Tìm sự công chính trong truyền thông và lắng nghe sự thật
Sydney Morning Herald đưa tin rằng báo cáo mới nhất do Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố hôm 17/12/2020 cho thấy 24 phương tiện truyền thông Hoa ngữ đã bị điều tra, có ít nhất 4 kênh truyền thông hoa ngữ tại Úc có mối liên hệ với kinh tế Trung Cộng, và 17 công ty có liên hệ với Ban công tác mặt trận thống nhất của Bắc Kinh. Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh vai trò của WeChat trong việc hợp tác với ĐCSTQ để kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Báo cáo chỉ ra rằng, “Trung Cộng đã làm ảnh hưởng đến môi trường truyền thông của chính nó, tạo ra một môi trường cạnh tranh méo mó và có lợi cho nó. Ngoài ra, WeChat, một sản phẩm của Tencent, đang thúc đẩy những biến hóa lớn nhất và độc hại nhất trong lịch sử truyền thông tiếng Trung tại Châu Âu.” Tác giả của báo cáo cho biết, ảnh hưởng của Trung Cộng đối với truyền thông ngày càng gia tăng, trong quá trình phiên dịch sang tiếng Anh nó sẽ loại bỏ những nội dung bất lợi với mình. Hơn nữa, WeChat còn mở rộng tầm ảnh hưởng hơn nữa bằng cách khuyến khích các phương tiện truyền thông này đăng ký tài khoản chính thức. Những nội dung mà WeChat đăng tải đều phải thông qua kiểm duyệt của Trung cộng.
Báo cáo kêu gọi chính phủ Úc áp dụng các tiêu chuẩn cho WeChat giống với các công ty truyền thông Hoa Kỳ, đồng thời sửa đổi luật để đề cao tính minh bạch của kênh truyền thông nước ngoài. Các quan chức cao cấp của chính phủ cũng thừa nhận với Sydney Morning Herald rằng chính phủ Úc phải tăng cường nỗ lực để chống lại ảnh hưởng của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Trung Cộng đối với các kênh truyền thông Hoa Ngữ tại Úc.
Truyền thông được công nhận là “vị vua không vương miện” có quyền lực thứ 4, là nền tảng phản ánh dư luận; truyền thông có trách nhiệm và nghĩa vụ là đưa thông tin chân thực ra thế giới. Đa số các nước trên thế giới đều có quyền tự do ngôn luận; nhưng ở một Trung Quốc độc tài và toàn trị, Trung Cộng đã liên tục đàn áp suy nghĩ của người dân và bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Trong những năm qua, nanh vuốt quỷ đỏ đã vươn ra các kênh truyền thông lớn ở nước ngoài, làm cho chúng đi ngược lại với tính chuyên nghiệp và đạo đức báo chí, và âm mưu thao túng dư luận quốc tế của nó đã lộ rõ. Điều làm cho chúng ta phải lo lắng là đa số mọi người đều không nhận ra tình hình lại nghiêm trọng đến thế.
Trung tuần tháng 01/2009, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Trung Cộng họp bàn về công tác tuyên truyền đối ngoại, cho rằng việc xâm nhập và thao túng truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài đã có kết quả, nên quyết định chi số tiền lớn và tăng cường nhân lực để xâm nhập vào các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây, lấy đó làm bước đệm cho “chiến dịch tuyên truyền lớn ra bên ngoài” của Trung Cộng. Sau đó, nhiều kênh truyền thông Âu Mỹ bắt đầu “tự kiểm duyệt”, có hành động nối giáo cho giặc, trợ trụ vi ngược như che giấu sự thật và không cho xuất bản các báo cáo vạch trần các hành động xấu xa của Trung Cộng.
Vào tháng 9 năm nay, Văn phòng trung ương Trung Cộng cùng với văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành “ý kiến về việc tăng cường thúc đẩy hội nhập sâu rộng của truyền thông”. Ý kiến này cho rằng, “tăng cường kết nối kênh truyền thông với độc giả, xây dựng một kênh mà quần chúng không thể ly khai”. Trung Cộng đã tích hợp các phương tiện truyền thống như Internet, đài phát thanh và truyền hình với các phương tiện truyền thông mới như WeChat và TikTok, đồng thời sử dụng phương pháp được gọi là “phương tiện truyền thông tích hợp” để phổ biến một lượng lớn các tuyên truyền chính thức nhằm tẩy não dân chúng.
TikTok cung cấp nền tảng nhượng quyền sử dụng cho người dùng đăng tải các video ngắn, với 4 triệu người dùng mỗi ngày, những năm gần đây nó đã trở thành ứng dụng được người trẻ tuổi Trung Quốc đại lục yêu thích nhất. Nhưng, TikTok được xác nhận là phần mềm gián điệp, là một trong những công cụ theo dõi của Trung Cộng. Nhật Bản, New Zealand và các quốc gia khác đã đề xuất cấm phiên bản TikTok ở nước ngoài; Hoa Kỳ đưa ra hạn chót để hoàn thành giao dịch TikTok bản nước ngoài, nếu không nó sẽ bị cấm sử dụng; Ấn Độ đã tuyên bố đình chỉ sử dụng TikTok và hằng trăm phần mềm khác của Trung Quốc.
Ngày 15/9 năm ngoái, Washington Post đã trích dẫn một bài phân tích rằng, TikTok đã trở thành một trong những vũ khí hữu hiệu nhất trong cuộc chiến thông tin toàn cầu của Trung Cộng. Trong tình hình “dịch viêm phổi Vũ Hán” năm nay, Trung Cộng luôn lấy tuyên truyền làm thủ đoạn bưng bít che dấu sự thật, thoái thác trách nhiệm, TikTok đã phát tán một lượng lớn video ngắn cùng các kênh truyền thông lớn nói sai sự thật rằng “quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh tới Vũ Hán”, hoặc đưa ra những bình luận phân tích có vẻ “khách quan và chặt chẽ”, đưa thông tin sai lệch và phóng đại cho công chúng.
So với TikTok, WeChat là vũ khí dư luận còn nguy hiểm hơn của Trung Cộng. Ước chừng có khoảng một tỷ người sử dụng WeChat tại Trung Quốc, hầu như bao gồm hết những người dùng internet ở Trung Quốc. Năm 2014 Bộ công an Trung Cộng tiếp quản WeChat làm hậu đài phục vụ bộ máy của nó, đồng thời chặn toàn bộ kênh truyền thông quốc tế, làm cho WeChat trở thành mạng lưới giao tiếp duy nhất của người Trung Quốc, cho nên những Hoa Kiều chỉ có thể thông qua WeChat để liên lạc với người trong nước, do đó rơi vào cạm bẫy dư luận của Trung Cộng mà không hay biết.
Người xưa có câu: “Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám” (nghe nhiều phía thì sáng, tin một phía thì tối). Hãy suy nghĩ kỹ về mọi thứ, vì sự vâng lời mù quáng luôn mang đến nguy hiểm. Chỉ nghe tuyên truyền một phía của Trung Cộng, thì làm sao có thể phán đoán chính xác đúng sai? Nói thẳng ra, không thể tin được cả WeChat lẫn TikTok.
Quyền tự do ngôn luận luôn được coi là quyền cơ bản của con người và được pháp luật bảo vệ, chưa nói đến sự can thiệp của các lực lượng chính trị của các quốc gia khác. Truyền thông có thể có lập trường nhưng không thể không có đúng sai, đổi trắng thay đen, phải xóa bỏ những thiên kiến bài trừ tự do ngôn luận. Hiện có rất nhiều kênh thông tin truyền thông nước ngoài bị Trung Cộng kiểm soát và thao túng, cam chịu trở thành cơ quan ngôn luận của Trung Cộng, trở thành đồng phạm của tà ác làm hại thế nhân.
Ngày nay sách lược của thế giới tự do đối với Trung Cộng đã chuyển hướng thành “thất bại toàn diện”. Đây là thời điểm chính nghĩa cùng tà ác giao phong, các quốc gia cần phải đề cao cảnh giác, phòng họa khi nó còn chưa xảy ra, các cơ quan lập pháp nên lập tức sửa đổi những luật liên quan, không để cái loa truyền thông đỏ của Trung Cộng tẩy não đông đảo dân chúng.
Tất cả người Hoa trong và ngoài nước nên thanh tỉnh và nhận thức rõ ràng những hoa ngôn xảo ngữ, huyễn ảo mê hoặc của Trung Cộng, tìm kiếm truyền thông công chính, lắng nghe sự thật và coi trọng tự do tư tưởng. Chỉ có giữ vững lương tri cùng chính nghĩa, cắt đứt trói buộc cùng tẩy não của Trung Cộng thì chúng ta mới có thể thoát khỏi sự xâm nhập và kiềm chế của hồng ma, bảo đảm một môi trường lắng nghe khách quan và chân thực.
Gao Yi
Bích Liên biên dịch