Trì hoãn công bố báo cáo ‘can thiệp bầu cử’, TT Trump vận dụng Binh pháp Tôn tử?
Hôm 17/12, theo phóng viên điều tra cao cấp của hãng tin CBS News Catherine Herridge, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia John Ratcliffe cho biết báo cáo về các mối đe dọa từ nước ngoài đối với cuộc bầu cử năm 2020 sẽ được công bố vào tháng tới. Ông khẳng định Trung Cộng, Iran, và Nga đã thực sự can thiệp vào cuộc bầu cử này.
Rõ ràng, nếu công bố kết quả sớm, việc Trung Cộng và nhiều quốc gia khác đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 là không thể chối cãi. Những kẻ phản quốc sẽ sớm bị trừng trị. Việc trì hoãn công bố báo cáo cũng tương đồng với việc trì hoãn thiết quân luật. Đây là một hành động vô ý hay cố tình?
Người viết xin đưa ra một số kiến giải về lý do đằng sau việc chậm trễ này của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia John Ratcliffe.
1. Tổng thống Trump muốn có thêm thời gian để “tát cạn đầm lầy”
Tổng thống Trump muốn giăng mẻ lưới dụ rắn ra khỏi hang, nếu thiết quân luật sớm, ông sẽ không kịp vạch trần những kẻ phản bội chính phủ ẩn nấp trong quân đội và các cơ quan quan trọng khác. Thực tế, trong thời gian ngắn, TT Trump đã buộc Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell phải lộ mặt; Chánh án John Roberts và Stephen Breyer bị phanh phui các bê bối; mối quan hệ bất chính giữa Dân biểu Eric Swalwell với gián điệp Trung Cộng Phương Phương bị bại lộ v.v.
Trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã thâm nhập sâu vào thể chế của Hoa Kỳ, nổi cộm là sự thâm nhập của Trung Cộng ở các lĩnh vực kinh tế, tài chính, giải trí và giáo dục. Trung Cộng cài gián điệp để ăn cắp công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, để xây dựng sức mạnh cho đất nước mình. Hầu hết, người ta đều tưởng Trung Cộng chỉ dừng lại ở mức bành trướng về kinh tế thông qua bẫy nợ “Một vành đai, một con đường”, thực hiện tham vọng “Made in China 2025”, sử dụng lao động cưỡng bức giá rẻ ở Tân Cương v.v. rồi lấy đó làm bàn đạp để soán ngôi vị bá chủ toàn cầu. Nhưng càng về sau, Trung Cộng càng bộc lộ âm mưu thâm hiểm hơn. Để đạt được mục đích của mình, nó sẵn sàng lật đổ Hoa Kỳ bằng mọi giá mà đến thời điểm này, nó nhắm thẳng vào yếu tố cốt lõi nhất của Hoa Kỳ: thể chế tam quyền phân lập.
Cuộc bầu cử năm 2020 đã phơi bày dã tâm thật sự của Trung Cộng. Nó đã có mặt trong mọi ngóc ngách của Hoa Kỳ và đặc biệt là lĩnh vực chính trị. Khắp mọi cơ quan chủ chốt đều có bóng dáng gián điệp Trung Cộng hoặc những kẻ phản quốc. Từ FBI, CIA, Tối cao Pháp viện đến Quốc hội và Chính phủ. Chưa kể, nhà nước Ngầm và phe cánh tả của Hoa Kỳ vốn có cùng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa với Trung Cộng. Họ sẵn sàng bắt tay nhau để xây dựng một thế giới đại đồng, một kế hoạch Đại Tái thiết.
Bắt đầu từ việc mua chuộc các chính trị gia hèn nhát như Joe Biden và sử dụng hắn như một quân bài chủ chốt để móc nối với giới chính trị gia phản quốc. Sau đó, từng bước thực hiện kế hoạch nhuộm đỏ Hoa Kỳ. Tiếp đó là bắt tay với phố Wall thao túng chính trường Hoa Kỳ và sử dụng hàng loạt các thủ đoạn tình-tiền trong mọi lĩnh vực. Trực tiếp hay gián tiếp, biện pháp mềm mỏng hay cứng rắn, Trung Cộng đều sử dụng, để cuối cùng dẫn đến cuộc bầu cử then chốt năm 2020.
Tỷ phú công nghệ kiêm doanh nhân Patrick Byrne khẳng định, can thiệp bầu cử 2020 là đòn bí mật của Trung Cộng và đã gây hoang mang cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Byrne nói với chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times rằng: “Trong 10 năm trở lên, đã có đề cập đến một đòn ‘sát thủ’ trong tài liệu của Trung Quốc – tiết lộ cách họ hạ gục Hoa Kỳ bằng một ‘cú đột quỵ’. Cộng đồng an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ đã cố gắng tìm hiểu điều này: Đó có phải là hàng không mẫu hạm mới của họ? Đó có phải là tên lửa siêu thanh? Có phải cái này, cái kia, có phải là EMP không?” “Tôi không nghĩ vậy. Một đòn sát thủ loại Hoa Kỳ khỏi cuộc chơi là những gì chúng tôi đang trải qua ngay lúc này.”“Quy trình bỏ phiếu năm 2020 liên quan đến gian lận bầu cử quy mô lớn. Không phải gian lận cử tri, mà là gian lận bầu cử.”
Trung Cộng đã can thiệp vào cuộc bầu cử 2020 với một kế hoạch tỉ mỉ và những chiêu thức tinh vi như sử dụng Hệ thống bỏ phiếu Dominion để thực hiện một cuộc đảo chính “mềm”.
Vậy nên nỗ lực tát cạn đầm lầy của TT Trump không thể thực hiện trong một sớm một chiều nếu không có kế hoạch bài bản và công phu, từng bước giăng lưới và kiên nhẫn đợi chờ con mồi sập bẫy. Ở một nước pháp quyền như Hoa Kỳ, Tổng thống không thể hành động bừa bãi nếu không có chứng cứ xác thực. Mọi tội danh và hành động cần dựa trên luật pháp. Nếu những kẻ phản quốc không bộc lộ rõ bản chất gian manh mà để lại dấu vết, TT Trump không thể dọn sạch đầm lầy Washington.
Nếu thiết quân luật khi nhiều nhân vật phản bội vẫn còn nằm vùng trong quân đội, thì kế hoạch của TT Trump khó thành công mỹ mãn. Thiết quân luật sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi ông xác định rõ ràng và thông suốt hết tất cả kẻ thù của mình là ai.
2.Cho phép các cơ quan lập pháp và toà án có cơ hội bảo vệ Hiến pháp
Giả sử cả Tòa án Tối cao và Quốc hội đều không còn khởi tác dụng, TT Trump sẽ phải một mình gánh vác sứ mệnh bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ. Khi đó ông chỉ có một con đường duy nhất là: Ban hành “Đạo luật Chống bạo loạn”, kích hoạt “Tòa án Đặc biệt Giám sát Tình báo Nước ngoài” (FISC) và thực thi thiết quân luật, kiểm soát quân sự.
TT Trump hiện chưa ký “Đạo luật Chống bạo loạn”, có thể vì đang chờ phán quyết của Tòa án Tối cao để hoàn tất thủ tục kháng cáo. Nếu Tòa án Tối cao xác nhận chiến thắng của TT Trump, thì mọi thứ sẽ sớm kết thúc. Nếu Tòa án Tối cao rơi vào tay ông Biden, TT Trump sẽ đưa ra bằng chứng cho thấy phe của ông Biden đã thông đồng với các thế lực nước ngoài trong một cuộc đảo chính ngầm. Khi đó việc kiểm soát quân sự sẽ được thực hiện theo “Đạo luật Chống bạo loạn”.
Trước đó, nhiều thành viên trong đội TT Trump đã mạnh mẽ kêu gọi thực hiện “Đạo luật Chống bạo loạn” ngay lập tức. Kỳ thực, họ đang nói với Tòa án Tối cao rằng:
TT Trump vẫn còn nhiều vũ khí chí mạng chưa dùng tới, hy vọng Tòa án Tối cao sẽ trung thành với Hiến pháp, đứng về phía công lý. Đối với Tòa án Tối cao, đây là sự lựa chọn cuối cùng. Đối với TT Trump, ông vẫn còn biện pháp phòng bị tất thắng. Vào thời khắc trọng yếu quyết định vận mệnh của Hoa Kỳ này, liệu Tòa án Tối cao có trở thành trụ cột bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ hay không?
Bảo vệ Hiến pháp là sứ mệnh của không chỉ Tổng thống mà còn của cả hai nhánh Lập pháp và Tư pháp. Ông muốn họ có cơ hội vượt qua sợ hãi và lợi ích cá nhân để bảo vệ sự toàn vẹn của Hiến pháp và danh dự của nhánh Tư pháp. Nếu không, sau này dù họ có bình an vô sự vượt qua giai đoạn này, đó cũng là một vết nhơ trong suốt cuộc đời thẩm phán của họ.
3.Từng bước có được lòng dân
TT Trump có thành công trong việc áp dụng con đường thiết quân luật và kiểm soát quân sự hay không phụ thuộc vào giới chủ lưu có thể cho ông ấy tính hợp pháp khi thực hiện hành động này hay không. Tổ chức cánh hữu nổi tiếng của Hoa Kỳ “Đại hội Nhân dân của chúng ta” (WTPC) đã đăng một trang quảng cáo trên tờ Washington Times và đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ rằng:
“Nếu Tòa án và Quốc hội không tuân theo Hiến pháp, chúng ta kêu gọi Tổng thống áp dụng thiết quân luật để tổ chức một cuộc bầu cử mới! Nếu Tổng thống không có những hành động mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi của chúng ta, chúng ta sẽ phải tiến hành một cuộc nội chiến!…”
Ngoài ra, việc phơi bày những kẻ phản quốc cũng là cách để TT Trump cho người dân Hoa Kỳ thấu hiểu ai mới là kẻ thù thực sự của họ và họ nên đứng về phe nào. Trong một nền Cộng hoà, chính phủ là do dân bầu chọn. Nếu người dân không hài lòng với một chính phủ nào, họ sẽ đứng lên để loại bỏ nó. Đó là quyền lợi của họ. Càng chứng kiến sự xấu xa của phe cánh tả, người dân Hoa Kỳ càng minh tỏ được chính-tà và đứng về phía TT Trump. Người được lòng dân luôn có được thiên hạ, câu nói này xưa nay chưa bao giờ mất đi ý nghĩa thực tiễn.
4.Đánh vào lúc kẻ địch không ngờ đến
Chương đầu tiên trong Binh pháp Tôn tử – Chương “Kế” có viết:
“Chiến tranh là hành động ngụy trá, cho nên đánh được thì vờ không đánh được; muốn đánh lại vờ không muốn đánh; muốn đánh chỗ gần nhưng vờ muốn đánh chỗ xa. Địch tham lợi thì dùng lợi nhử; địch hỗn loạn thì thừa cơ tấn công; địch sung túc thì phòng bị; địch mạnh thì tránh; tướng địch nóng nảy thì khiêu khích; tướng địch khinh thường ta thì khiến nó thêm kiêu ngạo; địch nhàn nhã thì khiến cho mệt mỏi; địch đoàn kết thì ly gián. Công kích địch không phòng bị, đánh vào nơi địch không dự tính được. Tất cả những điều đó đều là những biện pháp thắng địch, không thể quy định trước được.”
Rõ ràng, khi kẻ địch phòng bị kỹ càng nhất, chuẩn bị mọi khả năng đối phó và tin tưởng vào viễn cảnh chiến thắng của mình nhất là lúc không nên lâm trận phát động chiến tranh nhất. Khi các cánh tay đắc lực của TT Trump (bà Powell, Luật sư Lin Wood, Tướng Flynn, con gái Ivanka) dồn dập bóng gió trên truyền thông và ra dấu hiệu rằng Tổng thống có thể thiết quân luật. Hay chính bản thân Tổng thống cũng có những hành động (như gặp các tướng lĩnh quân đội trong trận bóng hàng năm; quân đội đi phân phát vaccine cho người dân) thì chắc chắn phe cánh tả sẽ run sợ và lên kế hoạch chuẩn bị kỹ càng.
Bỗng nhiên, mọi thứ phe cánh tả dự liệu lại không xảy ra. Ông John Ratcliffe trì hoãn báo cáo đến tháng sau, TT Trump ra mặt trên truyền thông nói tin thiết quân luật là tin giả và Luật sư Jenna Ellis của chiến dịch tranh cử Trump tiếp tục nhấn mạnh con đường giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông là cơ quan lập pháp tiểu bang.
Phe cánh tả sẽ có vô vàn suy nghĩ trước hành động này của TT Trump. Họ nghĩ có thể TT Trump đang gặp rắc rối? Không đủ khả năng thiết quân luật? Hay ông đang đi nước cờ hiểm hóc nào?
Dù là suy nghĩ gì, đây cũng là một đòn tâm lý khiến kẻ địch không thể nắm bắt được đường đi nước bước thực sự của ông. Để rồi đến lúc không ngờ nhất, ông tung đòn phản công và kẻ địch bại trận.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times Tiếng Việt.