Tin Việt Nam ngày 18/7: Tăng vọt gần 6,000 ca, Bộ Y tế công bố 29 ca tử vong, Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà từ ngày mai, Cục Hàng không dừng tất cả đường bay chở khách đi/đến phía Nam
Nội dung tối 18/7:
|
-
Gần 3,000 ca nhiễm mới, Hà Nội có 33 ca
19h40 ngày 19/7, Bộ Y tế thông báo về 2,828 ca mắc mới COVID-19 (BN51003-53830) gồm 21 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại TP. HCM (10), Quảng Nam (6), Hải Phòng (2), Thanh Hóa (1), Kiên Giang (1), Khánh Hòa (1) và 2,807 ca trong nước tại TP. HCM (2,310), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (65), Bình Dương (64), Đà Nẵng (46), Long An (41), Phú Yên (39), Bình Thuận (37), Hà Nội (33), Khánh Hòa (31), Cần Thơ (14), Hưng Yên (13), Kiên Giang (9), Bình Phước (7), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Định (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Bắc Giang (1), Sóc Trăng (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1); trong đó, 2,108 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Như vậy trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5,926 ca mắc mới, với 5,887 ca ghi nhận trong nước. Tính từ 27/4 đến 19h30 ngày 18/7, Việt Nam có tổng cộng 50,201 ca bệnh.
-
Bộ Y tế công bố 29 ca tử vong liên quan COVID-19
Tối 18/7, Bộ Y tế thông báo 29 ca tử vong liên quan COVID-19 số 226-254. Đây là các ca tử vong từ ngày 4 đến ngày 17/7 tại TP. HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Hà Nội, Đà Nẵng, trong đó, riêng TP. HCM có 20 ca. Cụ thể:
- 20 ca tử vong ở TP. HCM từ ngày 8 đến ngày 17/7 gồm các bệnh nhân: BN11630, BN10629, BN28519, BN22421, BN25680, BN31137, BN37189, BN17273, BN25186, BN27128, BN18256, BN28113, BN35105, BN33956, BN13716, BN17482, BN18283, BN18309, BN29060, BN25324.
- 2 ca tử vong ở Bình Dương từ ngày 4 đến ngày 9/7 là các bệnh nhân: BN13803, BN17415.
- 3 ca tử vong ở Long An từ ngày 14 đến ngày 18/7 là các bệnh nhân: BN17071, BN33748, BN17580.
- 1 ca tử vong ở Bắc Giang ngày 15/7 là bệnh nhân BN11497.
- 1 ca tử vong ở Đà Nẵng ngày 16/7 là bệnh nhân BN14138.
- 1 ca tử vong ở Hà Nội ngày 17/7 là bệnh nhân BN4732.
- 1 ca tử vong ở Đồng Tháp ngày 17/7 là BN20037.
Tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam có 219 bệnh nhân COVID-19 tử vong.
-
1 người Nhật ở công trường nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 dương tính
Chiều 18/7, CDC Khánh Hòa ghi nhận có 1 trường hợp mắc COVID-19 tại công trường xây dựng nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1, ở xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa.
Theo CDC Khánh Hòa, trường hợp này là một lao động người Nhật. Hiện thị xã Ninh Hòa đã áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng dịch tại khu vực nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1.
Tính đến 16h ngày 18/7, số ca mắc ở thị xã Ninh Hòa đã lên đến 402 ca. Từ ngày 23/6 đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 577 ca mắc COVID-19.
Hiện đã truy vết lấy mẫu xét nghiệm trên 80,000 trường hợp, cách ly 1,750 F1 và 11,000 F2; 97 khu vực được phong tỏa tạm thời, trong đó có 17 xã, phường bị phong tỏa hoàn toàn…
-
Ngày mai Hà Nội giãn cách, dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu
Ngày 18/7, chính quyền thành phố Hà Nội có công văn khẩn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng dịch COVID-19 kể từ 0h ngày 19/7/2021. Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu:
- Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, và các trường hợp khẩn cấp khác như khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
- Thực hiện nghiêm thông điệp 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; khai báo y tế thường xuyên.
- Tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang tổ chức không quá 30 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt. Việc tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương quyết định.
- Dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ…, yêu cầu bắt buộc khai báo y tế bằng mã QRCode.
-
Cục Hàng không dừng tất cả đường bay chở khách đi/đến phía Nam
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản về việc dừng tất cả các đường bay nội địa chở khách đi, đến các cảng hàng không thuộc các tỉnh/thành phía Nam, áp dụng giãn cách xã hội bao gồm Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cà Mau (Cà Mau), Rạch Giá (Kiên Giang). Các chuyến bay chở hàng hóa tiếp tục duy trì.
Ngoài ra, Cục Hàng không cũng loại trừ một số các đường bay khai thác ở tần suất tối thiểu gồm:
- Đường bay Phú Quốc-Hà Nội thực hiện 1 chuyến/ngày, tàu bay A321, giao Vietnam Airlines khai thác. Riêng ngày 19/7, Vietnam Airlines không có kế hoạch, giao Bamboo Airways khai thác.
- Cần Thơ-Hà Nội 1 chuyến/ngày, tàu bay A321, giao Vietnam Airlines khai thác. Riêng ngày 19/7/2021, Vietnam Airlines không có kế hoạch, giao Bamboo Airways khai thác.
- Đường bay TP. HCM-Hà Nội, các hãng tổ chức khai thác với tần suất và tải cung ứng như nêu tại văn bản số 2973/CHK-VTHK ngày 8/7/2021.
- Đường bay TP. HCM – Đà Nẵng/Quy Nhơn/Cam Ranh/Buôn Ma Thuột: các hãng tổ chức khai thác với tần suất và tải cung ứng như nêu tại văn bản số 2973/CHK-VTHK ngày 8/7/2021.
Ngoài các chuyến bay ngoài kế hoạch trên, các chuyến bay phục vụ mục đích y tế sẽ được xem xét trên cơ sở đề nghị của các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thông báo tất cả hành khách trên các chuyến bay nội địa bắt buộc phải có Giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.
-
Hà Nội thu giữ hơn 3,000 que test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc
Khoảng 10h45 ngày 18/7, Cảnh sát kinh tế Hà Nội khi kiểm tra cơ sở xoa bóp bấm huyệt có địa chỉ P.304, chung cư HH3B Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai phát hiện và thu giữ 1,000 que test nhanh COVID-19 mang nhãn hiệu NasoCheck Comfort của Đức. Toàn bộ số que test nhanh virus viêm phổi Vũ Hán trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Chủ kinh doanh là Hồ Thị Phương Thanh (38 tuổi, trú ở P.2634, chung cư HH4C Linh Đàm, quận Hoàng Mai).
Tại cơ quan cảnh sát, Hồ Thị Phương Thanh khai nhận, mua số que test COVID-19 trên từ Nguyễn Tiến Vĩnh (42 tuổi, kinh doanh tại số 69 ngách 12/470 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân).
Sau đó, giới chức kiểm tra cửa hàng kinh doanh của Vĩnh và phát hiện 2,100 que test COVID-19 mang nhãn hiệu NasoCheck Comfort của Đức không có hóa đơn chứng từ. Hiện vụ việc đang được điều tra mở rộng.
Xem thêm: