Tổng thống Pháp hối thúc Trung Quốc gửi tín hiệu rõ ràng về biến đổi khí hậu
Bất chấp việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi nhà lãnh đạo độc tài của Trung Quốc Tập Cận Bình gửi một “tín hiệu rõ ràng” tới thế giới về biến đổi khí hậu trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Scotland, Trung Quốc đã không đệ trình một mục tiêu phát thải rõ ràng, và ông Tập đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh này.
Hôm 26/10, Phủ Tổng thống Pháp cho biết trong một tuyên bố rằng ông Macron thúc giục ông Tập nâng cao đáng kể các mục tiêu của Trung Quốc trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và đạt được tiến bộ “cụ thể” nhằm chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào than đá.
Trung Quốc, quốc gia góp phần phát thải CO2 lớn nhất thế giới, vẫn chưa đưa ra mục tiêu phát thải vì biến đổi khí hậu. Trung Quốc đã cam kết đạt được mức trung lập carbon vào năm 2060 và ngừng gia tăng lượng khí thải vào năm 2030, nhưng nước này vẫn chưa xác định được ngày mà lượng khí thải của họ sẽ đạt mức cao nhất.
Chính quyền Trung Quốc không những không đưa ra bất kỳ cam kết mới nào trong các mục tiêu giảm phát thải của họ, mà ông Tập còn không tham dự hội nghị thượng đỉnh. Ông chỉ tham gia qua cuộc gọi hội nghị trực tuyến.
Hôm 27/10, chỉ vài ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu Toàn cầu COP26 diễn ra, chính quyền Trung Quốc đã công một bố bạch thư về “Các Chính sách và Hành động của Trung Quốc để Giải quyết vấn đề Biến đổi Khí hậu,” tuyên bố rằng họ đã vượt quá mục tiêu cắt giảm carbon “5 Năm lần thứ 13”, và sẽ thực hiện các mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường kiểm soát phát thải khí nhà kính.
Bạch Thư do Văn phòng Thông tin của Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành cho biết rằng việc ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được “những kết quả tích cực.” Cường độ phát thải carbon năm 2020 giảm 18.8% so với năm 2015, về cơ bản đang ngăn chặn được tốc độ tăng nhanh của việc phát thải carbon dioxide.
Bạch thư này cũng nêu rõ rằng hôm 16/07/2021, thị trường carbon quốc gia đã chính thức khởi động giao dịch trực tuyến, biến nó trở thành thị trường carbon lớn nhất thế giới. Tính đến ngày 30/09/2021, khối lượng giao dịch tích lũy của các khoản cho phép phát thải carbon trên thị trường carbon quốc gia là khoảng 17.65 triệu tấn, và giá trị giao dịch tích lũy là khoảng 801 triệu RMB (125 triệu USD).
Nguồn cung cấp điện của Trung Quốc chủ yếu dựa vào than và nước này hiện đang hứng chịu cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất trong 20 năm. Những lo ngại xung quanh tình trạng thiếu hụt năng lượng dài hạn và không cung cấp đủ năng lượng trong mùa đông này đang gia tăng. Nhà cầm quyền này đang đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan, vì một mặt phải ứng phó với áp lực quốc tế đòi hỏi Trung Quốc phải tăng tốc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, nhưng mặt khác cũng phải duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong nước.
Một số phương tiện truyền thông quốc tế đã suy đoán rằng sự vắng mặt của ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh có thể là do ông không chuẩn bị thực hiện nhiều cam kết hơn nữa để chống biến đổi khí hậu hoặc tăng các mục tiêu quốc gia về giảm lượng khí thải.
Ông Alex Wu là một tác giả của The Epoch Times tại Hoa Kỳ, tập trung vào xã hội Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, nhân quyền và các mối liên hệ quốc tế.
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: