‘Trạm kiểm soát ở mọi ngóc ngách’: Tài xế xe tải mô tả hệ thống giám sát ở Tân Cương
Một tài xế người Trung Quốc lái xe bồn chở nhiên liệu đã mô tả trải nghiệm vận chuyển nhiên liệu đến Tân Cương của ông là “ngàn đắng vạn cay.” Ông thề: “Dù có chuyện gì đi nữa, tôi cũng sẽ không bao giờ quay trở lại Tân Cương.”
Ông Lục Minh (Lu Ming, hóa danh) là một tài xế xe tải đến từ Sơn Đông, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, ông đã kể lại chuyến đi của mình đến một căn cứ quân sự ở Tân Cương.
Ông Lục cho biết: “Khi bạn vào Tân Cương, ở mọi ngóc ngách đều có các trạm kiểm soát. Cảnh sát có vũ trang túc trực ở mọi trường học, đơn vị chính phủ, và cổng ra vào.”
Ông mô tả cách mỗi trạm xăng được bao bọc bởi hàng rào thép gai như một nhà tù, và người dân cần phải quẹt thẻ căn cước để mua xăng.
Ở khu vực phía tây bắc của Tân Cương, Trung Cộng đã thi hành một hệ thống đàn áp và giám sát rộng lớn nhằm vào nhóm người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực này, nơi mà những gì [đang diễn ra] đã bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác gán nhãn là một nạn diệt chủng.
Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đã bị cầm tù trong một mạng lưới các trại giam giữ, trong khi những người dân bên ngoài các trại này phải chịu sự giám sát gần như toàn diện thông qua một loạt các trạm kiểm soát, camera CCTV, và sự theo dõi chặt chẽ của cảnh sát.
Căng thẳng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Tân Cương
Vào giữa tháng Sáu, ông Lục chở một bồn chứa dầu diesel từ Sơn Đông thẳng hướng đến Tân Cương.
Trong khi đó, điện thoại di động của ông đã bị các quan chức chính phủ truy vết và gắn một dấu hoa thị vì chuyến đi trước đó của ông là đến Ôn Châu, nơi virus Trung Cộng, thường được gọi là virus corona chủng mới bùng phát sau khi ông đi khỏi đó. Sẽ mất 14 ngày để dấu hoa thị này biến mất.
Bắc Kinh đã áp dụng hệ thống dữ liệu lớn “mã hành trình” này như một biện pháp để ngăn chặn virus Trung Cộng. Dấu hoa thị này cho biết có những khu vực có nguy cơ trung bình hoặc rủi ro cao trong thành phố mà chủ sở hữu điện thoại di động đã tới trong 14 ngày qua, nhưng không có nghĩa là chủ sở hữu đã thực sự ở lại các khu vực có nguy cơ trung bình và cao này.
Do đó, dấu hoa thị này đã theo ông đến tận Tân Cương.
Trên đường đến Diệp Thành (giáp Pakistan và Ấn Độ), phía tây nam Tân Cương, cảnh sát đã theo dõi ông suốt chặng đường.
Ông Lục giải thích, sau khi ông đến Tân Cương, cảnh sát đã niêm phong xe tải của ông. Ông không được phép rời khỏi xe và ăn uống. Khi ông Lục đến quận tiếp theo, cảnh sát đã bàn giao tất cả giấy tờ thủ tục cho các sĩ quan ở đó. Ông Lục nói: “Tôi phải làm các kiểm tra giấy tờ tùy thân (ID), quét mã QR, vân vân, ở mọi trạm kiểm soát… Tôi đã bị dẫn đi từ quận này sang quận khác như vậy.”
Ông cho hay: “Kiểu gì anh cũng phải đi vệ sinh đúng không? Tuy nhiên, anh phải kìm lại. Khi tôi thực sự không thể kìm được nữa, tôi đã bấm còi cho xe cảnh sát đang theo sau mình. Khi chúng tôi lái phương tiện đến khu vực dịch vụ, người cảnh sát tháo niêm phong cửa xe của tôi. Sau khi tôi quay về họ lại dán niêm phong lại.”
Khi đi vào biên giới Quận Diệp Thành, ông Lục phải đến khu vực dịch vụ Diệp Thành và làm một xét nghiệm acid nucleic khác.
Ông Lục cho hay: “Không một phương tiện nào có thể đến gần xe tải của tôi. Một người đặc biệt đã làm xét nghiệm acid nucleic cho tôi… Tôi phải lái xe đến bãi đậu của khu dịch vụ này và nghỉ một đêm ở đó. Tôi không được phép rời đi cho đến khi có kết quả xét nghiệm vào hôm sau.”
Sau xét nghiệm này, ông Lục phải cách ly 7 ngày trên xe tải của mình trước khi có thể tiếp tục chuyến đi.
Ông Lục lại bị hộ tống suốt chặng đường cho đến khi ra khỏi khu vực [Diệp Thành] này. Sau khi ông đi vào khu vực miền núi, cuối cùng ông cũng được lái một mình trong quãng đường 250 dặm còn lại.
Ông Lục cho biết ông đang giao dầu diesel đến nơi từng diễn ra xung đột biên giới Trung-Ấn, và các binh sĩ đóng quân ở đó đã sẵn sàng để thiết lập một căn cứ quân sự.
Địa điểm quân sự này được bảo vệ nghiêm ngặt bởi cảnh sát và binh lính.
Ông Lục nói: “Từ kho dầu này, đi thêm một đến 2 dặm nữa về phía trước, thì toàn là các bãi mìn.”
Ông được dặn dò không cần phải lo lắng về việc dỡ hàng, và cảnh báo không được phép chụp ảnh hoặc quay video.
Sau khi ông bốc dỡ xong nhiên liệu, cũng trùng vào hôm 01/07 và Trung Cộng đang kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng. Tân Cương không cho phép các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm rời khỏi khu vực này. Ông Lục đã bị cách ly ba ngày tại vùng núi này.
Ông Lục cho biết, cộng cả hai hôm ông phải dành ra [để thực hiện xét nghiệm] trước đó và sau thời gian cách ly ở Diệp Thành, “Tôi đã bị cách ly tổng cộng 12 ngày.”
Do Gu Xiaohua và Gu Qing’er thực hiện
Hoa Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: