Tổng thống Biden muốn ‘thức tỉnh’ bác sĩ của quý vị
Chính phủ Tổng thống (TT) Biden muốn chi trả cho các bác sĩ để tạo ra “các kế hoạch chống phân biệt chủng tộc” trong phòng khám để có thể sớm đưa toàn bộ thuyết sắc tộc trọng yếu vào phòng khám chữa bệnh của quý vị.
Quý vị hỏi đó là cái gì vậy? Quý vị chưa hề nghe nói về luật quốc hội có hiệu lực tới mức đó đúng không? Đó là bởi vì không có đạo luật nào như vậy. Thay vào đó, ý tưởng này do nhóm nhỏ quan chức liên bang nắm quyền kiểm soát chủ yếu đối với các chi tiết và những thứ vụn vặt trong luật liên bang lặng lẽ thúc đẩy thực hiện.
Bất chấp những điều quý vị có thể đã được dạy trong các lớp về chính phủ ở trường trung học, các đạo luật liên bang không cung cấp các thông tin chi tiết sẽ phải áp dụng khi một biện pháp trở thành luật. Thay vào đó, cơ quan lập pháp chỉ đơn thuần thiết lập một phác thảo khung, thường là chỉ thị cho bộ trưởng của bộ này hoặc bộ kia viết ra các chi tiết sau khi biện pháp đó đã được chấp thuận qua một quá trình xây dựng quy tắc phức tạp. Nói cách khác, nhà nước hành chính đương thời do nhánh hành pháp điều hành có thẩm quyền bán lập pháp đáng kể mà các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ không bao giờ nghĩ đến.
Có một số hạn chế đối với việc xây dựng luật ngoài việc quy định đó phải phù hợp và đồng nhất với quy chế quản lý. Nhưng các luật thường được viết một cách mơ hồ đến mức làm như vậy là không quá khó. Ngoài ra, các điều luật được ban hành là chỗ mà sẽ phải tìm thấy sơ hở của luật liên bang.
Làm thế nào chúng ta biết được điều luật nào đã được đề xướng hay ban hành bởi các quan chức này? Tất cả các đạo luật — dù là sơ bộ hay đã được hoàn thiện — đều được công bố trong một tập dữ liệu khổng lồ có tên Sổ đăng ký Liên bang (FR).
Tốt thôi. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tra cứu chúng, phải không?
À thì, về mặt lý thuyết đúng là như vậy – nhưng xin chúc may mắn cho nỗ lực [của quý vị]. Mỗi năm, có hơn 70,000 trang bản in rất nhỏ được xuất bản trong cuốn FR. Hãy tưởng tượng quý vị đang đào bới tìm kiếm trong cả một biển chữ! Hãy hình dung về cây kim và đống cỏ khô.
Vâng, có sự tham gia đóng góp một chút của quần chúng trong việc làm luật, nhưng lại rất gián tiếp. Khi một điều luật mới được đề xướng, công chúng được cho thời gian để đưa ra các bình luận mà – về mặt lý thuyết và đôi khi trên thực tế – là có tác động đến các quan chức viết và ban hành luật đó. Các quan chức có thể cũng tham dự các cuộc họp với “các bên liên quan” về nội dung của các quy tắc được đề xướng.
Nhưng cũng như mọi điều khác ở Hoa Thịnh Đốn, quy trình hành chính này mang hơi hướng chính trị rõ rệt. Liệu những người đưa ra bình luận có gây được bất cứ ảnh hưởng nào đến các điều luật sau cùng hay không thì thường còn phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng chính trị của họ hoặc liệu họ có phải là đồng minh của chính phủ đương nhiệm hay không, chứ không phải sự nhạy bén về chính sách. Không cần phải nói, bản thân người dân hiếm khi biết được điều gì đang xảy ra, còn có ít người hơn thật sự có được một cơ hội có nghĩa để tham gia trực tiếp vào quá trình này.
Được rồi, thế là đã nói đủ về các công dân rầu thảm rồi. Còn đây là những gì mà các quy định mới về các khoản thanh toán của Medicare cho các bác sĩ—mà bắt đầu từ trang 64,996 của FR năm 2021 và kết thúc ở trang 66,031 — nêu rõ về thù lao của kế hoạch chống phân biệt chủng tộc: Trong Phụ lục 2—mắt quý vị đã quay trở về trong đầu chưa?—các bác sĩ được cho hưởng 1% thu nhập Medicare của mình “để tạo ra và thực hiện một kế hoạch chống phân biệt chủng tộc.”
Điều này nghĩa là [họ] đang thiết lập một bộ máy quan liêu chống phân biệt chủng tộc bên trong các phòng khám của bác sĩ, cùng với những hệ quả khác.
“Kế hoạch này sẽ bao gồm việc đánh giá lại toàn bộ phòng khám về các công cụ và chính sách hiện hành, chẳng hạn như các tuyên bố giá trị hoặc các hướng dẫn thực hành lâm sàng, để bảo đảm rằng chúng bao gồm và phù hợp với cam kết chống phân biệt chủng tộc và hiểu chủng tộc như là một hình thức chính trị và xã hội, chứ không phải sinh lý,” quy định này nêu rõ.
Nói cách khác, quy định này tuyên bố khá cụ thể rằng kế hoạch đó không phải về y học—và không phải về khoa học. Thay vào đó, nó đẩy mạnh ý thức hệ trần trụi và đưa chính trị rất “thức tỉnh” vào các cơ sở lâm sàng.
Đó chưa phải là tất cả.
“Kế hoạch cũng sẽ xác định các cách thức mà theo đó các vấn đề và thiếu sót được phát hiện trong lần đánh giá này có thể được giải quyết và sẽ đưa vào các mục tiêu và mốc hướng tới để giải quyết các vấn đề và các thiếu sót được ưu tiên. ..Việc… bác sĩ lâm sàng hoặc phòng khám đủ điều kiện cũng có thể cân nhắc đưa vào kế hoạch của họ hoạt động đào tạo liên tục về chống phân biệt chủng tộc và/hoặc các quy trình khác để hỗ trợ xác định các thành kiến rõ ràng và ẩn tàng trong chăm sóc bệnh nhân và giải quyết những bất công về y tế trong lịch sử mà người da màu phải trải qua”, quy định này viết.
Hãy nghĩ về số tiền mà những người đào tạo và người tổ chức đào tạo chống phân biệt chủng tộc cánh tả kiếm được, đó là một phần của vấn đề.
Ngoài ra, lời kêu gọi “chống phân biệt chủng tộc” có thể được hiểu là lời kêu gọi phân biệt đối xử trong các cơ sở y tế đối với những người không phải người da màu. Chẳng hạn như ông Ibram X. Kendi, một nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào chống phân biệt chủng tộc đã viết trong cuốn sách của mình, “Làm thế nào để Trở thành một Người chống Phân biệt chủng tộc,” rằng “biện pháp khắc phục duy nhất đối với vấn đề phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử chống phân biệt chủng tộc.”
Suy nghĩ gây thù hận này đã ngấm vào các cơ sở y tế. Hãy xem xét một chuyên mục vận động chính sách có liên quan, “Thúc đẩy Nghị trình Công bằng của Tổng thống Biden,” được xuất bản hồi tháng 04/2021 trên Tạp chí Y học New England.
Bác sĩ tâm thần Neil K. Aggarwal viết: “Để thúc đẩy sự công bằng, chính phủ Biden nên phân phối các nguồn lực một cách khác biệt để mang lại lợi ích cho các nhóm chịu thiệt thòi triền miên.”
Điều đó sẽ khiến một số người trong chúng ta chống đối nhau tại phòng khám của bác sĩ của chính chúng ta. Nỗi ám ảnh về những khác biệt này – ngày càng mỏng manh hơn bao giờ hết – không có lợi cho sức khỏe. Và điều đó là không đúng.
Tất cả bệnh nhân phải được đối xử bình đẳng. Không bệnh nhân nào nên được xem là “được ưu ái” hay “không được ưu ái.” Mọi người đều phải được chăm sóc một cách tốt nhất. Nhưng sự bình đẳng như vậy không nằm trong hệ giá trị mà “chống phân biệt chủng tộc” thông thường – và cụ thể là quy tắc mới này – khuyến khích.
Không có gì ngạc nhiên khi chính phủ TT Biden đã thức tỉnh. Nhưng mối nguy hại thực tế đối với quyền bình đẳng thực sự lại không nằm trong các bài diễn ngôn của tổng thống, mà nằm trong quyền lực của cái đầm lầy quan liêu kia. Thực vậy, những quả mìn “công bằng” nào khác đang được âm thầm đặt trong hàng trăm ngàn trang giấy của cuốn Sổ đăng ký Liên bang?
Hôm nay, nhóm quan chức này đang đề nghị cấp cho các bác sĩ một khoản thù lao để tham gia vào mục tiêu “chống phân biệt chủng tộc”. Ngày mai, họ có thể đưa thuyết chủng tộc trọng yếu trở thành quy định bắt buộc trong các phòng khám y tế. Và chúng ta có thể sẽ không biết về điều đó cho đến khi sự đã rồi. Chừng này là rõ ràng: Đẩy mạnh “công bằng” trong ngành chăm sóc sức khỏe là một đơn thuốc để xé nát đất nước này.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tác giả từng đạt giải thưởng Wesley J. Smith là người dẫn chương trình podcast Humanize (Humanize.today), chủ tịch của Trung tâm về Chủ nghĩa Biệt lệ của Nhân loại thuộc Viện Khám phá và là một nhà tư vấn cho Hội đồng các Quyền của Bệnh nhân. Cuốn sách mới nhất của ông có tên “Culture of Death: The Age of ‘Do Harm’ Medicine” (tạm dịch: “Văn Hóa Cái Chết: Thời Đại của Thuốc ‘Cố ý Hại người’”)
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: