nói cách khác, cuốn sách “1984” của George Orwell là mặc định rõ ràng đối với phần còn lại của thế giới nhưng với những đặc điểm của Trung Quốc.
Biến Biển Đông thành ‘Hồ của Trung Quốc’
Mục tiêu của Bắc Kinh là giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và đồng thời đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc. Các nỗ lực của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền và việc xây dựng các đảo nhân tạo do Quân Giải phóng Nhân dân kiểm soát.
Thúc đẩy ‘Sự thịnh vượng chung’ thông qua việc kiểm soát toàn diện khu vực tư nhân
Sự thịnh vượng chung là một trong những cách nói vô nghĩa của chủ nghĩa Mác, nghe có vẻ nghe xuôi tai nhưng ý nghĩa của nó lại âm u và khó hiểu. Trung Cộng đã sử dụng nó để mô tả những nỗ lực trong nước của họ nhằm cải thiện mức sống thông qua “sự lãnh đạo khôn ngoan” của chủ nghĩa tập thể Trung Cộng.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển sâu
Trung Quốc hạn chế sản xuất nguyên tố đất hiếm (REE) và tìm cách thống trị các nguồn REE mới, bao gồm cả những nguồn dưới đáy biển sâu. Kiểm soát sản xuất REE cung cấp đòn bẩy kinh tế và địa chính trị đáng kể với các quốc gia công nghiệp khác thông qua “gây gián đoạn chuỗi cung ứng”, đặc biệt là các quốc gia Liên minh Âu Châu nghèo về REE.
Khuynh đảo những người ủng hộ chủ nghĩa “xanh” quốc tế trong khi che đậy sự mở rộng kinh tế trong nước
Mục tiêu này là làm giảm khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trong khi tăng lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc và mở rộng sự phụ thuộc của thế giới vào nền sản xuất và chế tạo của Trung Quốc — trong trường hợp này là đối với “các sản phẩm xanh” như tấm pin mặt trời, xe điện, và pin. Chỉ những người phương Tây thuộc phe Xanh mới tin vào những nội dung tuyên truyền của Trung Cộng rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu công khai là “không phát thải ròng” vào năm 2060. Phần còn lại của chúng ta đều biết rằng đó chỉ là một chiêu thức khác trong âm mưu của Trung Cộng nhằm đạt được sự thống trị kinh tế thế giới.
Đạt được sự thống trị về thông tin trên toàn thế giới
Trung Quốc đã đầu tư các nguồn lực to lớn để giành được vị thế thống trị thông tin toàn diện trên trường quốc tế nhằm cải thiện việc ra quyết định liên quan đến việc đạt được tất cả các mục tiêu, mục đích của mình. Thống trị về thông tin bao gồm việc sử dụng và hiểu được tất cả dữ liệu và thông tin liên quan để hỗ trợ việc ra quyết định. Mục tiêu thứ yếu này có tính hiệp đồng cao với tất cả các mục tiêu phụ khác của Bắc Kinh.
Thúc đẩy mâu thuẫn nội bộ ở Hoa Kỳ
Thúc đẩy sự bất hòa và chia rẽ ở Hoa Kỳ – đối thủ chính của Trung Quốc trên trường thế giới – đã là một mục tiêu liên tục của Trung Cộng trong nhiều thập kỷ, như được báo cáo ở đây và ở đây. Việc thúc đẩy người Mỹ chống lại nhau, khai thác sự chênh lệch kinh tế và “sự không công bằng”, và quảng bá văn hoá theo chủ nghĩa Mác trong toàn xã hội Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục là những mũi nhọn trong cuộc tấn công không ngừng của Trung Cộng vào Hoa Kỳ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng của Đế chế Trung Cộng trên thế giới thông qua hoạt động mua lại tài sản ở ngoại quốc
Bắc Kinh đã đầu tư chiến lược vào bất động sản ở ngoại quốc trong nhiều năm với nhiều mục đích, bao gồm đảm bảo an ninh cho các khoản đầu tư BRI, xây dựng căn cứ cho quân đội và hải quân Trung Quốc, mua các nguồn tài nguyên thiên nhiên để khai thác trong tương lai, đe dọa và gây sức ép với các quốc gia khác để đáp ứng lợi ích của Trung Quốc. Tất cả những vụ thâu tóm đó theo thời gian sẽ tạo thành cơ sở hạ tầng và mạng lưới cốt lõi cho “đế chế thế giới thuộc địa” Trung Cộng.
Khai triển mô hình tuần hoàn kép
Mục tiêu là làm cho nền kinh tế Trung Quốc bớt phụ thuộc vào các công nghệ và chuỗi cung ứng tiên tiến của ngoại quốc. Các công ty Trung Quốc sẽ trở nên độc lập trước “bí quyết của ngoại quốc” trong khi tạo ra các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất ở trong nước có nhu cầu trên toàn thế giới.
Độc quyền và kiểm soát nguồn cung cấp năng lượng của thế giới
Trung Cộng hiểu rằng việc kiểm soát các nguồn cung cấp năng lượng trong tương lai sẽ cung cấp cho họ đòn bẩy địa chính trị để đạt được các mục tiêu khác. Đó là lý do tại sao họ đang khai thác lợi thế cạnh tranh của mình để chiếm lĩnh thị trường sản xuất năng lượng trên toàn thế giới. Kiểm soát các nguồn năng lượng của thế giới có nghĩa là kiểm soát các nền kinh tế trên thế giới.
Thống trị thị trường lò phản ứng hạt nhân nhỏ
Bất chấp tất cả những lời bàn tán về “năng lượng xanh”, công nghệ sản xuất năng lượng thực sự duy nhất có khả năng đạt được mức giảm carbon dioxide mà những người ủng hộ năng lượng xanh mong muốn là năng lượng hạt nhân (tham khảo so sánh tỷ lệ trao đổi nhiệt giữa các công nghệ năng lượng xanh và quy luật nhiệt động lực học, cũng như như trải nghiệm của người Đức với gió và mặt trời như được mô tả ở đây). Trung Quốc đang tiến rất nhanh để chiếm lĩnh thị trường về năng lượng hạt nhân có thể xuất cảng mà nhiều quốc gia có thể có ngân sách để chi trả.
Kiểm soát và thao túng hàng hóa chiến lược của thế giới
Bắc Kinh đã thành công khi giành được quyền kiểm soát các mặt hàng chiến lược trong nhiều năm, đồng thời tích lũy dự trữ chiến lược vừa là biện pháp phòng ngừa lạm phát, vừa là phương tiện thao túng thị trường nhằm gây ảnh hưởng đến các quốc gia mục tiêu. Hàng hóa chiến lược là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm nông nghiệp được coi là quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, do đó nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu hoạt động thương mại và cung ứng hàng hóa đó bị gián đoạn theo bất kỳ cách nào.
Kiểm soát các chủ đề ở ngoại quốc thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và phương tiện truyền thông xã hội giả mạo
Bắc Kinh đã và đang sử dụng các chiến thuật chiến tranh thông tin mạnh mẽ để tác động đến các nhà lãnh đạo ngoại quốc, các nhà ngoại giao và những người ra quyết định quan trọng khác nhằm đạt được các mục tiêu và mục đích chiến lược của Trung Cộng. Một phần trong chiến dịch chiến tranh thông tin của họ liên quan đến việc khai thác các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra các tài khoản, robot mạng, và mạng xã hội giả nhằm gây ảnh hưởng đến những người ra quyết định ở ngoại quốc.
Kết luận
Loạt bài này đã tóm tắt 52 sáng kiến và mục tiêu liên kết với nhau đang được Trung Cộng theo đuổi trên khắp thế giới. Mạng lưới của Rồng Nhện ngày càng mở rộng nhằm mục đích cuối cùng là kiểm soát và chỉ đạo mọi lĩnh vực của xã hội nhân loại: kinh tế, địa chính trị, tài chính, pháp lý, y tế, an ninh, du lịch, biểu hiện cá nhân, văn hóa, tâm lý, tư tưởng, và nhiều thứ nữa. “Lòng nhân từ của người Trung Quốc” và “lòng vị tha của người Trung Quốc”—được ông Tập Cận Bình và các bộ máy của Trung Cộng thể hiện —là những trò ngụy tạo nhằm che dấu cho các mục tiêu thực sự của họ. Nhiều người không hề hay biết, rằng như vậy có nghĩa là thế giới sẽ phải trả giá đắt cho “lòng nhân từ” đó bằng các quyền tự do cá nhân và kinh tế.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stu Cvrk đã nghỉ hưu với tư cách là thuyền trưởng sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ với nhiều khả năng hoạt động và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua giáo dục và kinh nghiệm làm nhà phân tích hệ thống và đại dương, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông nhận được một nền giáo dục tự do cổ điển đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho bài bình luận chính trị của ông.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: