Tôi đã dạy học hơn 20 năm, chưa bao giờ nhận được một nụ hôn của học trò đẹp như thế!
Hoa Kỳ rất coi trọng giáo dục năng khiếu, vì những nhân tài được bồi dưỡng theo cách này có thể sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Bởi vậy, họ đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết để thiết lập một môi trường giáo dục năng khiếu như vậy, thực hiện rất nhiều cuộc nghiên cứu, sau đó mới xây dựng được một hệ thống hoàn thiện.
Nói về quy trình tổng thể, trước hết là “sự tồn tại”, là tấm gương được đề cập đến trước tiên, sau đó là quản lý cảm xúc, còn có giá trị tồn tại của bạn, địa vị của bạn là gì… Đây là một liên kết rất quan trọng, nghĩa là ở cấp cao hơn, mỗi người đều biết việc phải làm, và mỗi người đều biết giải quyết sự việc.
Quản lý lớp học: Băng chuyền dịch vụ
Nếu chủ tịch một công ty lớn muốn bồi dưỡng người kế nhiệm, ông ấy sẽ để con mình “nhảy dù”, nhanh chóng thăng chức tổng giám đốc? Hay vẫn để anh ta bắt đầu từ cấp thấp, từng bước từng bước tiến lên?
Trong giáo dục năng khiếu, cách quản lý lớp là chúng ta sẽ ghi lại tất cả những việc lớn nhỏ trong lớp ngay từ đầu, như lau bảng đen, khẩu lệnh vào ra lớp, gửi vở bài tập về nhà cho giáo viên, .v.v. Những điều nhỏ nhặt như vậy đều viết lên vòng tròn ngoài của đĩa, còn vòng tròn trong để viết tên của từng học sinh. Đĩa này có thể xoay được, mỗi ngày chúng ta xoay một vòng, vì vậy mỗi học sinh mỗi ngày đều sẽ làm công việc không giống nhau, không kể việc lớn hay việc nhỏ, tất cả đều phải làm và rèn luyện.
Lớp chúng tôi không có cái gọi là trưởng nhóm, ủy ban học tập hoặc ủy ban thể thao, mọi người thay phiên nhau làm việc, ai cũng có cơ hội được luyện tập, bao gồm cả việc “xoay đĩa”. Điều này phản ánh cái gọi là cơ hội bình đẳng ở Hoa Kỳ, cũng không có sự cạnh tranh ác ý mà rất công bằng. Vì vậy, dù đến phiên làm bất kỳ công việc gì thì cũng là để phục vụ người khác, là quá trình học hỏi.
Trong quá trình đó, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn các em cảm nhận những thay đổi trên cơ thể mình. Khi bạn làm một việc giúp đỡ người khác, cơ thể cảm thấy rất vui vẻ, không còn là công việc mệt mỏi và đáng ghét nữa; cũng sẽ không cảm thấy “mình đang được giáo viên bộ môn lựa chọn để làm công việc ấy, vì vậy người khác thảy đều thua kém hơn mình”. Không có tâm lý coi thường như vậy. Mọi người đều là một răng cưa nhỏ trong lớp, chia sẻ những việc khác nhau, thiếu đi một người sẽ không thể chuyển động được. Nhìn rộng ra bên ngoài, khi lớn lên trong xã hội, trong công ty, thì không có tâm lý “cao cao tại thượng”, phân biệt sang hèn, tù đó làm mỗi một việc đều tận tâm và tôn trọng mọi loại công việc.
Sự cố lớn thường đến từ các ốc vít nhỏ
Lấy một ví dụ thực tế, tôi từng huấn luyện cho một số công ty lớn, đặc biệt là khi một số công ty gặp khủng hoảng, dạy họ cách xử lý như thế nào. Đã từng có một công ty hàng không gặp tai nạn, tôi đã dành nhiều thời gian, cẩn trọng điều tra, cũng cho họ làm một số bài huấn luyện thêm. Cuối cùng, tôi cho công ty họ một lời khuyên quan trọng: Những tai họa lớn thường đến từ các chi tiết nhỏ không được quan tâm đúng mực.
Nếu người khóa cái ốc vít nhỏ bé ấy bị xem thường, một thời gian tâm tình không tốt, dẫn đến không khóa được cái ốc vít, vậy thì đó chính là nguồn gốc của tai họa. Anh ta tất nhiên biết phải nhanh chóng khóa cái ốc vít lại, nhưng con người là động vật có tình cảm, một khi tâm tình xuống dốc thì liền không khóa cẩn thận. Nếu bạn hỏi kĩ nhóm người đó, liền sẽ phát hiện người đó thuộc nhóm bị coi thường.
Và một người như vậy không chỉ bị coi thường ở công ty, mà từ nhỏ trong gia đình và giáo dục nhà trường không đạt được thành tích cao, cũng có thể là người bị cho là miệng lưỡi không ngọt ngào, không cư xử khéo léo, rồi bị đem ra so sánh trong cuộc sống. Từ đó, giá trị tồn tại của anh ta, niềm tin vào sự tồn tại liên tục bị hạ thấp, cuối cùng anh ta không nhận thức được rằng bản thân mình là quan trọng. Cho nên công việc khóa ốc vít, anh ta cũng không nhận thức nó quan trọng. Anh ta bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, vì vậy không lý trí khi thực hiện công việc này.
Cô giáo xúc động vì một nụ hôn
Làm thế nào để nhìn kỹ quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, các giai đoạn phát triển, thái độ và năng lực thể hiện…, đây là bước giáo dục rất cơ bản và quan trọng của cha mẹ và giáo viên.
Nhớ lại mấy lần trước, tôi từng nhắc đến một học sinh có vấn đề trong lớp của con trai tôi. Đứa trẻ vì cảm thấy cô đơn mà thường xuyên đánh người, cũng đánh cả con tôi. Lúc đó, tôi đã khuyên bảo cậu bé rất nhiều điều, tôi đã nhờ nó học thật tốt trên lớp trong hai ngày, sau đó giảng lại nội dung đã học cho con tôi, vì con tôi không thể đến lớp trong hai ngày đó. Tôi đang cho cậu bé thấy được giá trị tồn tại của bản thân mình, đồng thời chứng minh với giáo viên một điều: Trẻ con là có thể dạy dỗ được. Giáo viên cũng nói rằng khi một đứa trẻ sẵn sàng học hỏi, thì ông rất muốn dạy nó.
Sau đó tôi cũng liên tục khuyến khích mẹ đứa trẻ ra ngoài nhiều hơn, ví dụ như tình nguyện tham gia các khóa dạy học ngoài trời. Trước đó người mẹ này chưa bao giờ ra ngoài tham gia các hoạt động của trường, bởi vì cô biết đứa con mình là người thường hay gây rắc rối, khiến cô cảm thấy thật xấu hổ. Tôi động viên cô ấy rằng tôi sẽ giúp đỡ và đi cùng. Ngoài ra, tôi trao đổi với giáo viên, hướng dẫn một số mẹo nhỏ trong công việc quản lý lớp học.
Trước tiên hãy gạt hình phạt sang một bên, chuyển sang cách tiếp cận quan tâm. Một trong những thủ thuật là đặt một chiếc hộp ở cửa lớp học. Mỗi học sinh đặt bảng tên của mình vào đó, sau đó học sinh vào lớp rút ra một bảng tên, trên bảng viết tên ai, đó là sẽ là người hôm nay được quan tâm như nhắc uống nước, đi vệ sinh… Mỗi một người đều quan tâm đến người khác, và đồng thời cũng được người khác quan tâm.
Sau một thời gian, một ngày nọ sau giờ học, giáo viên gọi điện cho tôi, hào hứng nói rằng: “Tôi nhất định phải nói với chị giá trị tồn tại hôm nay của tôi! Tôi đã dạy học hai mươi mấy năm rồi, đã là một bà già rồi, nhưng tôi chưa từng nhận được một nụ hôn nào của học sinh đẹp như vậy”. Nguyên nhân là một đứa trẻ đã thay đổi, cậu ấy sau khi tan học quay trở lại lớp, hôn lên má cô giáo đang giảng bài, vui vẻ chào tạm biệt cô! Vì vậy cô giáo cảm động đến mức hào hứng gọi điện thoại cho tôi kể lại việc này.
Khi bạn thấy một sinh mệnh đang thực sự thay đổi tốt đẹp hơn, đó sẽ là một nguồn động lực và cảm hứng rất lớn. Bởi vậy, các bậc cha mẹ và giáo viên, chúng ta hãy giúp những đứa trẻ tìm thấy giá trị tồn tại đích thực của mình.
(Bài viết này là những chia sẻ của Tiến sĩ Trần Ngạn Linh, đã được xuất bản trong ấn bản Giáo dục ngày 22 tháng 8 năm 2020, San Francisco).
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh có hơn 30 năm kinh nghiệm giúp đỡ các bậc cha mẹ và giáo viên ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu và New Zealand. Tiến sĩ đã giải quyết vô số vấn đề khó khăn. Nhiều phụ huynh và giáo viên xem Tiến sĩ Trần là nhà cố vấn trọn đời. Khả năng tư vấn của Tiến sĩ Trần không chỉ giới hạn lĩnh vực nuôi dạy con cái và giáo dục, mà còn bao gồm nghiên cứu phát triển và thiết lập văn hóa doanh nghiệp cho các công ty tư nhân. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho Tiến sĩ Trần có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn trong việc hướng dẫn các bậc cha mẹ và các giáo viên khác bồi dưỡng nên những nhân tài khỏe mạnh.
Tiến sĩ Trần có bằng tiến sĩ Tâm lý học chỉnh thể và Năng lượng y học của Đại học Y khoa Thân Tâm Hoa Kỳ (nay là Viện nghiên cứu Thân Tâm), Thạc sĩ Học viện Đại học Y Đài Loan, Thạc sĩ Phát triển nhi đồng Đại học California (US), Thạc sĩ về Giáo dục năng khiếu của Đại học California và chứng chỉ lập trình máy tính. Video bài phát biểu trên truyền hình của bà được Thư viện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu giữ, cũng được phát sóng bởi China Airlines International.
Lý Âu biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epochtimes Hoa ngữ
Xem thêm: