[Tin nội bộ] Vì sao chính quyền Quảng Tây ưu đãi sinh viên nước ngoài trong tình hình dịch bệnh
Dịch virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) đã không ngừng lan rộng tại nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc đại lục, những nơi này các ca nhiễm bệnh không ngừng tăng lên. Gần đây tờ báo Epoch Times đã nhận được một tài liệu nội bộ, có nội dung cho thấy trong tình hình dịch bệnh, giới chức tỉnh Quảng Tây đã chế định ra không ít ‘biện pháp ưu đãi’ sinh viên quốc tế. Phân tích cho thấy, hành động ưu đãi sinh viên nước ngoài của Trung Cộng kỳ thực là một trong những cách của mặt trận thống nhất.
Tin độc quyền: Tài liệu tiết lộ chính quyền Quảng Tây lập kế hoạch khẩn cấp cho các hoạt động ngoài trời của sinh viên quốc tế
Epoch Times đã nhận được tài liệu “Báo cáo công tác chuẩn bị hoạt động vui chơi ngoài trời giải tỏa tâm lý cho sinh viên quốc tế thành phố Liễu Châu” của Ban Đối ngoại (Ban đối ngoại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan), Học viện giáo dục Quốc tế thuộc Trường Cao đẳng nghề thành phố Liễu Châu ngày 16/07/2020, tiết lộ trong tình hình dịch bệnh nhà chức trách Quảng Tây đã thiết lập dự án khẩn cấp đối với hoạt động ngoại khóa của sinh viên quốc tế.
Tài liệu nêu rõ, 14 sinh viên quốc tế của học viện này được Ban đối ngoại thành phố Liễu Châu mời đến thôn Hạ Luân, thị trấn Bách Bằng, quận Liễu Giang tham dự ‘Hoạt động ngoại khóa điều tiết giải tỏa tâm lý’ vào sáng ngày 17/07/2020 từ 9h đến 14h30. Hai người mang họ Lương và họ Triệu, là phụ đạo viên sinh viên quốc tế của học viện này phụ trách công tác quản lý học sinh, xe cộ do ban đối ngoại thành phố sắp xếp.
Căn cứ vào ‘thông tin lưu học sinh’ trong văn bản đinh kèm, thì những học sinh này đến từ những nước như Indonesia, Lào.v.v…
Chuẩn bị cho lần hoạt động này, chính quyền Quảng Tây còn chế định “đề án ứng phó khẩn cấp” và thành lập “tiểu tổ lãnh đạo xử lý khẩn cấp”, “tiểu tổ công tác xử lý khẩn cấp”.
Tài liệu nêu rõ, đề án áp dụng đối với sự cố đột ngột, bị thương, bị bệnh, khó chịu, bị mất mát tài sản và các tính huống khẩn cấp khác của lưu học sinh trong khi tham gia hoạt động ngoại khóa.
Trong ‘những loại sự cố phát sinh và xử lý trọng yếu’ trong đó có việc đối với những học sinh bị thương thì nhà chức trách cũng phải có biện pháp xử lý tỉ mỉ ngay cả những vết thương rất nhỏ, rất nhẹ.
Ví như:
- Vết thương quá nhỏ (chỉ xước 1 chút da, không chảy máu) thì đưa cho giáo viên trong tổ đưa đón dùng băng dán vết thương (urgo) xử lý.
- Vết thương nhỏ (rách da chảy máu) sẽ do 1 giáo viên lập tức đưa đến bệnh viện gần nhất xử lý (1 giáo viên khác sẽ duy trì trật tự), kịp thời làm tốt những việc như giảm đau, cầm máu, tiêu viêm, băng bó .v.v…và báo cáo cho tổ trưởng tổ công tác. Giáo viên trong tổ đưa đón phải nghe theo hướng dẫn của y bác sĩ để đón học sinh về đội bất kỳ lúc nào.
- Những vết thương lớn hơn, thì lập tức đưa đến bệnh viện gần nhất, khi cần thiết nhân viên chuyên khoa phải nhanh chóng đưa người bị thương đến bệnh viện chính quy điều trị.
- Giáo viên của đội phải làm tốt việc đăng ký cho học sinh bị thương, đối với học sinh bị thương nhẹ làm tường trình toàn bộ quá trình sự việc (đưa đến bệnh viện, báo cáo lãnh đạo nhà trường, liên hệ phụ huynh .v.v…)
Đối với những ‘học sinh bị bệnh’, tài liệu nêu rõ, với học sinh thể lực hơi kém, không được để họ tham gia hoạt động mạnh thời gian dài, không được để học sinh ngấm nước mưa hoặc hoạt động dưới nắng nhiều.
Nếu như học sinh xuất hiện tình huống ói mửa, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng hoặc phát sốt, thì một giáo viên dẫn đội sẽ đưa đến bệnh viện chữa trị, đồng thời làm tốt công tác đăng ký, giáo viên phải nghe theo hướng dẫn của y bác sĩ đón sinh viên về đội bất kỳ lúc nào, nếu như học sinh bị thấm nước mưa thì nhanh chóng làm khô quần áo, cho học sinh uống canh gừng.
Ngoài ra, Epoch Times còn nhận được tài liệu ngày 19/10/2020 của Văn phòng ngoại giao quản lý đối ngoại thành phố Liễu Châu và phòng công tác Hồng Kông Macao. “‘Ký túc xá’ nhà trường mấy tháng qua đã nghiêm túc phòng dịch, vấn đề sức khỏe tâm lý cần được quan tâm – Ban đối ngoại thành phố rất quan tâm săn sóc đến sức khỏe tâm lý của sinh viên quốc tế trong thời gian phòng dịch” nên lãnh đạo Quảng Tây đặc biệt tổ chức cho sinh viên quốc tế ‘đến tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời để thư giãn tâm lý’.
Từ khi dịch virus Trung Cộng bùng phát đến nay, có tất cả 46 lưu học sinh lưu trú tại thành phố này. Tài liệu nêu rõ, do trong thời gian có dịch lưu học sinh bị quản lý khép kín trong khuôn viên nhà trường thời gian dài, nên có những học sinh xuất hiện tình trạng lo âu, mất ngủ.v.v…
Do đó Ban đối ngoại thành phố đã 2 lần tổ chức cho lưu học sinh tại Liễu Châu đến ‘hoạt động ngoại khóa điều tiết giải tỏa tâm lý’, tổng cộng có 31 lượt người. Ví dụ như đến thưởng thức cảnh đẹp vạn mẫu hoa sen ở thị trấn Bách Bằng, khu Liễu Giang, tham gia khai mạc lễ hội hóa trang (Carnival) trên nước v.v…
Trong văn bản “báo cáo tình huống” ngày 29/09/2020, Trường Giáo dục quốc tế thuộc trường Cao đẳng dạy nghề thành phố Liễu Châu cũng nói rõ ‘đặc biệt quan tâm’ tới lưu học sinh.
Tài liệu nêu rõ, vì để bảo đảm bữa ăn hàng ngày cho lưu học sinh, phải mua đủ nhu cầu thiết yếu, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, nhà trường phải tích cực liên hệ nhà ăn, siêu thị để cung cấp bữa ăn cho sinh viên, giao hàng tận nhà…
Ngày 25 tháng 2, nhà trường thực hiện biện pháp kiểm soát tạm thời đối với lưu học sinh, nếu như lưu học sinh cần ra ngoài vì lý do đặc biệt, sau khi được sự đồng ý của người phụ trách, thì mỗi tuần có thể ra ngoài 1 lần.
Tài liệu còn đề cập, do bị quản trong khuôn viên nhà trường mà Maaz Khan người Pakistan bắt đầu xuất hiện những vấn đề như lo lắng, mất ngủ, cáu kỉnh dễ nổi nóng… Vì thế nhà trường đã tư vấn tâm lý cho học sinh này, cho tham gia các hoạt động thư giãn thân tâm. Đồng thời còn cho phép lưu học sinh này có thể lưu trú bên ngoài trường vào ngày nghỉ.
“Thông báo về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tạm thời đối với sinh viên quốc tế” của Trường Giáo dục Quốc tế thuộc Trường Cao đẳng Nghề thành phố Liễu Châu ngày 25/02/2020 cũng tiết lộ rằng những sinh viên thức dậy trước 9 giờ mỗi sáng có thể nhận được một lon cháo Bát bảo miễn phí. Không có du khách nào được phép vào hoặc ở trong các căn hộ dành cho sinh viên quốc tế.
Từ năm ngoái trở lại đây, vì dịch bệnh mà các trường đại học ở Trung Quốc đại lục phải đóng cửa, cũng liên tục dẫn đến sự kháng nghị và không vừa ý càng ngày càng nhiều.
Bình luận: Trung Cộng ưu đãi lưu học sinh, là để làm mặt trận thống nhất
Mấy năm gần đây, việc Trung Cộng ‘hậu đãi du học sinh’ không ngừng trở thành chủ đề khơi mào cảm xúc của dân chúng đại lục, nhà chức trách không chỉ dành số tiền lớn hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài, khiến cho họ được hưởng ‘vượt sự đãi ngộ của quốc dân’, hơn nữa còn khiến cho sĩ tử của bản quốc phải vất vả quét dọn dành ký túc xá tốt nhất cho họ.
Tờ ‘The Paper’ tháng 07/2018 đã từng đăng, trường đại học thành phố Thẩm Dương lấy ‘tuần lễ lao động’ làm lý do, để cho các sinh viên quét dọn tòa nhà ở của sinh viên nước ngoài, các lưu học sinh thì không hề tham gia hoạt động này.
Còn trường kỹ thuật dạy nghề Vô Tích bị lộ là đã ép sinh viên năm thứ hai dọn đến một ký túc xá cũ hơn, để nhường ký túc xá tốt hơn cho sinh viên nước ngoài, việc này lại dấy lên dư luận một lần nữa.
Tháng 05/2020, tin Trường đại học Tân Hải ở Thanh đảo ‘yêu cầu sinh viên Trung Quốc quét dọn ký túc xá cho du học sinh’ đăng trên trang Weibo. Tối 24/05, có cư dân mạng ở trường này đăng trên Super Talk là bản thân mình bị nhà trường yêu cầu quét dọn vệ sinh ký túc xá của du học sinh, môi trường bẩn thỉu của ký túc xá khiến người đó ghê tởm, ‘chúng tôi có nhiệm vụ quét dọn vệ sinh cho du học sinh hay sao? Quan niệm này phải thay đổi đi chứ!’
Sau tố giác trên, trường Tân Hải Thanh Đảo phủ nhận. Nhưng rất nhiều học sinh chia sẻ, việc bị quét dọn nhà ở cho du học sinh và giáo viên, công chức là có thật.
Trịnh Trực (nick name), học sinh trường Tân Hải Thanh Đảo nói với Epoch Times rằng, trong trường, sinh viên Trung Quốc hàng ngày phải dậy từ 6h sáng, sau đó chạy thể dục rồi sau đó trực tiếp quét dọn vệ sinh, xuân hạ thu đông đều như vậy. Nhưng với du học sinh, nếu không có giờ lên lớp thì vẫn ngủ ở ký túc xá, không cần chạy thể dục và quét dọn vệ sinh. Nhà trường quy định học sinh Trung Quốc không có giờ lên lớp cũng không được về ký túc xá.
Nói về tinh hình ăn ở của sinh viên trong nước và du học sinh, Trịnh Trực nói, ‘học sinh trong nước 6 hoặc 8 người một phòng, 2,000 NDT một năm thì còn có phòng tắm, 800 NDT một năm thì không có phòng tắm.’ Nhưng điều kiện ăn ở của du học sinh thì rất tốt, ‘họ ở là căn hộ khép kín’. Về chi phí thì học sinh Trung Quốc có tiền học phí và tiền ký túc xá, một năm là 12,300 NDT.
Căn cứ và báo cáo tài chính năm 2015 của Trung Cộng, mỗi sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc học tập sẽ được hỗ trợ trên dưới 6 vạn NDT, thạc sĩ nghiên cứu sinh thì được nhiều hơn, khoảng gần 10 vạn NDT.
Mấy năm gần đây, Trung Cộng còn thiết lập chế độ học bổng và các loại tiền hỗ trợ cho sinh viên của các quốc gia tham gia ‘Một vành đai, Một con đường’. Theo số liệu của quan chức Trung Cộng, số tiền dành cho chi tiêu và học bổng cho du học sinh đến từ các nước tham gia “Một vành đai, Một con đường’ lên đến 330 triệu NDT.
Nhà bình luận Lý Lâm Nhất đã bày tỏ, từ những tài liệu trên cho thấy, những cái gọi là ‘sinh viên quốc tế’ thì cơ bản đều là những sinh viên của các nước trong khối Asean. Trung Cộng sở dĩ luôn thực thi ưu đãi sinh viên quốc tế là vì muốn thâm nhập, lôi kéo các nước Asean này trên trường quốc tế, để đối kháng với Hoa Kỳ. Đây thực chất là một cách thức mà Trung Cộng thực hiện ‘mặt trận thống nhất’ của mình.
Diệp Từ Minh
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: