Tối cao Pháp viện tán thành lệnh cấm theo hiến pháp đối với quyền bỏ phiếu của District of Columbia
Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết khẳng định một quyết định của tòa án cấp thấp hơn rằng các cư dân của District of Columbia (tức Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) không được quyền bầu người đại diện tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Phán quyết này được đưa ra sau khi Hạ viện chuẩn y dự luật hồi tháng Tư để đưa thủ đô Hoa Thịnh Đốn trở thành tiểu bang thứ 51; dự luật này đã bị cản trở tại Thượng viện. Đảng Dân Chủ ủng hộ dự luật này, lập luận rằng mọi công dân Hoa Kỳ nên được đại diện trong Quốc hội, trong khi đó Đảng Cộng Hòa phản đối dự luật này vì họ tin rằng những người tạo dựng Hiến pháp không muốn thủ đô Hoa Thịnh Đốn trở thành một tiểu bang, và bởi vì hai vị thượng nghị sĩ của tiểu bang mới này gần như chắc chắn sẽ trở thành những thành viên Đảng Dân Chủ trong thành trì Đảng Dân Chủ.
Vụ kiện này là vụ Castañon kiện Hoa Kỳ, số hồ sơ tòa án 20-1279. Việc ra phán quyết này, vốn khẳng định một cách ngắn gọn quyết định của một tòa án cấp dưới, được đưa ra vào hôm 04/10. Không có xảy ra tranh luận bằng miệng.
Trong một lệnh ngắn gọn không ký tên, các Thẩm phán Clarence Thomas và Neil Gorsuch cho biết họ sẽ bác bỏ đơn chống án vì thiếu quyền lực pháp lý. Họ đã không đi vào chi tiết.
Trong lệnh đó, tòa án cao cấp này đã tham chiếu vụ Adams kiện Clinton, một phán quyết được họ đưa ra vào năm 2000. Trong phán quyết trước đó, tòa án này quyết định thủ đô Hoa Thịnh Đốn không phải là một tiểu bang và do đó không có quyền đại diện trong Quốc hội theo Điều I, mục 8 của Hiến pháp.
Dựa vào việc thủ đô của quốc gia tại thời điểm Hiến pháp được thông qua vào năm 1788 vẫn chưa được tạo ra, điều khoản đó đã trao cho Quốc hội quyền “Thực hiện Quyền Lập Pháp độc quyền trong bất kể mọi Vụ kiện, đối với Quận như thế (không quá mười Dặm vuông) có thể, bằng Sự nhượng lại của các Tiểu bang Đặc thù, và Sự chấp thuận của Quốc hội, trở thành Trụ sở của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”
Mặc dù Tổng thống Joe Biden ủng hộ thủ đô Hoa Thịnh Đốn là một tiểu bang, nhưng chính phủ của ông đã thúc giục Tối cao Pháp viện “rằng đơn chống án phải bị bác bỏ hoặc, thay vào đó, lệnh của tòa án quận hạt này phải được xác nhận.”
Những người khởi kiện, là một nhóm cư dân tại Hoa Thịnh Đốn do bà Angelica Castañon dẫn đầu, trước đó đã lập luận trong đơn kiện của họ lên Tòa án Quận hạt cho District of Columbia của Hoa Kỳ rằng việc tiếp tục từ chối quyền bầu cử, vốn “là điều cơ bản theo Hiến pháp của chúng ta,” “vi phạm những bảo đảm theo hiến pháp về sự bảo vệ bình đẳng, đúng thủ tục, và quyền [tự do] hiệp hội theo hiến pháp.”
Vào tháng 03/2020, một hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa án Quận hạt trên đã ra phán quyết phản đối những cư dân này.
Quan điểm được đưa ra là, “Chúng tôi nhận ra rằng việc cư dân của thủ đô Hoa Thịnh Đốn thiếu quyền bầu cử quốc hội được nhiều người, thậm chí là hầu hết mọi người, xem đó là vô cùng bất công, và chúng tôi đã xem xét nghiêm túc từng khía cạnh trong các yêu cầu của các Nguyên đơn, nhưng phán quyết của chúng tôi ngày hôm nay được áp dụng theo tiền lệ và theo chính Hiến pháp.”
Tuy nhiên, các cư dân của Hoa Thịnh Đốn không hoàn toàn ngừng tự quản. Đã có một Hội đồng Quận được bầu ra nhằm coi sóc các vấn đề hàng ngày của chính phủ địa phương, tùy thuộc vào khả năng có một nghị quyết chung về việc không chấp thuận được thông qua bởi cả hai viện của Quốc hội, một điều hiếm khi xảy ra. Tu chính án thứ 23 của Hiến pháp, được thông qua vào năm 1961, đã mang lại cho thủ đô Hoa Thịnh Đốn ba lá phiếu trong đại cử tri đoàn tại các cuộc bầu cử tổng thống.
Đại diện Eleanor Holmes Norton (Dân Chủ-Thủ đô Hoa Thịnh Đốn), một thành viên không biểu quyết của Hạ viện, cho biết bà “thất vọng” trước phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Tuy nhiên, bà nói trong một tuyên bố rằng “phán quyết này không ảnh hưởng đến tính hợp hiến với cương vị một tiểu bang của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, điều này sẽ cho phép cư dân của thủ đô Hoa Thịnh Đốn bỏ phiếu bầu người đại diện tại Hạ viện và Thượng viện và toàn quyền kiểm soát các vấn đề tại địa phương của họ. Trên thực tế, hội đồng gồm ba thẩm phán đó đã chỉ đề cập đến cương vị một tiểu bang như là một biện pháp khắc phục cho các cư dân của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
“Vào năm 2016, các cư dân của thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã bỏ phiếu áp đảo cho cương vị một tiểu bang, và Hạ viện đã hai lần thông qua dự luật tiểu bang thủ đô Hoa Thịnh Đốn của tôi kể từ tháng 06/2020. Chúng tôi có sự tán thành kỷ lục đối với việc thủ đô Hoa Thịnh Đốn trở thành một tiểu bang tại Thượng viện, và chúng tôi chưa khi nào chạm đến cương vị tiểu bang gần hơn thế.”
Ông Matthew Vadum là một ký giả điều tra từng đoạt giải thưởng và là một chuyên gia được tín nhiệm về hoạt động của cánh tả.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: