TNS Tom Cotton tuyên bố sẽ không phản đối việc kiểm đếm phiếu bầu của Đại cử tri đoàn
Cuối hôm Chủ Nhật (03/01/2021), Thượng nghị sỹ Tom Cotton (Cộng Hòa-Arkansas) đã thông báo rằng ông sẽ không tham gia các nỗ lực phản đối phiếu bầu đại cử tri đoàn trong phiên họp chung vào ngày 06/01.
Vị thượng nghị sỹ Arkansas này cho biết mặc dù ông chia sẻ các mối lo ngại về những bất thường bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, nhưng ông tin rằng Quốc hội sẽ vượt quá thẩm quyền của chính mình nếu cố gắng lật ngược các kết quả của Đại cử tri đoàn và đặt ra những tiền lệ “không khôn ngoan.”
“Quốc hội sẽ tước bỏ quyền lựa chọn tổng thống của người dân, điều này về cơ bản sẽ kết thúc các cuộc bầu cử tổng thống và đặt quyền đó vào tay bất kỳ đảng nào kiểm soát Quốc hội,” ông Cotton nói trong một tuyên bố.
Ông nói thêm rằng những nỗ lực phản đối các phiếu bầu này sẽ gây nguy hại cho Đại cử tri đoàn và cấp cho Đảng Dân Chủ thêm lý do để đạt được mục tiêu loại bỏ hệ thống vốn đã giúp Đảng Cộng Hòa giành được chức tổng thống vào năm 2000 và 2016.
Ông Cotton cũng lập luận rằng việc đảo ngược các kết quả của Đại cử tri đoàn cũng có thể giúp Đảng Dân Chủ thúc đẩy việc liên bang hóa luật bầu cử.
“Vì vậy, tôi sẽ không phản đối việc kiểm các phiếu đại cử tri được chứng nhận vào ngày 06/01,” ông Cotton nói. “Tôi rất biết ơn những gì mà Tổng thống đã đạt được trong 4 năm qua, đó là lý do tại sao tôi đã vận động mạnh mẽ để ông ấy tái đắc cử. Nhưng việc phản đối các phiếu đại cử tri được chứng nhận sẽ không mang lại cho ông ấy nhiệm kỳ thứ hai – nó sẽ chỉ khuyến khích những đảng viên Đảng Dân Chủ nào muốn làm xói mòn hơn nữa hệ thống chính phủ hợp hiến của chúng ta.”
Sự việc này xảy ra khi một nhóm ngày càng tăng các đảng viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện và các thượng nghị sỹ Đảng Cộng Hòa tuyên bố ý định phản đối các phiếu đại cử tri đoàn ở một số tiểu bang nơi có các kết quả bầu cử bị tranh chấp vì các cáo buộc về những bất thường và gian lận cử tri. Đảng Cộng Hòa, trong quá trình đến ngày 06/01, đã đang chọn các phe trong nỗ lực cuối cùng này để bảo đảm rằng các cáo buộc về gian lận cử tri được giải quyết một cách minh bạch và độc lập nhằm bảo vệ niềm tin vào các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ trong nhiều năm tới.
Mười hai thượng nghị sỹ đã bày tỏ ý định tham gia vào các nỗ lực này, và ít nhất 50 thành viên Hạ viện đã cam kết phản đối các lá phiếu có tranh chấp vào ngày 06/01, theo sự tính toán của The Epoch Times. Trong khi đó, ít nhất hai tá nhà lập pháp từ lưỡng viện của Quốc hội nói rằng họ sẽ không tham gia vào các nỗ lực này.
Các nhà lập pháp đã biện hộ cho kế hoạch phản đối các phiếu bầu đại cử tri đoàn của họ, nói rằng nhiệm vụ của Quốc hội là khôi phục lòng tin vào các quy trình dân chủ.
Thượng nghị sỹ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) cho biết kể từ khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ từ chối tiếp nhận bất kỳ trường hợp nào liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020, Quốc hội hiện giờ có trách nhiệm thực hiện vai trò đó.
“Chúng ta có trách nhiệm độc lập trước Hiến pháp. Chúng ta có nghĩa vụ độc lập với pháp quyền,” ông Cruz cũng nói với bà Maria Bartiromo của đài Fox News hôm Chủ Nhật (03/01).
Ông Cruz đang dẫn đầu một nhóm gồm 10 thượng nghị sỹ yêu cầu thành lập một ủy ban bầu cử để thực hiện một cuộc thanh tra khẩn cấp kéo dài 10 ngày về các cáo buộc gian lận cử tri. Ông nói rằng đề nghị về ủy ban bầu cử của ông là dựa theo luật và và được hỗ trợ bởi các tiền lệ lịch sử như cuộc bầu cử tổng thống năm 1876.
Kế hoạch phản đối các phiếu Đại cử tri đoàn do Dân biểu Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama) dẫn đầu, trước đây ông đã nói với The Epoch Times rằng việc phản đối là cần thiết nhằm “bảo vệ hệ thống bầu cử của chúng ta khỏi hành vi gian lận và hành vi bất hợp pháp.”
Các cáo buộc về gian lận bầu cử đã liên tục bị các quan chức bầu cử hàng đầu và các nhà lập pháp phủ nhận, trong khi các nhà phê bình và các thành viên của giới truyền thông thiên tả đã mô tả những tuyên bố đó là “vô căn cứ.” Cho đến nay, một phần lớn các đơn kiện do chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đệ trình đã bị các thẩm phán loại bỏ vì những lý do thủ tục, bao gồm cả Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Tuyên bố của ông Cotton được đưa ra cùng ngày với một nhóm 7 đảng viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện thông báo rằng họ sẽ không phản đối các phiếu đại cử tri đoàn vào ngày 06/01.
Nhóm này do Dân biểu Ken Buck (Cộng Hòa-Colorado) dẫn đầu nói việc tham gia vào những nỗ lực như vậy sẽ chẳng khác gì “đưa Quốc hội vào trung tâm của quá trình bầu cử tổng thống một cách vi hiến,” mà điều này sẽ “đánh cắp” quyền lực của người dân và các tiểu bang.
Họ nói Quốc hội không có thẩm quyền đưa ra các phán quyết có giá trị về các đại cử tri bầu tổng thống cũng như không có quyền tùy nghi để “loại các đại cử tri dựa trên phát hiện của chính mình rằng gian lận đã xảy ra trong cuộc bầu cử của tiểu bang đó.”
“Quốc hội có một công việc ở đây: kiểm đếm các phiếu đại cử tri mà trên thực tế đã được bất cứ tiểu bang nào bỏ phiếu, được những người có thẩm quyền chọn để làm như vậy dựa theo luật tiểu bang,” nhóm này viết trong một tuyên bố.
Để thành công, các phản đối trong phiên họp chung phải được ít nhất một thành viên Hạ viện và một thượng nghị sỹ đưa ra bằng văn bản. Nếu sự phản đối đối với bất kỳ tiểu bang nào đáp ứng yêu cầu này, thì phiên họp chung sẽ tạm dừng và mỗi viện rút về phòng riêng của mình để tranh luận vấn đề này trong tối đa hai giờ. Sau đó, Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu riêng để chấp nhận hoặc bác bỏ phản đối đó, điều này yêu cầu đa số phiếu từ lưỡng viện.
Nếu cả hai ứng cử viên nhận được ít hơn 270 phiếu đại cử tri vào ngày 06/01, thì một cuộc bầu cử dự trù sẽ được kích hoạt, mà trong đó đại biểu của mỗi tiểu bang trong Hạ viện Hoa Kỳ bỏ một phiếu bầu theo khối để xác định tổng thống, trong khi phó tổng thống được quyết định bằng một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Janita Kan
Cẩm An biên dịch
Xem thêm: