Triệu phú Trung Quốc bị lặng lẽ trục xuất khỏi Úc vì làm gián điệp cho Bắc Kinh
Theo các tin tức gần đây, một triệu phú sống ở Melbourne đã bị trục xuất khỏi Úc vì có liên quan đến hoạt động tình báo của Trung Quốc.
Ông Trịnh Giới Phủ (Zheng Jiefu), một nhà phát triển bất động sản, bị cáo buộc đã cung cấp thông tin cho tình báo Trung Quốc về tỷ phú lưu vong cư ngụ tại Hoa Kỳ Quách Văn Quý (Guo Wengui) — người có liên hệ với cựu cố vấn Steve Bannon của ông Trump là và là một cố nhân có nhiều câu chuyện với ông Trịnh.
Theo các tờ báo The Age và Sydney Morning Herald, ông Trịnh đã bị cơ quan gián điệp trong nước của Úc buộc tội tham gia can thiệp từ ngoại quốc thay mặt cho Bắc Kinh, bao gồm cả việc cung cấp 20,000 AUD cho con trai sống tại Úc của một nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc — điều này đổi lại, sẽ gây áp lực để cha anh này ngừng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Trịnh đã tuyên bố rằng số tiền đó chỉ là một biểu hiện của lòng nhân đức.
Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO) cũng nghi ngờ vị triệu phú này đã hỗ trợ cho các quan chức Trung Quốc đang tìm kiếm tài sản ở Úc của quan chức ĐCSTQ Liêu Ngạn Bình (Liu Yanping) — cựu lãnh đạo Bộ An ninh Quốc gia, người hiện đã bị chế độ này buộc tội “tình nghi vi phạm kỷ luật và luật pháp.”
Trong năm 2020, ông Trịnh cũng bị cáo buộc đã xác nhận với ASIO rằng ông đã hỗ trợ một điệp viên Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhặt ở Úc, một hành động mà ông tuyên bố là để lấy lòng Bắc Kinh khi giúp thu hồi số tiền bị đánh cắp từ công ty của ông ở Trung Quốc bởi tỷ phú có liên hệ với ông Bannon Quách Văn Quý.
Ông Trịnh đã đầu tư khoảng 40 triệu AUD vào bất động sản ở Úc. Ông có được trạng thái thường trú nhân vào năm 1998 nhưng cuối cùng ở lại vào năm 2008 sau khi dự lễ tốt nghiệp của con gái mình — đồng thời mua một biệt thự trị giá 8.25 triệu USD ở vùng ngoại ô ven biển của Victoria, Brighton.
Trong chuyến thăm của mình, ông Trịnh đã bị ông Quách cáo buộc tham ô 2.5 triệu USD, buộc ông phải ở lại Úc vì sợ phải chịu hậu quả từ nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.
Kể từ khi Úc thông qua luật can thiệp ngoại quốc mới vào năm 2018, các quan chức đã âm thầm trục xuất hoặc điều tra các nhân vật chủ chốt được cho là đang làm việc cho Bắc Kinh.
Tuần trước (28/02-03/04), có thông tin tiết lộ rằng hai du học sinh người Trung Quốc đã bị Lực lượng Biên phòng Úc từ chối nhập cảnh vì không tiết lộ việc từng tham gia huấn luyện quân sự trước đó tại các trường đại học ở Trung Quốc.
Hồi tháng 11/2020, chính phủ đã buộc tội người đầu tiên theo luật can thiệp ngoại quốc — ông Dương Di Sanh (Duong Di Sanh), 65 tuổi, lãnh đạo cộng đồng hiện đang cư ngụ tại Melbourne.
Trong khi đó, tỷ phú gây tranh cãi Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), có liên hệ với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Bắc Kinh và là một nhân vật chủ chốt trong sự hạ đài của Thượng nghị sĩ Đảng Lao ộng Sam Dastyari, đã bị từ chối cho nhập tịch và bị hủy bỏ trạng thái thường trú vào năm 2019.
Hôm 14/02, ASIO tuyên bố rằng sự can thiệp và gián điệp của ngoại quốc đã vượt qua mức độ khủng bố và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà đất nước này phải đối mặt, theo một phiên điều trần Ước tính của Thượng viện.
Cơ quan an ninh này tiết lộ rằng họ đã phá vỡ một âm mưu của một đặc vụ hoặc “kẻ thao túng,” thay mặt cho một thế lực ngoại quốc ẩn danh tuyển chọn các ứng cử viên người Mãn Châu tiềm năng cho Đảng Lao Động Úc (ALP) ở tiểu bang New South Wales (NSW) trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới của năm nay.
Anh Daniel Y. Teng sống và làm việc tại Sydney. Anh tập trung vào các vấn đề quốc gia bao gồm chính trị liên bang, phản ứng COVID-19, và quan hệ Úc-Trung. Quý vị có thể liên lạc với anh tại [email protected].
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: