Trong khi Trung Quốc cấm đàn ông ‘ẻo lả’, đàn ông Mỹ bị chỉ trích vì nam tính độc hại
Ông John Mac Ghlionn, một chuyên gia tâm lý xã hội và là cộng tác viên của Epoch Times, cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng trấn áp những người đàn ông mà họ coi là không đủ nam tính.
Ông Mac Ghlionn nói trên chương trình “Crossroad” của EpochTV rằng tuy nhiên, nét đặc trưng của phái mạnh đang bị chỉ trích là độc hại ở Hoa Kỳ và điều này gây ra nhiều vấn đề.
Ông Mac Ghlionn đã từng sống ở Trung Quốc một thời gian cho biết, chiến dịch kiểm soát gần đây đối với những người “đàn ông ẻo lả” ở Trung Quốc một phần là do ĐCSTQ lo ngại rằng ngày càng có nhiều đàn ông có thể chất kém.
“Béo phì là một vấn đề lớn. Giờ đây, điều này không liên quan gì đến các đặc điểm nữ tính hay nam tính, nhưng có một mối quan tâm dễ hiểu từ Bắc Kinh: ngày càng có nhiều nam giới đang… vật lộn với các yêu cầu thể lực căn bản. Và tất nhiên, điều đó nên là mối quan tâm đối với bất kỳ quốc gia nào.”
Chế độ cộng sản Trung Quốc đã cấm những người đàn ông ẻo lả xuất hiện trên TV hồi tháng 09/2021.
Ông Mac Ghlionn nói rằng chiến dịch kiểm soát này nhằm mục đích xóa bỏ “những hình ảnh nữ tính của đàn ông” chẳng hạn như nam giới trang điểm hoặc đeo khuyên tai, hoặc nam giới mặc trang phục của nữ giới.
Ông cho biết, lưu tâm đến cuộc khủng hoảng nhân khẩu học vốn ảnh hưởng đến quốc gia này, ĐCSTQ cố gắng “giữ gìn ý nghĩa của việc trở thành một người đàn ông; đặc điểm nam tính.”
Ông Mac Ghlionn đã mô tả “người đàn ông ẻo lả” là một người trốn tránh “sự dũng cảm hàng ngày,” nghĩa là có một cam kết cho điều gì đó lớn hơn bản thân anh ta. Điều đó có thể có nghĩa là có một công việc, một mối quan hệ như làm cha hoặc làm chồng, hoặc cả hai, ông giải thích.
Ông chỉ ra rằng ngày càng có nhiều đàn ông trốn tránh những trách nhiệm này, có thể tự cô lập bản thân hoặc chuyển sang các hoạt động giải trí đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. “Đây là điều tôi muốn nói về những người đàn ông ẻo lả.”
Ông Mac Ghlionn làm rõ rằng mô tả của ông về những người đàn ông ẻo lả không liên quan đến đồng tính luyến ái.
Nam tính độc hại
Trong khi đó, ở Mỹ, thuật ngữ “nam tính độc hại” được sử dụng trong những năm gần đây để mô tả các đặc điểm “nam tính” là tai hại.
“Nam tính truyền thống” đã bị Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ coi là “tai hại” trong báo cáo năm 2019 của mình. Trong số những đặc điểm mà Hiệp hội này trực tiếp lên án là “chủ nghĩa khắc kỷ” và “tự lực cánh sinh.”
Ông Mac Ghlionn tin rằng mặc dù đàn ông sở hữu một số đặc điểm rất tai hại nhưng bản thân thuật ngữ này được dùng để khiêu khích trên mạng. Thuật ngữ này coi tất cả các đặc điểm của nam giới là độc hại và ông cho rằng “rất nhiều vấn đề bắt nguồn từ việc sử dụng thuật ngữ đó.”
Ông Mac Ghlionn nói: “Sự ổn định xã hội bắt đầu từ gia đình.”
Ông Mac Ghlionn nói rằng khi nhìn vào mối liên hệ giữa một bên là những gia đình đổ vỡ và một bên là bạo lực, hung hãn và hoạt động tội phạm, thì thấy “có một mối liên hệ thực sự mạnh mẽ giữa những người xuất thân từ những gia đình đổ vỡ, những người không có hình bóng người cha mạnh mẽ trong cuộc sống và tỷ lệ phạm tội trong tương lai ở độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi 20.”
Ông Warren Farrell, một nhà giáo dục người Mỹ và là tác giả của cuốn sách “The Boy Crisis,” (tạm dịch: Cuộc Khủng hoảng của những Cậu bé) nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 rằng “Có 93% tù nhân của chúng ta là nam giới, nhưng trong số 93% nam giới đó, thì có hơn 90% trong số họ là mồ côi cha.”
Ông Farrell nói: “Kể từ thảm kịch ở trường trung học Columbine, có khoảng 90% những kẻ xả súng hàng loạt không chỉ là nam giới mà còn là những cậu bé thiếu thốn tình cảm của người cha.
Ông Farrell giải thích rằng: Trong một gia đình mồ côi cha, mặc dù một đứa trẻ có thể lớn lên với sự nuôi dưỡng, nhạy cảm và sự quan tâm của người mẹ, nhưng cậu bé không có một hình mẫu nam giới đáng tin cậy để hướng tới.
Ông Mac Ghlionn coi gia đình là trụ cột quan trọng của xã hội và sự bền vững. Ông nói “Ở bên cạnh những người tốt trong thời gian khó khăn sẽ hữu ích. … Thật hữu ích khi có một người cha, người mẹ yêu thương, [và anh chị em].”
Bà Ella Kietlinska là một phóng viên của The Epoch Times chuyên về chính trị Hoa Kỳ và thế giới.
Anh Joshua Philipp là một phóng viên điều tra từng đạt giải thưởng của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Crossroads” (“Giao lộ thông tin”) của EpochTV. Anh là một chuyên gia được công nhận về chiến tranh không giới hạn, chiến tranh hỗn hợp phi cân xứng, hoạt động lật đổ, và các quan điểm lịch sử về các vấn đề ngày nay. Hơn 10 năm nghiên cứu và điều tra về Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động lật đổ, và các chủ đề liên quan giúp anh có cái nhìn sâu sắc về mối đe dọa toàn cầu này và bối cảnh chính trị.
Bản tin có sự đóng góp của Jan Jekielek
Ella Kietlinska và Joshua Philipp thực hiện
Nhã Phúc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: