‘Trạng thái bất đồng nhận thức’ trong tâm lý học
Thông thường, một cá nhân sẽ cảm thấy rất khó khăn khi đối diện với việc những quan điểm hay niềm tin vốn được xem là đúng, là chân lý nhưng bỗng nhiên lại bị ai đó chứng minh là sai, là giả. Ví dụ, ai cũng tin rằng mặt trăng là do tự nhiên, bỗng nhiên người ta lại chứng minh được nó là nhân tạo – việc này khi công bố ra sẽ trở thành “thảm họa” với rất nhiều người – nhiều người sẽ khó chấp nhận và dẫu phải đối diện với luận điểm trên thì vô thức tiềm tàng trong họ sẽ lập tức phản kháng, khả năng phòng vệ và xung đột nội tâm sẽ lập tức tạo thành rào chắn ngăn cản cá nhân đó tiếp cận với các luận điểm ngược lại.
Đây là một trạng thái tâm lý phổ biến, nhà tâm lý học Leon Festinger đã nghiên cứu trạng thái này và lần đầu tiên công bố vào năm 1957 dưới tên gọi: “Trạng thái bất đồng nhận thức” hay “Bất hòa nhận thức” (Cognitive Dissonance). Trạng thái tâm lý này từ khi được phát hiện đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới nghiên cứu tâm lý và cho đến nay nó vẫn còn là một đề tài thú vị trong môn tâm lý học.
Thuyết bất đồng nhận thức khi đề cập đến trạng thái tâm lý Phản – Lý và gọi đây là sự nảy sinh xung đột hay bất hòa trong tiềm thức, mâu thuẫn trong nhận thức. Nhận thức này có thể bao gồm kiến thức, quan niệm hay niềm tin v.v. của một cá nhân về một sự việc/sự vật/hiện tượng hay một hành động nào đó trái với cách tư duy thông thường của cá nhân đó.
2 nhận thức xuất hiện sự đối kháng với nhau – và gây ra “trạng thái bất đồng nhận thức”.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải mâu thuẫn nào cũng thuộc về “Trạng thái bất đồng nhận thức”. Nghiên cứu về “Trạng thái bất đồng nhận thức” dựa trên nền tảng của thuyết tương đồng nhận thức (Cognitive consistency) được đưa ra trước đó như một thuyết về sự cân bằng, thuyết này cho rằng con người luôn tìm kiếm sự đồng nhất trong nhiều mối tương quan khác nhau (ví dụ: suy nghĩ, hành động, thái độ, chân giá trị hay niềm tin…), Leon Festinger đã chứng minh rằng sự mâu thuẫn trong nhận thức thực chất là để thúc đẩy người ta hướng đến sự điều hoà, giảm xung đột, để trở lại trạng thái nhất quán, cân bằng trong nhận thức và hành động.
Trong quyển sách “Một học thuyết về Bất đồng nhận thức”, Festinger đã nêu một luận điểm như sau: “Trạng thái “bất đồng nhận thức có thể được xem như một điều kiện tiền đề nhằm định hướng hành động tiến đến việc giảm thiểu sự bất hòa – giống như cơn đói bụng dẫn đến những hành động hướng đến việc giảm cơn đói. Đây là một dạng thức thúc đẩy hành động rất khác so với những gì các nhà tâm lý học đang giải quyết nhưng chúng ta sẽ thấy nó lại có một tác động rất lớn.”
Nguồn gốc của sự bất đồng nhận thức
Những nguồn gốc của “Trạng thái bất đồng nhận thức” được Tony Festinger viết trong quyển sách của mình, ông cho rằng trạng thái đó chủ yếu đến từ 4 nguyên nhân sau:
1. Sự không đồng nhất trong hướng tư duy logic về một sự vật/sự việc nào đấy.
Ví dụ: Một cá nhân tin rằng con người sẽ có thể bay đến mặt trăng, nhưng mặt khác, anh ta lại không tin rằng trong thời điểm anh ta đang sống, người ta có thể chế tạo một thiết bị để bay đến mặt trăng – thì 2 suy nghĩ này về mặt logic sẽ có thể gây “Trạng thái bất đồng nhận thức”.
Hay
Nhiều người luôn tin rằng chỉ có phẫu thuật mới có thể loại bỏ khối u nhưng hiện nay rất nhiều người cũng biết rằng tập khí công cũng có thể loại bỏ khối u mà không cần phẫu thuật – điều này có thể gây ra một “Trạng thái bất đồng nhận thức” giữa hai nhóm người.
2. Sự hình thành một quan điểm chung, nhất quán, từ một quan điểm đặc thù nào đó.
Ví dụ: Thành viên của Đảng Dân Chủ phải bầu cho người đại diện của Đảng Dân Chủ, tuy nhiên khi một thành viên Đảng Dân Chủ không bầu cho người của họ, người khác sẽ cho rằng người kia rất bất thường và bản thân anh ta cũng chịu áp lực trong tâm thức vì điều đó.
3. Từ sự đối lập với những quan điểm đã được hình thành trước đó.
Ví dụ: Một cá nhân có quan điểm rằng đi dưới mưa thì tất nhiên sẽ bị ướt – nếu người này không bị ướt khi đi dưới mưa, người đó cũng sẽ có sự bất đồng trong nhận thức về quan điểm đã hình thành trước đó về việc liên quan giữa “mưa – ướt” – nhưng nếu một cá nhân khác không có quan điểm rằng một người sẽ phải ướt nếu đi dưới mưa thì việc một người có ướt hay không ướt nếu đi dưới mưa sẽ không gây ra bất cứ sự bất đồng nhận thức nào với cá nhân kia.
4. Sự khác biệt trong tập quán, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng.
Ví dụ: Người Ấn Độ sử dụng tay để ăn trong hầu hết các món ăn trong khi người Châu Âu thì không phải vậy – Người Ấn Độ sẽ thấy việc ăn bằng tay là bình thường trong khi người Châu Âu sẽ thấy đó là mất vệ sinh. Một trường hợp khác là những người theo Thiên Chúa Giáo khi có người trong gia đình mất đi họ sẽ không có hình thức đốt nhang hay bái lạy người đã chết nhưng người theo Phật Giáo thì lại rất coi trọng việc bái lạy và đốt nhang người đã chết – sự khác biệt về nhận thức có thể dẫn đến xung đột.
Có một vấn đề, đó là nhận thức khác đi đối với một trạng thái nào đó gần như xuất hiện mỗi ngày, cũng như sự phức tạp giữa nhiều khía cạnh của sự vật sự việc, nên dường như vấn đề về bất đồng nhận thức này diễn ra vô cùng phổ biến trong xã hội. Mâu thuẫn có thể tạo nên sự tăng trưởng và phát triển nhưng ngày nay, phần lớn mâu thuẫn không đạt hiệu quả đó mà thường dẫn đến một trạng thái căng thẳng ức chế kéo theo những trạng thái tâm lý bất ổn khi người ta không nhìn nhận và xử lý đúng “Trạng thái bất đồng nhận thức” của chính bản thân theo cách phù hợp.
Cách thức mà con người thông thường đối diện với “Trạng thái bất đồng nhận thức”.
Dựa trên nghiên cứu của Festinger, ông chứng minh rằng có 3 nhóm hành vi cơ bản mà một cá thể thường sẽ hành động để giải tỏa sự bất đồng về nhận thức:
1. Giải tỏa yếu tố gây ra “Trạng thái bất đồng nhận thức” bằng cách thay đổi hành vi/nhận thức.
Luận điểm này yêu cầu cá thể thay đổi về hành vi hay cảm xúc của mình liên quan đến vấn đề tạo nên “Trạng thái bất đồng nhận thức”.
Ví dụ: Một người sẽ có thể cố-gắng thử tạm ngừng việc ăn nhiều đạm nếu nhận thấy tình trạng sức khỏe không tốt nữa, mặc dù trước đó anh ta tin rằng ăn nhiều đạm mới có sức khỏe.
Điều này cũng áp dụng trong trường hợp bị buộc tuân thủ (forced compliance).
2. Giải tỏa yếu tố “Trạng Thái Bất Đồng Nhận Thức” bằng cách thay đổi môi trường xung quanh.
Tiếp cận những môi trường có cùng một nhận thức ban đầu với cá thể, ví dụ: Người ta có xu hướng tìm và kết bạn với những người có cùng quan điểm chính trị.
3. Thêm nhận thức mới hoặc giảm những nhận thức cũ tạo đã hình thành “Trạng thái bất đồng nhận thức”
Điều này có nghĩa là cá nhân tăng cường của những nhận thức mới đến khi mức độ nhận thức đủ cao để cá nhân đó chấp nhận, đồng thời làm giảm đi những nhận thức cũ đến khi tỷ lệ đồng thuận cao hơn tỷ lệ không đồng thuận.
Ví dụ: Một người có thể dần dần từ bỏ ma túy bằng cách thêm những quan điểm tích cực về lợi ích của việc từ bỏ ma túy.
Tuy nhiên, mức độ của sự bất đồng nhận thức và lực cản trở trong việc điều hoà bất đồng đối với mỗi người là khác nhau, một trong số đó là lực cản từ đặc tính tự tôn cá nhân, tức là Cái Tôi hay Bản Ngã của cá nhân đó. Người có Cái Tôi lớn thường rất khó để điều chỉnh “Trạng thái bất đồng nhận thức”. Tuy nhiên, nhận biết về trạng thái tâm lý này cũng trở nên rất thú vị khi chúng ta tìm được cách thức để điều hoà Mâu Thuẫn trong những hoàn cảnh khác nhau. Thực tế thì Mâu Thuẫn không phải là tiền đề của Đấu Tranh, cũng như Đấu Tranh không phải là cách giải quyết tốt sự Mâu Thuẫn – mà Mâu Thuẫn có thể tạo nên cơ hội để một cá thể có thể suy xét, suy Lý và tìm ra Chân Lý tốt hơn và hoàn thiện cách tư duy chính mình, tất nhiên là điều đó chỉ đạt được khi cá thể đó phải tìm được phương pháp phù hợp để nhận thức và giải quyết “Trạng thái bất đồng nhận thức” của chính mình.
Tứ Bình
Xem thêm: