Trẻ em Nhật Bản chơi đùa trên bãi biển không để lại một mẩu rác: Sự tự giác bắt nguồn từ đâu?
Một trường mẫu giáo Nhật Bản ở Hồng Kông đưa trẻ em đi tắm biển. Điều tuyệt vời là sau khi vui chơi, chuẩn bị ra về, các em đã nhặt hết rác, không để lại một mảnh rác nhỏ nào! Điều này cho thấy sự thành công của chất lượng giáo dục tại các trường mẫu giáo Nhật Bản, và họ không thể không thán phục: “Sự tự giác thật thần kỳ!”
Theo một bài chia sẻ của cư dân mạng trên nhóm Facebook “Những người bạn của Mã An Sơn”, trường mầm non Nhật Bản này nằm ở Hồng Khám, Hồng Kông, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, bọn trẻ đã đến khu vực vui chơi “Khai tâm nhạc viên” tại núi Mã An Sơn. Khi rời khỏi bãi biển Ô Khê Sa, các bạn nhỏ không những không để lại một mảnh rác, mà ngay cả rác do người khác để lại cũng được nhặt và mang đi. Họ còn nói rằng các bạn nhỏ đều “tự mang vật dụng của mình”, dắt tay nhau, trông nom chăm sóc lẫn nhau.
Thật bất ngờ, bài đăng đã thu hút hơn 2.000 lượt thích. Nhiều cư dân mạng khen ngợi “Nền giáo dục của Nhật Bản làm rất tốt”, còn có người còn để lại lời nhắn: “Cảm ơn bọn trẻ đã phó xuất quên mình để làm cho bãi biển ngày càng sạch đẹp hơn.”; “Mong rằng những ai đến bãi biển trong tương lai có thể trân quý tâm ý của bọn trẻ và đừng vứt rác nữa”.
Một cư dân mạng tên Grace Wong hài hước viết: “Hai bàn tay trống không đến đây không đem theo thứ gì, nhưng khi rời đi lại mang theo đầy những bịch rác, không để lại chút rác rưởi gì trên bãi biển. Họ vẫy tay rồi theo những đám mây màu dẫn đường mà đi, và đồng thanh hô: “Tạm biệt, sang năm chúng tôi lại đến!”
Kỳ thực, điều ưu tiên bậc nhất của nền giáo dục tố chất cho công dân Nhật Bản có liên quan chặt chẽ đến việc chú trọng vào văn hóa truyền thống. Người Nhật đã giữ gìn rất tốt nền văn hóa truyền thống mà họ học được từ Trung Quốc. Tên gọi đất nước Nhật Bản vốn có tên là quốc gia của người Oa nô. Khi đó Hoàng đế Thái Tông của nhà Đường đã đặt tên cho đất nước là “Nhật Bản” dựa trên Biển Hoa Đông, vì vậy mảnh đất nơi đây mang tên này. Học sinh Nhật Bản cho đến nay đều được học các bài thơ Đường, Tống từ, Luận Ngữ của Khổng Tử, v.v….
Ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy rằng phẩm chất tốt đẹp của “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín” trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đã được truyền lại gần như hoàn toàn tại nơi đây. Kyoto, thành phố lịch sử nổi tiếng ở Nhật Bản, từ kiến trúc cho đến các di tích văn hóa khác, là sự tái hiện của Trường An, cố đô của nhà Đường ở Trung Quốc. Từ những đứa trẻ mới biết đi cho đến khi tốt nghiệp đại học, cha mẹ và giáo viên sẽ dạy trẻ em Nhật Bản đối xử lịch sự lễ phép với người khác.
Ở những nơi công cộng, dù có bao nhiêu người, bạn cũng sẽ không thể nghe thấy tiếng nói to của người Nhật. Các cháu bé thỉnh thoảng quấy khóc, bố mẹ cũng kiên nhẫn nhiều lần thủ thỉ khuyên bảo dỗ dành, vì sợ ảnh hưởng đến người khác.
Ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn của trận động đất và sóng thần 311, người dân Nhật Bản vẫn có thể buông bỏ bản thân và luôn nghĩ đến người khác. Họ xếp hàng một cách trật tự trên đường đến nơi lánh nạn, xếp hàng nhận hàng cứu trợ, xếp hàng khi đi về nhà, không có sự tranh giành, khóc lóc, hay than thở.
Như vậy nhìn lại, cũng không khó để hiểu được “tính tự giác thần kỳ” của các bạn học nhỏ Nhật Bản là đến từ đâu?