Tội ác chưa phân: Truyền thông không đưa tin về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức của Trung Quốc
Các hãng truyền thông lớn không bao giờ hết hứng thú với việc xuất bản các bài báo về những chủ đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta, bao gồm COVID-19, sự sụp đổ của các giá trị tín ngưỡng, và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng. Tuy nhiên, khó tin thay, chính họ đã liên tục không đưa tin về một trong những tội ác kinh hoàng nhất xảy ra ngày nay – nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc.
Vào tháng Bảy, Reuters đưa tin (theo nguồn tin của chính hãng thông tấn này) rằng BGI Group, một công ty gene của Trung Quốc, đã – và vẫn đang – bán các xét nghiệm tiền sản trên toàn thế giới. Rất đáng lo ngại, theo Reuters, BGI đã phát triển các xét nghiệm này “với sự cộng tác của quân đội quốc gia”. Hơn nữa, những xét nghiệm này đã được sử dụng để “thu thập dữ liệu di truyền từ hàng triệu phụ nữ nhằm nghiên cứu sâu hơn về các đặc điểm dân số”. Nói cách khác, chế độ Trung Cộng đã – và có lẽ vẫn đang – tạo dựng một ngân hàng gene.
Trước đó vào tháng Ba, báo cáo của Reuters cũng nêu chi tiết rằng các thành viên của chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ mối lo ngại về BGI. Họ đặc biệt lo lắng về “một ngân hàng dữ liệu gene khổng lồ”, đang được tích lũy và phân tích bằng trí tuệ nhân tạo. Họ lập luận rằng điều này “có thể mang lại cho Trung Quốc một con đường dẫn đến lợi thế kinh tế và quân sự”. Những lo ngại của họ dường như rất có cơ sở, vì dữ liệu như vậy có thể “thúc đẩy Trung Quốc thống trị ngành dược phẩm toàn cầu, và cũng có khả năng dẫn đến việc củng cố về mặt di truyền cho các binh lính, hoặc tạo ra các mầm bệnh, được thiết kế để nhắm vào dân số hoặc nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ.” Trong thời đại chiến tranh tân tiến này, Trung Cộng có vẻ như dám tiến xa trong việc tiếp tục nghị trình bất chính của mình.
Như Reuters đã kết luận, BGI làm việc với quân đội Trung Cộng để “cải thiện chất lượng dân số”. Ý tưởng làm việc để cải thiện chất lượng dân số của các nhân vật ở Bắc Kinh này, hẳn sẽ khiến mỗi độc giả cảm thấy kinh sợ. Giống như Đức Quốc xã, Trung Cộng dường như rất quan tâm đến việc tạo ra một trạng thái sinh học, trong đó một số đặc điểm di truyền nhất định bị khuếch đại hay loại bỏ.
Chưa đầy một tháng sau báo cáo điều tra này, thì một báo cáo của Diễn đàn Quốc tế về Quyền và An ninh (IFFRAS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Toronto, đã cáo buộc chế độ Trung Cộng “thu thập bất hợp pháp các hồ sơ DNA của cộng đồng thiểu số người Duy Ngô Nhĩ.”
Theo báo cáo này, chế độ Trung Cộng cũng phạm tội thu hoạch nội tạng người. Hành vi phi đạo đức và phi pháp này, như báo cáo mô tả, là có dính líu mật thiết với sự phát triển của ngân hàng gene nói trên.
Thành viên của các nhóm thiểu số đang bị thảm sát
Người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhóm thiểu số duy nhất bị nhắm tới. Người Tây Tạng, người theo đạo Hồi, Cơ Đốc nhân và các học viên Pháp Luân Công, cũng nằm trong vòng vây của Trung Cộng.
Vào tháng Chín, Bắc Kinh đã đệ trình một tuyên bố dài lên Liên Hiệp Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi tuyên bố này gọi những cáo buộc hành vi thu hoạch nội tạng cưỡng bức là bịa đặt cực đoan, là “phỉ báng”, và hết sức lố bịch. Theo tuyên bố với lời lẽ mạnh mẽ này, bất kỳ lời khai của nhân chứng nào đều là từ “những diễn viên” có tiền sử “vu khống và tạo tin đồn về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc”.
Gần đây hơn, tại một hội nghị ở Brussels tập trung vào nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc, những người tham dự được thông báo rằng chế độ Trung Cộng tiến hành “hàng ngàn” ca cấy ghép bất hợp pháp mỗi năm. Những tội ác “chống lại loài người” như vậy đang xảy ra vào chính thời điểm này — và các học viên Pháp Luân Công dường như là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ông Vương Gia Ân (KaYan Wong), một diễn giả chính và là phát ngôn viên của Pháp Luân Công ở Hà Lan, nêu rõ, “Pháp Luân Công đã và đang được nhiều người ưa chuộng hơn chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, và chế độ hiện tại đố kỵ với điều này.” Vì sự đố kỵ ấy mà các học viên đang bị nhà cầm quyền này chĩa mũi nhọn vào. Họ bị đối xử tàn bạo, bị giam giữ trái với nguyện ước của họ, bị thu hoạch nội tạng và bị cướp đi sinh mạng.
Ông Vương tiếp tục, “Cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công bắt đầu từ tận năm 1999 và kể từ đó việc tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc là bất hợp pháp.” Mục đích rất rõ ràng: “Ma giáo hóa Pháp Luân Công, rồi đối xử với môn này như một tà giáo.”
Nhưng chế độ Trung Cộng không chỉ dừng lại ở việc ma giáo hóa và reo rắc những xảo ngôn; với một kế hoạch sát nhân, rõ ràng nhà cầm quyền này mong muốn loại bỏ càng nhiều học viên Pháp Luân Công ra khỏi xã hội càng tốt. [Đột nhiên] nảy ra từ “tiêu diệt” vốn gắn liền với Đức Quốc xã. Theo các báo cáo đáng tin cậy, nội tạng của các nạn nhân đang được bán trên thị trường chợ đen, với một lá gan khỏe mạnh có giá khoảng 1,024,912 NDT (khoảng 160,000 USD). Người ta nói loại hình thương mại này đã mang về doanh thu hàng năm “ít nhất 1 tỷ USD” cho các nhân vật ở Bắc Kinh.
Những người vô tội đang bị tàn sát. Tìm đâu ra sự phản đối kịch liệt trên toàn cầu? Tìm đâu ra các cuộc tuần hành, biểu tình trên đường phố? Hãy tưởng tượng nếu những điều như vậy xảy ra ở Anh Quốc hoặc Canada – liệu thế giới có ngồi yên và im lặng không? Câu trả lời rõ ràng là không. Vậy tại sao Trung Cộng lại được cho qua? Chắc chắn là vậy, Trung Cộng lại đang được cho qua.
Một tìm kiếm nhanh trên Google cụm từ ‘thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc’ (‘forced organ harvesting in China’), sẽ dẫn ra một số bài báo, nhưng chẳng có mấy tin tức từ các cơ quan truyền thông lớn. Tuy nhiên, câu hỏi là: “Tại sao vậy?”
Việc thiếu đưa tin về vấn đề này, liệu có liên quan gì đến mối liên hệ giữa các hãng truyền thông với Trung Cộng? Tôi sẽ để quý vị tự quyết định. Dẫu cho việc không đưa tin này có lý do là gì đi chăng nữa, thì tất cả những gì quý vị nghe thấy chỉ là sự im lặng thôi.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến vấn đề rối loạn xã hội và thao túng truyền thông.
Yến Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: