Tổng thống Biden: Ông Tập Cận Bình mắc ‘sai lầm lớn’ khi không dự COP26
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26), Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay, việc lãnh đạo Trung Quốc không xuất hiện tại hội nghị là một “sai lầm lớn”, khiến Bắc Kinh mất khả năng gây ảnh hưởng đến các nước khác.
“Bằng cách xuất hiện tại hội nghị, chúng tôi đã có tác động sâu sắc đến phần còn lại của thế giới. Họ đang nhìn vào Mỹ và vai trò lãnh đạo của Mỹ”, ông Biden nói.
Về việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến dự hội nghị, ông Biden nhận xét: “Thành thật mà nói, tôi nghĩ đây là một sai lầm lớn đối với Trung Quốc vì họ đã không xuất hiện. “
“Phần còn lại của thế giới sẽ nhìn vào Trung Quốc và tự hỏi ‘họ đang mang lại giá trị gì’? Họ đã mất khả năng gây ảnh hưởng đến các nước trên khắp thế giới và những quốc gia tham dự COP26.”
Ông cũng nói điều tương tự với sự vắng mặt của Nga.
Ông Tập Cận Bình không đưa ra cam kết mới về môi trường
Là quốc gia xả khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới, Trung Quốc đã cam kết sẽ đưa nó về 0 vào năm 2060. Điều này có nghĩa là nước này có thể tiếp tục sử dụng than và lượng khí thải carbon có thể tiếp tục tăng trong 10 năm tới và đạt mức cao nhất vào khoảng trước năm 2030. Các nước phương Tây bao gồm Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã vắng mặt tại hội nghị COP26 và không đưa ra bất kỳ cam kết giảm phát thải mới nào.
Nhiều phương tiện truyền thông đưa tin rằng do lo ngại về dịch bệnh COVID-19 nên ông Tập Cận Bình đã không rời Trung Quốc kể từ tháng 1/2020 và cũng không có ý định tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome và ở Scotland trong tuần này. Thay vào đó, ông chỉ gửi một tuyên bố bằng văn bản.
Trong một bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hôm thứ Hai, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết: “Tôi sẽ tiếp tục đưa ra các kế hoạch thực hiện trong các lĩnh vực chính như năng lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải; Các ngành công nghiệp chủ chốt như như than, điện, thép và xi măng; Các biện pháp bảo vệ công nghệ, bể thải carbon, thuế và tài chính.”
Ông Tập kêu gọi các nước phát triển “cần làm nhiều hơn” và hỗ trợ các nước đang phát triển trong các nỗ lực về khí hậu.
Các nhà phê bình cho rằng kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu của Trung Quốc do ông Tập Cận Bình công bố không hề đưa ra bất kỳ cam kết giảm phát thải mới nào.
Nhiều quốc gia công bố các mục tiêu chính sách mới về khí hậu trong tương lai
Được biết, đặc phái viên khí hậu của Biden và cựu Ngoại trưởng John Kerry đã đối thoại trực tiếp với các quan chức Bắc Kinh trong vài tháng qua để thuyết phục Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp hơn để giảm lượng khí thải carbon.
Các quan chức Hoa Kỳ cũng cho biết ông Kerry đã gặp các quan chức Trung Quốc ở London vài ngày trước khi diễn ra hội nghị COP26 ở Glasgow, Anh Quốc.
Tuy nhiên, trong khi tiến hành trao đổi ngoại giao với Bắc Kinh, chính quyền Biden cũng đang cố gắng thành lập một liên minh các quốc gia cùng chí hướng để gia tăng sức ép đối với Trung Quốc, thúc đẩy nước này hành động để giảm lượng khí thải carbon.
Hội nghị COP26 năm nay dựa trên một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý được ký kết tại Paris bởi 196 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc vào sáu năm trước. Trong thỏa thuận, các nước cam kết thực hiện cắt giảm phát thải và nỗ lực kiểm soát mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1.5 độ C so với thời tiền công nghiệp hóa.
Tại hội nghị, chính quyền Biden đã thông báo rằng họ sẽ ký một thỏa thuận lịch sử với các quốc gia khác để chấm dứt nạn phá rừng, khôi phục 200 triệu ha rừng và các hệ sinh thái khác vào năm 2030. Ông Biden cũng công bố kế hoạch điều chỉnh các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ về năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, nhà ở và nội thất để giảm phát thải khí metan.
Các quốc gia khác cũng đã công bố các mục tiêu về chính sách khí hậu. Đáng chú ý hơn, nhà lãnh đạo Ấn Độ đã tuyên bố rằng nước này sẽ đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2070. Ấn Độ là quốc gia ô nhiễm thứ ba trên thế giới.
Do Diệp Tử Vi, Vương Tường thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: