Tối cao Pháp viện chấp thuận quy định yêu cầu phụ nữ phải tận tay nhận thuốc phá thai
Hôm thứ Ba (12/01) Tòa án Tối cao đã chấp thuận yêu cầu của chính phủ TT Trump khôi phục quy định yêu cầu phụ nữ phải đích thân đi lấy thuốc phá thai.
Tòa án cao cấp nhất của quốc gia đã biểu quyết với tỷ lệ 6-3 để xóa bỏ lệnh sơ thẩm của tòa án cấp dưới về quy định của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) yêu cầu phụ nữ phải đến lấy thuốc phá thai mifepristone từ bệnh viện, phòng khám hoặc văn phòng y tế và ký vào đơn kê khai. Mifepristone, còn được gọi là Mifeprex, thường được dùng cùng với thuốc misoprostol để chấm dứt thai kỳ lên đến 10 tuần sau khi thụ thai.
Theo FDA, mifepristone bị hạn chế phân phối để bảo đảm an toàn cho việc sử dụng thuốc. Thuốc viên này chỉ được cung cấp trực tiếp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, và họ cần phải bảo đảm phụ nữ được tiếp cận các cơ sở y tế [trong trường hợp] cấp cứu. Nhà cung cấp dịch vụ cũng phải xem xét và ký vào mẫu đơn thỏa thuận với bệnh nhân.
Vào tháng 7, một thẩm phán tòa án cấp quận đã ra lệnh đình chỉ yêu cầu [nhận thuốc] trực tiếp đối với loại thuốc này của FDA trong thời gian xảy ra đại dịch virus Trung Cộng.
Trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ và các nhóm khác đã kiện chính phủ TT Trump để ngăn việc thực thi quy định này, cho rằng nó gây ra những rủi ro nghiêm trọng và không cần thiết vì lý do virus [Trung Cộng].
Tòa án đã phán quyết theo đường lối tư tưởng, với Chánh án John Roberts đã viết một ý kiến đồng thuận trong việc cho phép dỡ bỏ phán quyết của tòa cấp dưới. Ông Roberts nói rằng vấn đề không phải là về quyền của phụ nữ được tiếp cận phá thai, mà là về việc liệu tòa án quận có ra lệnh thích hợp cho FDA bỏ qua các yêu cầu [nhận thuốc] trực tiếp hay không.
Ông Roberts đã viết rằng ông không nghĩ rằng các tòa án [quận] có “kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn để đánh giá sức khỏe cộng đồng” để thay thế đánh giá của riêng mình với đánh giá của các chuyên gia.
Ông viết: “Trước những cân nhắc đó, tôi không thấy có đủ cơ sở để tòa án quận buộc FDA thay đổi phương thức điều trị phá thai.”
Trong khi đó, thẩm phán Sonia Sotomayor đã viết một ý kiến bất đồng nói rằng bà tin rằng chính sách này áp đặt “một gánh nặng không cần thiết, không chính đáng, không hợp lý và quá mức đối với những phụ nữ muốn phá thai trong tình hình đại dịch hiện nay.” Thẩm phán Elena Kagan cũng cùng chia sẻ bất đồng của mình.
Thuốc viên mifepristone là một phần tranh cãi quốc gia về việc phá thai. Trong năm qua, nhiều tiểu bang đã đưa ra và biện hộ trước tòa án các luật lệ vốn được gọi là dự luật nóng hổi trong đó quy định phá thai là một tội sau khi tim thai được phát hiện thường là ở tuần thứ 6, trừ một số trường hợp [ngoại lệ].
Vào tháng 9/2020, TNS Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas), cùng 19 TNS Đảng Cộng Hòa và 71 Dân biểu Cộng hòa đã viết thư cho Ủy viên FDA Stephen Hahn yêu cầu cơ quan này cấm sử dụng thuốc này.
Các nhà làm luật đã viết :Họ lập luận rằng thuốc phá thai được dùng để kết thúc mạng sống của khoảng 3,7 triệu thai nhi, gây ra cái chết cho 24 bà mẹ và dẫn đến gần 4.200 phản ứng phụ ở phụ nữ, bao gồm chảy máu, đau bụng dữ dội và các nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Tờ thông tin của FDA cũng tường trình những tác dụng phụ bất lợi như vậy.
Vụ kiện tại Tòa án Tối cao không chỉ là thách thức pháp lý duy nhất đối với quy định của FDA. Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đang thúc đẩy các tòa án loại bỏ vĩnh viễn các hạn chế, mà theo họ vốn cho là “tạo ra gánh nặng đáng kể cho những phụ nữ tìm cách phá thai mà không có trợ giúp y tế.”
Janita Kan
Xuân Thu biên dịch
Xem thêm: