Tiền kỹ thuật số của Trung Quốc đe dọa rủi ro bảo mật mà phương Tây không thể bỏ qua
Gần đây Bắc Kinh đã hoàn thành thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số theo cách có vẻ như vô hại. Tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, ĐCSTQ đã phân phát 10 triệu nhân dân tệ kỹ thuật số cho 50,000 người dân dưới dạng “phong bì đỏ” ảo, một dạng tặng quà kiểu như những phong bì tiền biếu tặng vào dịp Tết Nguyên đán.
Mặc dù “Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số” hay DCEP, là phiên bản tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành ở Trung Quốc, nhưng việc này là một điều hoàn toàn khác.
Trong hệ thống thanh toán điện tử truyền thống, các giao dịch chỉ có thể xảy ra giữa hai tài khoản ngân hàng hoặc hai tài khoản trên nền tảng thanh toán được liên kết với tài khoản ngân hàng. Với DCEP, các giao dịch xảy ra giữa hai ví DCEP và không ví nào cần phải được liên kết với ngân hàng hoặc một công ty thanh toán.
DCEP dường như phục vụ hai mục đích chính: một là tăng phạm vi tiếp cận quốc tế của đồng nhân dân tệ và trở thành đồng tiền toàn cầu hàng đầu, có khả năng thay thế đồng USD, trong khi mục đích khác là cho phép Bắc Kinh khai thác dữ liệu tài chính từ những người giao dịch bằng đồng tiền này.
Về mục tiêu thứ nhất, nỗ lực của Trung Quốc mở rộng áp dụng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu đã không thành công. Theo dữ liệu của SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu), tính đến tháng 9, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ với tư cách là đồng tiền thanh toán quốc tế thấp hơn 2%. Con số này hầu như không đổi so với một năm trước đó, báo hiệu rằng “thị phần” quốc tế của đồng nhân dân tệ đã chững lại.
Một công nghệ mới làm nền tảng cho đồng nhân dân tệ khó có thể làm tăng tính phổ biến của nó. Các quốc gia không sử dụng đồng nhân dân tệ không phải vì nó kém hơn về mặt kỹ thuật so với bất kỳ loại tiền tệ nào khác đang lưu hành; (mà vì) họ thích giao dịch bằng các loại tiền có tính thanh khoản, tự do chuyển đổi và được hỗ trợ bởi một nền kinh tế ổn định. DCEP không thể thay đổi mọi điểm yếu kém của nhân dân tệ.
Còn về sự tiện lợi kỹ thuật số thì sao?
Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng DCEP là một loại tiền điện tử (cryptocurrency), vì nó (được quản lý) tập trung và không chạy trên blockchain. Nó có chút tương đồng rất nhỏ với các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin. Đây là một hình thức thanh toán kỹ thuật số. Nhưng thế giới đã có các nền tảng thanh toán kỹ thuật số như PayPal và Venmo. Hiện đã có các giải pháp thanh toán di động bằng đồng nhân dân tệ rất hiện đại, chẳng hạn như Alipay và WeChat.
Từ quan điểm của người tiêu dùng, dường như không có lợi thế khi sử dụng DCEP, điều này khiến chúng ta nhớ đến một câu hỏi trọng tâm — DCEP đang cố gắng giải quyết vấn đề gì?
DCEP hóa ra là câu trả lời cho một câu hỏi mà không ai hỏi, ít nhất là không ai ngoài Trung Nam Hải.
Mọi người nhanh chóng đi đến kết luận rằng vấn đề là do không thể kiểm soát. Các giải pháp thanh toán có từ trước — giấy hoặc kỹ thuật số — không cung cấp cho ĐCSTQ mức độ kiểm soát và dữ liệu mà nó mong muốn. Cung tiền M0, đại diện cho lượng tiền mặt vật chất đang lưu hành, không thể truy xuất nguồn gốc và là mục tiêu để được thay thế bởi DCEP. Ngay cả Alipay và WeChat – có thể được truy xuất bởi Bắc Kinh – nhưng đầu tiên và hầu như (hoàn toàn) được kiểm soát bởi các doanh nghiệp kinh doanh chứ không phải ĐCSTQ.
Các mục tiêu được cho là quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và sự tiện lợi kỹ thuật số của Trung Quốc dường như chỉ là mồi nhử. Hoặc tốt nhất, chúng chỉ là mục tiêu thứ yếu. Kiểm soát dữ liệu — lúc đầu là giữa người tiêu dùng Trung Quốc, sau đó là người tiêu dùng quốc tế — có vẻ mới là mục tiêu chính.
DCEP có thể “tạo ra những cơ hội chưa từng có để giám sát”, theo một nghiên cứu gần đây do Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố.
Báo cáo của ASPI thừa nhận rằng DCEP của Trung Quốc không có khả năng trở thành nền tảng thanh toán toàn cầu chính thống. Tuy nhiên, các chính phủ phương Tây không thể bỏ qua mối đe dọa này.
Báo cáo cho biết: “Tác động ban đầu của một dự án DC/EP thành công sẽ chủ yếu ở trong nước, nhưng người ta đã suy nghĩ rất ít về tác động lâu dài và toàn cầu. DC/EP có thể được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua ví kỹ thuật số của khách du lịch Trung Quốc, sinh viên và doanh nhân. Theo thời gian, không phải là quá quắt khi suy đoán rằng nhà cầm quyền ĐCSTQ sẽ khuyến khích hoặc thậm chí bắt buộc người nước ngoài cũng phải sử dụng DC/EP cho một số loại giao dịch nhân dân tệ xuyên biên giới như một điều kiện để truy cập Thị trường Trung Quốc.”
Điều này sẽ khiến các nhà lãnh đạo phương Tây phải dừng lại, vắt tay lên trán và suy nghĩ về việc công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei ở Tây Bán cầu. Cuộc tranh luận về Huawei phần lớn do vấn đề rủi ro bảo mật – rằng Huawei sẽ cấp cho ĐCSTQ những dữ liệu nước ngoài.
Trên thực tế, Huawei đã công bố trong một bài đăng WeChat gần đây rằng Huawei Mate 40 mới sẽ là điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ phần cứng ví điện tử cho DCEP của Trung Quốc.
Vì vậy, DCEP của Trung Quốc là một hình thức thu thập dữ liệu táo bạo. Mỗi tách cà phê, giao dịch ngân hàng hoặc trả tiền cho bạn bè đều được ghi lại mà không xin phép và có thể được ĐCSTQ tận dụng. Và theo quan điểm của Trung Quốc, đó là một tính năng, không phải lỗi phần mềm.
Báo cáo của ASPI kết luận rằng, “Một DC/EP thành công có thể mở rộng đáng kể khả năng của đảng-nhà nước trong việc giám sát và định hình hành vi kinh tế vượt ra ngoài biên giới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Các ngân hàng trung ương phương Tây phải cảnh giác với các rủi ro về bảo mật và dữ liệu đối với đồng tiền kỹ thuật số mới của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Một giải pháp thanh toán và tiền tệ toàn cầu, một khi được sử dụng rộng rãi, sẽ khó có khả năng đảo ngược.
Đó là chiếc hộp Pandora mà các ngân hàng trung ương quốc tế không thể vô tình mở được.
Fan Yu là một chuyên gia về kinh tế – tài chính và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc kể từ năm 2015.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.