Trật tự Thế giới Mới của chính sách kinh tế (thuyết tiền tệ hiện đại)
Tôi không phải là người thích nghe những thuyết âm mưu. Nhưng hẳn là có vẻ là lạ kỳ rằng làm thế nào mà chúng ta đã rơi vào tình trạng như hiện nay [bởi thuyết tiền tệ hiện đại].
Chỉ hơn một thập kỷ trước, ông Hank Paulson đã đến Quốc hội và yêu cầu một gói cứu trợ “cỡ lớn” để xoa dịu thị trường tài chính toàn cầu. Họ đã đưa ra mức giá 700 tỷ USD. Vào thời điểm đó, một con số quy mô lớn như vậy là chưa từng thấy.
Ngày nay, Hoa Thịnh Đốn đang ném khoảng hàng ngàn tỷ USD.
Luôn có vấn đề về [chi tiêu] ngân sách leo thang – mỗi năm chi phí của quý vị ngày càng lớn hơn và lớn hơn một chút, vì vậy quý vị không thực sự nhận thấy mình đang chi thêm bao nhiêu. Nhưng quy mô những khoản chi này đã tăng lên hàng chục lần chỉ trong vài năm qua.
Sau đây là lý do việc leo thang chi tiêu này trở nên kỳ cục [như vậy]. Một sự sùng tín bí mật đã chiếm giữ hệ thống kinh tế của chúng ta. “Trật tự Thế giới Mới” của chính sách kinh tế, nếu quý vị muốn. Một sự sùng tín hứa hẹn sự phát triển và thịnh vượng không giới hạn. Và những lời hứa hẹn sẽ mang lại tất cả mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào.
Thứ đó được gọi là sự sùng bái MMT (thuyết tiền tệ hiện đại).
Các quy tắc của thuyết tiền tệ hiện đại
Thuyết tiền tệ hiện đại là một lý thuyết kinh tế khó hiểu cho rằng các quốc gia có đồng tiền có chủ quyền không bị giới hạn hoạt động bởi doanh thu khi chi tiêu.
Thuyết tiền tệ hiện đại có một khởi đầu khá mờ mịt, giống như hầu hết các tín ngưỡng khác, trở lại vào những năm 1970 khi nhà kinh tế học Warren Mosler bắt đầu thảo luận về một số ý tưởng cốt lõi của nó. Giống như mọi thứ, những ý tưởng đó lan truyền nhờ vào internet. Ngày nay Stephanie Kelton—cựu “cố vấn kinh tế cấp cao cho các chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và 2020 của TNS. Bernie Sanders” (Độc Lập-Vermont)”—Được biết đến là người ủng hộ hàng đầu của thuyết này.
Đó là một ý tưởng nguy hiểm đang diễn ra trên thực tế.
Đầu tiên và quan trọng nhất, thuyết tiền tệ hiện đại cho rằng thâm hụt không quan trọng — vì một vài lý do.
Theo các thành viên của thuyết này, bảng cân đối kế toán của chính phủ không giống như một sự cân đối thu chi của một gia đình. Khi quý vị tiêu nhiều tiền hơn số tiền kiếm được và tiết kiệm, cuối cùng quý vị sẽ phá sản. Không phải như vậy với các chính phủ.
Đó là bởi vì bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào (quốc gia kiểm soát tiền tệ của chính mình) không bao giờ có thể bị phá sản… bởi vì quốc gia đó luôn có thể in tiền tệ của chính mình để trả nợ. (Công bằng mà nói, quý vị cũng có thể làm điều đó, nhưng đó được gọi là hàng giả.)
Không chỉ vậy, họ cho rằng thâm hụt chi tiêu là cách duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Những người theo thuyết tiền tệ hiện đại thực sự tin rằng chính phủ chi tiêu thâm hụt là một điều tốt bởi vì… hãy mong đợi nó… thâm hụt của chính phủ là thặng dư của người khác.
Điểm chính thứ hai của thuyết tiền tệ hiện đại là thị trường trái phiếu— cơ chế mà chính phủ của chúng ta vay tiền để tài trợ cho các khoản thâm hụt— là không cần thiết. Trái phiếu chỉ cung cấp một thị trường để mọi người đầu tư tiền của họ một cách an toàn. (Làm thế nào họ xác định được lợi suất là một bí ẩn đối với tôi.)
Thay vào đó, thuyết tiền tệ hiện đại sẽ đề nghị hợp nhất Cục Dự trữ Liên bang với Bộ Ngân khố để Fed có thể in và Bộ Ngân khố có thể nhắm mục tiêu đưa tiền đi đâu.
Đừng bận tâm rằng Bộ Ngân khố là một phần của cơ quan hành pháp phải báo cáo với tổng thống còn Fed không chính thức là một bộ phận của chính phủ. Họ sẽ chỉ việc loại bỏ vai trò người trung gian.
Cuối cùng, trong khi thị trường trái phiếu là không cần thiết, THUẾ là hoàn toàn cần thiết—vì ba lý do.
Trước tiên, quý vị cần phải có thuế để làm cho đồng tiền của quý vị có liên quan. Nói cách khác, USD là cần thiết vì quý vị phải trả thuế bằng USD. Đồng tiền của quốc gia quý vị nắm giữ quý vị.
Thứ hai, trong trường hợp hiếm hoi mà nền kinh tế quá nóng và lạm phát bắt đầu gia tăng (do tất cả các khoản “thặng dư” tràn lan mà chính phủ đang loại bỏ), thuế là một phương tiện để rút thanh khoản ra khỏi hệ thống để hạ nhiệt nền kinh tế. (Vì vậy, tốt hơn là tăng thuế đối với người dân khi chi phí sinh hoạt của họ đang tăng vọt?)
Cuối cùng, và đây có thể là lý do quan trọng nhất, thuế là một phương tiện để phân phối lại của cải.
Điều gì đã có thể sai?
Dễ hiểu sức hút của sự sùng bái thuyết tiền tệ này. Ai mà không muốn sống ở một đất nước nơi chính phủ cung cấp sự phát triển và thịnh vượng một cách tùy ý muốn. Nhưng tôi e rằng hệ thống niềm tin này của họ bỏ lỡ một điểm quan trọng.
USD là thước đo giá trị – chứ bản thân chúng không có giá trị. Thuyết tiền tệ hiện đại tách đồng USD ra khỏi bất kỳ ý nghĩa nào về giá trị từ sản xuất, thực tế khiến đồng USD trở nên vô giá trị.
Trong nhiều thập kỷ nay, lãi suất – “giá” của đồng USD – đang giảm khiến việc tiếp cận chúng rẻ hơn và lợi nhuận nắm giữ chúng ít hơn.
Ngày nay, khi đối mặt với lạm phát đang bùng phát, nền kinh tế của chúng ta đang nghiện tiền rẻ hơn bao giờ hết.
Fed sẽ cố gắng kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất. Và kế hoạch này có khả năng dẫn đến định giá lại lớn trong toàn bộ các loại tài sản. Cho đến nay, Chủ tịch Fed, Jay Powell, đã cho biết rằng họ đang bỏ sự hỗ trợ về tiền tệ ra khỏi thị trường. (Và việc này nên xảy ra.) Cổ phiếu sẽ phải học cách tự đứng vững. Nhưng nếu Fed không thể, tất cả chúng ta có thể kết thúc vì sự sùng bái thuyết tiền tệ hiện đại.
Và nếu chi tiêu [ngân sách] tiếp tục [tăng] trở lại trước khi Fed có thể kiềm chế lạm phát, kim loại quý có khả năng sẽ trở lại tiêu điểm. Tôi dự kiến những hoạt động kém hiệu quả hiện tại như Quỹ ETF Cổ phần Palladium Vật lý Tiêu chuẩn Aberdeen và ETF Cổ phần Bạc Vật lý Tiêu chuẩn Aberdeen có thể là đáng để xem xét.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Tim Collins đã làm việc trong nhiều năm với tư cách cố vấn tài chính trước khi thành lập quỹ đầu cơ của riêng mình, quỹ này sẽ mua lại cổ phần của các công ty như Facebook, Twitter và AirBnB trên thị trường tư nhân trước khi chúng được niêm yết. Ông hiện là đồng tác giả bản tin đầu tư của Streetlight với ông Bob Byrne, và bài viết cũng như bình luận của ông đã được đăng trên RealMoney và RealMoneyPro trên TheStreet.com trong hơn một thập kỷ.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: