Thương mại song phương Nga-Trung tăng vọt trong bối cảnh chiến tranh Ukraine
Tăng trưởng xuất cảng của Trung Quốc chậm lại trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Hai nhưng vẫn đạt được khối lượng thương mại cao với Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra, dữ liệu chính thức cho thấy vào hôm 07/03.
Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết sản lượng của nước này đã tăng 16.3% trong tháng Một và tháng Hai so với một năm trước đó, đánh bại kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 15%. Thương mại song phương của nước này với Nga tăng 38.5% so với cùng thời kỳ năm ngoái — mức cao nhất trong hai tháng đầu năm kể từ năm 2010 — vượt 26 tỷ USD, theo tờ Nam Hoa Tảo Báo (South China Morning Post).
Dữ liệu hải quan cho thấy, xuất cảng của nước này sang Nga tăng 41.5% trong hai tháng đầu năm so với năm trước lên 12.6 tỷ USD, đứng đầu mức tăng trưởng so với các nước khác, trong khi nhập cảng từ Nga tăng 35.8%.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong thập niên qua, tuy nhiên thông cáo mới nhất được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang nhanh chóng bị đánh bại theo sau các lệnh trừng phạt quốc tế vì cuộc tấn công vào Ukraine hồi cuối tháng trước.
Sau khi phát triển mối quan hệ chặt chẽ trong những năm gần đây để chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, Bắc Kinh và Moscow hồi đầu tháng trước đã tuyên bố quan hệ đối tác “không có giới hạn” và không có lĩnh vực hợp tác nào “bị cấm”.
Vào ngày đầu tiên Nga xâm lược, Trung Quốc đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế nhập cảng đối với lúa mì của Nga, điều này có thể làm giảm các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nhà sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, cuộc xâm lược Ukraine cũng làm tăng thêm rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc.
Trước đó một ngày, nước này đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5.5% cho năm nay, mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Năm nay cũng [là năm] nhạy cảm về mặt chính trị, thể hiện qua việc lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách giành được một nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba phá vỡ tiền lệ vào mùa thu này.
Hôm 05/03, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết tại Bắc Kinh trong một báo cáo công việc hàng năm: “Chúng ta phải lấy ổn định kinh tế làm ưu tiên hàng đầu của mình.” Ông cho biết việc duy trì tăng trưởng xuất cảng ổn định ngày càng trở nên khó khăn hơn, cho rằng đó là do môi trường bên ngoài “bất ổn, nghiêm trọng và không chắc chắn”, nhưng đã tránh được cuộc khủng hoảng ở Đông Âu.
Hôm thứ Hai, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cũng cho biết nhập cảng đã tăng 15.5% trong hai tháng qua, giảm so với mức tăng 19.5% trong tháng Mười Hai và thấp hơn mức dự báo tăng 16.5%.
Cơ quan chính phủ này công bố dữ liệu thương mại gộp hai tháng để làm dịu những sai lệch do Tết Nguyên Đán gây ra, có thể rơi vào một trong hai tháng.
Hoạt động của nhà máy thường chậm lại đáng kể trong kỳ nghỉ lễ dài ngày khi công nhân trở về quê. Nhưng trong năm thứ ba liên tiếp, nhiều lao động nhà máy đã không trở lại vì lo ngại về COVID-19, đồng nghĩa với việc chỉ có một số nhà máy có thể tiếp tục hoạt động.
Bà Rita Li là phóng viên của The Epoch Times, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà bắt đầu viết cho ấn bản tiếng Trung vào năm 2018.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: