Trong 6 tháng đầu năm, hơn 2/3 công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ rớt giá
Trong nửa đầu năm 2021, trong số 34 công ty Trung Quốc niêm yết tại New York, có hơn 2/3 công ty có giá cổ phiếu rớt xuống dưới mức giá phát hành. Bàn về nguyên nhân sự việc tên, có quan điểm cho rằng, Trung Cộng liên tục gây sức ép lên các công ty công nghệ Trung Quốc khi phát hành IPO khiến sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh, các công ty Đại lục ngày càng gặp khó khăn trong việc huy động vốn nước ngoài.
Theo tờ Financial Times của Anh ngày 5/7 đưa tin, theo số liệu từ viện nghiên cứu Dealogic cho thấy, trong nửa đầu năm 2021, có 34 công ty Trung Quốc đã niêm yết tại New York, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (18 công ty).
Một giám đốc kinh doanh của Ngân hàng châu Âu tại Hồng Kông cho biết: “Tài chính niêm yết đạt mức cao kỷ lục có liên quan nhiều đến công ty phát hành Trung Quốc, chứ không liên quan gì đến sự thèm muốn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.”
Hiện tại, khoảng 70% giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc thấp hơn giá phát hành và lý do chính là vì Trung Cộng chèn ép các công ty niêm yết.
Sau khi cơ quan chức năng Trung Quốc ban hành dự thảo quy định phân loại thuốc lá điện tử là sản phẩm thuốc lá vào tháng 3 năm nay, giá cổ phiếu của RLX Technology, nhà sản xuất thuốc lá điện tử lớn nhất Trung Quốc, đã giảm 71%.
Ứng dụng giao thực phẩm tươi sống của Trung Quốc MissFresh, được đầu tư bởi tập đoàn Tencent, đã lên sàn vào tháng 6 năm nay và giá cổ phiếu của nó hiện thấp hơn 34% so với giá phát hành.
Nền tảng gọi xe Didi Chuxing, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào ngày 3/6, sau khi bị Trung Cộng thẩm duyệt vào ngày 2/7 (bị Trung Cộng cấm hoạt động vào ngày 4/7), giá cổ phiếu của nó đã giảm 10% khi mới đưa lên sàn Hoa Kỳ, tính đến ngày 3/7 đóng cửa giao dịch, giảm tiếp 5.3%.
Về lý do khiến giá cổ phiếu của các công ty này giảm, bình luận viên tài chính Vương Kiếm đã chia sẻ trên kênh YouTube của mình rằng, sự kiểm soát của chính quyền Trung Cộng khiến các nhà đầu tư quốc tế cảm thấy không yên tâm khi đầu tư vào các công ty Đại lục.
Ông Vương Kiếm đã trích dẫn ví dụ việc Didi Chuxing bị huỷ niêm yết ngay sau một tháng niêm yết tại Hoa Kỳ. Hành động của nhà chức trách Trung Quốc thể hiện rõ thái độ: Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn, còn cảm nhận và tổn thất của người khác không liên quan gì đến tôi. Didi đã bị kiểm duyệt và hủy niêm yết ngay sau khi mở sàn. Điều này đã được dàn xếp từ trước. Cái gọi là tuyên bố Didi sẽ tiết lộ dữ liệu cho Hoa Kỳ chỉ là một trò cười. Mọi người chỉ nghe nói rằng, Trung Cộng buộc các công ty phải giao nộp dữ liệu, chứ chưa từng có công ty nào nói chính phủ nước ngoài yêu cầu họ phải giao nộp dữ liệu. Ngoài ra, rất có thể việc thoả thuận lợi ích hai bên đã thất bại nên Trung Cộng tất nhiên sẽ lật thuyền.
Ông Vương Kiếm cũng phân tích những ảnh hưởng mà giới đầu tư phải chịu đựng khi Trung Cộng nhúng tay vào thị trường. Ông nói rằng, hành động của Trung Cộng đã gây ra tổn thất nặng nề cho các nhà đầu tư. Giá cổ phiếu của Didi giảm mạnh và các quỹ đầu tư bị mắc kẹt. Những người đầu tư vào Ant Group còn thảm hại hơn những người đầu tư vào Didi. Bởi vì, Ant Group không thể lên sàn niêm yết, tiền đầu tư vào quỹ không được giải phóng, khiến họ có thể bị thua lỗ nặng, nhiều người thậm chí có thể bị phá sản.
Theo ông Vương Kiếm, hành động của Trung Cộng gây tác động tiêu cực đến giới đầu tư quốc tế. Sau hai lần thua lỗ nặng như vậy, các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào các công ty Trung Quốc nữa vì rủi ro quá lớn.
Báo Bloomberg đã dẫn lời phân tích của Brock Silvers, Giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital tại Hồng Kông, cho biết: Điều này rất không công bằng đối với các nhà đầu tư. Chỉ bằng một tờ giấy, Bắc Kinh có thể khiến các gã khổng lồ công nghệ lập tức ngừng niêm yết, thậm chí là trực tiếp biến mất khỏi sàn giao dịch. Như vậy số tiền đầu tư sẽ không thể lấy lại được. Các nhà đầu tư nước ngoài giảm đầu tư. Điều đó sẽ có hại cho sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp công nghệ mạng của Trung Quốc
Ông Raj Ganguly, một đối tác của Công ty đầu tư mạo hiểm B Capital Group, cho biết: “Đối với nhiều nhà đầu tư… họ thà đầu tư vào các công ty công nghệ Hoa Kỳ hoặc chỉ đầu tư vào các công ty công nghệ hàng đầu và lớn nhất Trung Quốc.”
Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China biểu thị các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc niêm yết tại New York đã giảm 8%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite chủ yếu là các cổ phiếu công nghệ Hoa Kỳ đã tăng 13%.
Do Lý Mộc Ân, Lưu Nghị thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: